Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ là gì

Số lượt đọc bài viết: 3.754

Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ được biết đến là sự trình bày, đánh giá hay nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ. Đây cũng là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Vậy khi nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần lưu ý gì? Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ? Soạn bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ như nào?… Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết sau đây nhé!. 

Mục lục

  • 1 Khái niệm nghị luận về một đoạn thơ bài thơ 
  • 2 Các dạng nghị luận về một đoạn thơ bài thơ 
  • 3 Nghệ thuật trong cách làm nghị luận về 1 bài thơ đoạn thơ
    • 3.1 Ngôn ngữ thơ trong tác phẩm 
    • 3.2 Hình ảnh thơ trong tác phẩm 
    • 3.3 Nhạc tính, nhạc điệu trong thơ 
  • 4 Dàn ý cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ đoạn thơ
    • 4.1 Các thao tác chuẩn bị
    • 4.2 Tìm hiểu bố cục cho bài viết
    • 4.3 Đọc lại và chỉnh sửa bài viết

Khái niệm nghị luận về một đoạn thơ bài thơ 

Nghị luận chính là thao tác nhằm mục đích trình bày quan điểm, thuyết phục người nghe, người đọc về một vấn đề, góc độ nào đó của người viết người nói. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cũng là bài viết nhằm mục đích thể hiện quan điểm của người viết, người nói về bài thơ, đoạn thơ. Đối với yêu cầu nghị luận về đoạn thơ, bài thơ thì đối tượng cần nghị luận chính là bài thơ, đoạn thơ. 

Các dạng nghị luận về một đoạn thơ bài thơ 

Có ba dạng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ như sau: 

  • Dạng 1: Đó có thể là trình bày quan điểm về cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
  • Dạng 2: Đó là nghị luận về một khía cạnh nào đó của đoạn thơ, bài thơ
  • Dạng 3: Đó là đánh giá một ý kiến, nhận định về bài thơ, đoạn thơ đó

Nhưng đối với bất cứ yêu cầu nào, bạn cũng cần phải làm rõ được yêu cầu của đề. Và khi phân tích cần phải căn cứ vào ngôn ngữ, hình ảnh, tư tưởng cũng như nghệ thuật để làm rõ vấn đề. Bởi tác phẩm văn học được kết cấu bằng ngôn ngữ nghệ thuật mà tác giả đã chắt lọc và qua đó đã phản ánh tư tưởng quan điểm của tác giả. Do vậy, nếu chỉ phân tích bề mặt tác phẩm một cách hời hợt thì không thể nào chạm vào chiều sâu tư tưởng mà tác giả đã gửi gắm vào tác phẩm. Nhưng thơ lại có những điểm đặc biệt so với các thể loại khác bởi nhiều yếu tố. Điều quan trọng của truyện ngắn, tiểu thuyết đó là cốt truyện còn điều quan trọng của thơ chính là nhạc tính của thơ.

Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ là gì
Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Nghệ thuật trong cách làm nghị luận về 1 bài thơ đoạn thơ

Ngôn ngữ thơ trong tác phẩm 

Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhạc sĩ dùng giai điệu âm thanh để viết nên những khúc hát làm say đắm lòng người, diễn viên múa dùng hình thể để truyền tải thông điệp thì nhà văn nhà thơ lại dùng ngôn ngữ để gửi gắm nỗi lòng của mình.

Thơ cũng như bất kỳ tác phẩm văn học nào khác cũng được cấu thành từ ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong cuộc sống được chắt lọc một cách tinh tế. Người nghệ sĩ như một người thợ chữ tẩn mẩn lựa chọn từng con chữ để tạo nên đứa con tinh thần của mình. Đôi khi chỉ một từ ngữ nhưng cũng đủ gợi mở nhiều điều…

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

(Sang thu – Hữu Thỉnh)

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh cũng viết về đề tài thiên nhiên mùa thu, nhưng mùa thu mà Hữu Thỉnh lựa chọn lại là khoảnh khắc đầu thu. Đầu thu là khoảnh khắc giao mùa. Thu mới chớm nên những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu tuy đã xuất hiện nhưng vẫn còn rất nhẹ nhàng. Phải là một người tinh tế lắm mới có thể nhận ra được dấu hiệu giao mùa ấy.

Bài thơ chỉ mờ đầu bằng một từ “bỗng” nhưng đã thể hiện nhiều điều. Đó là giây chợt nhận ra mùa thu đã đến vừa có cái nhanh chóng thay đổi của thời gian, vừa có cái bất ngờ thích thú khi nhận ra thời khắc giao mùa. Đó chính là cái hay cái tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Ngoài ra, còn phải lưu ý đến các kết hợp đặc biệt của ngôn ngữ. Nhà thơ mang đến những kết hợp ngôn ngữ có phần đặc biệt, độc đáo mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà thơ.

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Trong đoạn thơ trên, không thể không nhắc đến kết cấu “mùa em”. Thường khi kết hợp với từ mùa ta sẽ kết hợp các từ về thiên nhiên như mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa chôm chôm, mùa bưởi, mùa sầu riêng, nhưng ở đây Quang Dũng lại kết hợp từ mùa với đại từ nhân xưng – em. Một điều tưởng chừng vô lí nhưng chính là sáng tạo của ông. Tìm hiểu đoạn thơ, ta liên tưởng đến những gì đẹp nhất, tràn đầy sức sống nhất. Vậy khi nói “mùa em” đó là nhắc đến thời điểm tươi đẹp nhất của em, tràn đầy sức sống nhất là lúc em đẹp nhất trong cuộc đời này. Vậy trong kết cấu này, tác giả muốn nhấn mạnh đến vẻ đẹp của em. Tuy mộc mạc đơn sơ nhưng vẻ đẹp ấy cũng đủ lay động lòng anh.

Hình ảnh thơ trong tác phẩm 

Hình ảnh trong thơ ca được tác giả khắc họa trong thơ ca không chỉ là thiên nhiên, con người mà còn là cách tác giả nhìn nhận đánh giá cuộc sống. Cảnh sắc thiên nhiên vẫn thế nhưng quan trọng là cách tác giả nhìn nhận và phản ánh hình ảnh ấy vào sáng tác của mình. Như cùng viết về mùa xuân, nhưng mỗi tác giả sẽ có một góc nhìn riêng. Như Nguyễn Du viết về mùa xuân nhưng lại lựa chọn những hình ảnh nhẹ nhàng không kém phần thanh thoát tinh tế.

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Còn Thanh Hải lại lựa chọn khung cảnh mùa xuân có phần mộc mạc tươi trẻ hơn

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)

Sự khác biệt không chỉ đến từ thời đại mà còn đến từ góc nhìn của mỗi nhà thơ. Hình ảnh được đưa vào thơ mang đậm dấu ấn lựa chọn của tác giả. Hình ảnh thơ chính là lăng kính chủ quan của nhà thơ, là góc nhìn của nhà thơ về một vấn đề, một sự việc. Cho nên tuy cùng viết về một vấn đề những mỗi nhà thơ lại đưa người đọc đến những trải nghiệm khác nhau.

Nhạc tính, nhạc điệu trong thơ 

Nhạc điệu chính là thứ nhịp điệu phát ra từ thơ. Nhạc điệu ấy được xây dựng bằng ngôn ngữ và còn bằng cả cảm xúc của nhà thơ. Sự phối hợp về mặt ngữ âm, cách ngắt nhịp. Như trong câu thơ:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Câu thơ được ngắt nhịp 4/3 khiến cho người đọc có cảm giác câu thơ bị bẻ đôi. Ngoài cách ngắt nhịp, ta còn thấy tác giả đã lặp lại hai từ “dốc” khiến người đọc nhận thấy sự trắc trở của con dốc mà những người lính tây tiến trong hành trình vượt khó. 

Câu thơ hầu như chỉ toàn thanh trắc nên càng tăng thêm sự khó khăn trong hành trình của người lính với con dốc càng tăng thêm sự mệt nhọc trong từng hơi thơ của người lính. Nhưng kết thúc bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên tây tiến là một khung cảnh nên thơ với câu thơ chỉ toàn thanh bằng.

Dàn ý cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ đoạn thơ

Các thao tác chuẩn bị

  • Trước khi tiến hành phân tích yêu cầu đề cần phải đọc kỹ bài thơ, đoạn thơ, để xác định các yếu tố sau”.
    • Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ / vị trí của đoạn thơ.
    • Nội dung chính, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ, đoạn thơ.
    • Các yếu tố, dấu ấn độc đáo về nghệ thuật như ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
    • Phong cách nghệ thuật của tác giả.
  • Phân tích yêu cầu đề: vấn đề quan trọng mà đề yêu cầu phân tích là gì (nội dung, nghệ thuật).
  • Lựa chọn thao tác phù hợp.
  • Lập dàn ý cụ thể cho bài viết. 

Tìm hiểu bố cục cho bài viết

Bài phân tích hay nghị luận về một đoạn thơ bài thơ thường gồm ba phần chính như sau: 

  1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
  2. Thân bài:
  • Giới thiệu sơ nét về tác giả, tác phẩm.
    • Sơ nét về tác giả như cuộc đời, sự nghiệp sáng tác.
    • Sơ nét về tác phẩm như hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể thơ, cảm hứng sáng tác.
    • Sơ nét về nội dung, bố cục bài thơ / đoạn thơ.
  • Phân tích tác phẩm để làm rõ yêu cầu của đề: khi phân tích cần chú ý cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
  • Đánh giá về nội dung, nghệ thuật và tư tưởng mà tác gải gửi gắm qua tác phẩm

   3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của bài thơ/ bài thơ.

Đọc lại và chỉnh sửa bài viết

Đây là bước cuối cùng trong cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. Bạn cần lưu ý đọc và chỉnh sửa lại bài viết để tránh mắc các lỗi chính tả. 

DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp những kiến thức hữu ích về chủ đề nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. Mong rằng bạn đã tìm thấy kiến thức cho riêng mình trong bài viết của chúng tôi. Nếu có bất cứ thắc mắc cũng như đóng góp gì liên quan đến chuyên đề nghị luận về một đoạn thơ bài thơ, đừng quên để lại ở nhận xét bên dưới để cùng chúng tôi trao đổi thêm nhé. Chúc bạn luôn học tập tốt!. 

Xem thêm:

  • Nghị luận Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
  • Nghị luận về ý chí nghị lực của con người trong cuộc sống
  • Nghị luận xã hội về lòng yêu nước của thanh niên hiện nay
  • Nghị luận xã hội về giá trị của bản thân [Bài viết Ý NGHĨA nhất]
  • Bài văn Nghị luận xã hội suy nghĩ về lời xin lỗi trong cuộc sống
  • Bài văn Nghị luận xã hội Suy nghĩ của em về tình mẫu tử [HAY NHẤT]
  • Trình bày suy nghĩ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
  • Nghị luận xã hội về niềm tin trong cuộc sống – Sức mạnh của niềm tin
  • Nghị luận xã hội về tuổi trẻ và tương lai đất nước [Bài viết hay Ý NGHĨA]
  • Bài văn hay Nghị luận xã hội về tình cảm gia đình – Cảm nghĩ về gia đình
  • Nghị luận xã hội về đức tính giản dị của con người [Bài viết Học Sinh Giỏi]
  • Trình bày suy nghĩ và Nghị luận xã hội về tình phụ tử [TOP bài HAY NHẤT]
  • Viết đoạn văn về tình yêu thương con người [Bài Nghị luận xã hội HAY NHẤT]
  • Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh chị về Lời Cảm Ơn
  • Nghị luận về ý kiến của M.Gocki “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” [HAY NHẤT]
  • Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là gì? Dẫn chứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du

Please follow and like us: