Người việt nói 3 từ xin lỗi cám ơn và năm 2024

Cảm ơn và xin lỗi là câu cửa miệng trong văn hóa của người phương Tây, rồi người Nhật. Vì trẻ em được tiếp xúc từ nhỏ, được nghe hàng ngày nên sẽ làm theo rất tự nhiên, trở thành nếp sống. Ngược lại, người Việt lại thường khá ngại ngùng khi nói những lời này. Thường ngày, cha mẹ hay dặn dò con cái phải biết cảm ơn, xin lỗi nhưng lại ít khi chủ động làm gương nói ra.

TẠI SAO TRẺ EM VIỆT NAM LẠI ÍT NÓI CẢM ƠN VÀ XIN LỖI?

“Bé Hoa được bác hàng xóm tặng một chiếc bánh ngon bác mới làm, Hoa vui vẻ:

Bánh ngon quá! Cháu cảm ơn bác ạ!

Thì bác hàng xóm lại nói:

Không phải cảm ơn. Khách sáo quá!

Hay khi bé làm đổ nước ra sàn nhà, bé vừa khóc vừa mếu máo nói:

Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!

Nhưng đáp lại là cơn thịnh nộ:

Mẹ đã bảo bao nhiêu lần là không được chạy lung tung cơ mà. Bẩn hết sàn nhà rồi. Con với cái hư quá.”

Nếu thấy những mẩu hội thoại như trên là bình thường thì chắc hẳn chúng ta đều có thể lý giải được tại sao trẻ em Việt Nam lại ít nói cảm ơn & xin lỗi đến thế. Khi chúng ta coi việc cảm ơn là khách sáo, khi trẻ xin lỗi nhưng lại tiếp tục bị mắng mỏ và trừng phạt thì chính trẻ sẽ hiểu sai ý nghĩa, từ đó coi nhẹ hoặc không thật tâm muốn muốn làm điều đó. Cha mẹ hãy giáo dục trẻ em biết nói lời xin lỗi, cảm ơn.

Câu nói: Cảm ơn và xin lỗi

Cảm ơn và xin lỗi là câu cửa miệng trong văn hóa của người phương Tây, rồi người Nhật. Vì trẻ em được tiếp xúc từ nhỏ, được nghe hàng ngày nên sẽ làm theo rất tự nhiên, trở thành nếp sống. Ngược lại, người Việt lại thường khá ngại ngùng khi nói những lời này. Thường ngày, cha mẹ hay dặn dò con cái phải biết cảm ơn, xin lỗi nhưng lại ít khi chủ động làm gương nói ra. Chưa kể có một ngầm định là trẻ con làm sai phải xin lỗi người lớn, người ít tuổi xin lỗi người lớn tuổi chứ hiếm khi có chiều ngược lại. Như vậy sẽ khiến trẻ không phục, không làm theo hoặc có làm cũng chỉ là gượng ép, đối phó. Khi chính chúng ta cũng không sẵn sàng xin lỗi, không cởi mở và tôn trọng trẻ thì làm sao con hiểu được cách cha mẹ dạy trẻ kỹ năng sống có thể thấy xin lỗi và cảm ơn là điều cần thiết nên làm?

Cảm ơn và xin lỗi không hề khách sáo mà nếu được người lớn hiểu đúng và chỉ dạy cho con ngay từ nhỏ thì đó sẽ là nền tảng đầu tiên cho lòng biết ơn, cho lòng dũng cảm, cho tinh thần dám thừa nhận lỗi sai và sửa chữa sai lầm. Hai từ vô cùng đơn giản nhưng lại thể hiện rõ ứng xử văn hóa của một con người, là biểu hiện của thái độ khiêm tốn, lịch sự, biết ơn, biết mình biết người, từ đó tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Thế nhưng, để nuôi dạy được một em bé chân thành, lịch sự thì trước hết, chính bố mẹ và người lớn phải làm gương, để những lời cảm ơn, xin lỗi trở nên tự nhiên như một thói quen trong cuộc sống của con trong hành trình giáo dục trẻ em tốt nhất nhé!

Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cám ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Đặc biệt tại môi trường công sở, khi công việc được giải quyết bằng sự phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần.

Người việt nói 3 từ xin lỗi cám ơn và năm 2024

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Thậm chí thường ngày khi cha mẹ dặn dò con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng đôi khi lại ít chủ động làm gương trong việc nói những lời ấy.

Người việt nói 3 từ xin lỗi cám ơn và năm 2024

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Những cách để lời xin lỗi đạt được hiểu quả cao nhất:

+ Dành thời gian để xác định bản thân đã làm gì có lỗi.

+ Sử dụng những từ ngữ rõ ràng để diễn tả suy nghĩ và tình cảm của bạn.

+ Cho đối phương thấy bạn đã hiểu được lỗi lầm của bản thân và cảm thông với sự giận của họ. Đừng cố gắng biện minh và đừng đổ lỗi.