Nguyên nhân tím trung ương

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Facebook Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 本地
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

1) Tím trung ương (central cyanosis)

  • Đặc trưng bằng sự giảm nồng độ bão hoà oxy máu động mạch (SaO2) do luồng thông phải-trái trong tim hoặc do tổn thương chức năng phổi
  • Tím trung ương xuất hiện khi nồng độ trung bình của hemoglobin khử ở máu mao mạch ≥ 4 g/dL (hoặc nồng độ methemoglobin ≥ 0,5 g/dL)
  • Các nguyên nhân thường gặp
    (i) Bệnh tim bẩm sinh có shunt phải-trái: tứ chứng Fallot, thông liên nhĩ với shunt phải-trái tạm thời, nghẽn đường ra thất phải ở bệnh nhân thông liên thất,…
    (ii) Methemoglobin bẩm sinh hoặc mắc phải, do phản ứng phụ của một số loại thuốc như Dapsone hay các chế phẩm chứa nitrite (nitroglycerin).
    (iii) Bệnh lý nhu mô phổi hoặc một số bệnh gây ức chế hệ thần kinh trung ương
  • Triệu chứng LS
  • Thường chỉ phát hiện được tím khi SaO2 giảm dưới 85%
  • Biểu hiện tím ở toàn bộ cơ thể, bao gồm cả những vùng ấm, được tưới máu nhiều như kết mạc, niêm mạc trong khoang miệng,…
  • Tím nặng hơn khi gắng sức
  • Thường có móng tay khum, đầu chi dùi trống.
    -CLS
    SaO2-PaO2 giảm; Hct tăng; Hb khử / máu tăng; MetHb máu tăng

2) Tím ngoại biên (peripheral cyanosis)

  • Thường là tổn thương thứ phát do co thắt mạch máu dưới da
  • Nguyên nhân
  • Giảm cung lượng tim (suy tim, nhất là suy tim phải)
  • Tiếp xúc với không khí lạnh, nước lạnh
  • Bệnh mạch máu ngoại vi (VD: hội chứng Raynauld)
  • Triệu chứng LS
  • Biểu hiện ở những vùng da ít được tưới máu như các đầu chi, mũi,…
  • Xuất hiện cả khi nghỉ ngơi. Khi gắng sức, tình trạng tím không tăng thêm nhiều
    -CLS thường thì SaO2-PaO2 bt hoặc giảm.
  • Nguồn: CHIA SẺ Y KHOA

Định nghĩa: Nồng độ hemoglobin khử trong hệ thống tuần hoàn vượt quá 50 g/L gây ra sắc xanh
ở da và/hoặc niêm mạc gọi là TÍM.
Tím trung ương
Gây ra do giảm bão hòa oxy máu động mạch, thường thể hiện khi bão hòa oxy <= 85% hoặc
<=75% ở người da sậm. Cơ chế:
- Rối loạn chức năng hô hấp: thông khí phế nang kém hoặc rối loạn khuếch tán oxy, thường gặp ở
viêm phổi, phù phổi và COPD. Trong COPD có tím, thường gặp đa hồng cầu.
- Shunt mạch máu: Shunt mạch máu làm máu tĩnh mạch pha vào máu động mạch có thể gây tím,
thường do bệnh tim bẩm sinh hoặc thông động tĩnh mạch phổi.
- Giảm oxy hít vào: Tím có thể xuất hiện khi lên độ cao > 2400m.
- Bất thường về Hb: Met-Hb, Sulf-Hb, và Hb đột biến làm giảm ái lực với oxy.
Tím ngoại biên
Xảy ra khi bão hòa oxy máu động mạch bình thường nhưng lượng oxy giải phóng từ máu mao
mạch tăng, gây ra bởi giảm tưới máu khư trú. Nguyên nhân do co mạch do tiếp xúc với lạnh, giảm
cung lượng tim (trong shock), suy tim, và các bệnh mạch máu ngoại vi có kèm tắc động mạch hoặc
co mạch. Tăng áp lực tĩnh mạch địa phương (ví dụ, viêm tĩnh mạch huyết khối) hoặc trung ương
(ví dụ, viêm ngoại tâm mạc co thắt) làm nặng thêm triệu chứng tím.
Tiếp cận bệnh nhân có triệu chứng tím
- Thu thập thông tin về quá trình xuất hiện tím (tím từ khi sinh gợi ý bệnh tim bẩm sinh) và sự
phơi nhiễm (hóa chất, thuốc có thể gây bất thường về Hb).
- Phân biệt tím ngoại biên và tím trung ương bằng việc khám móng tay, môi và niêm mạc. Tím
ngoại biên thường rõ ở móng tay và có thể giảm đi khi làm ấm chi.
- Phát hiện dấu hiệu móng tay khum. Dấu hiệu này có thể do di truyền, vô căn hoặc mắc phải; liên
quan đến nhiều rối loạn khác nhau, bao gồm: ung thư phổi nguyên phát và di căn, viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn, giãn phế quản, và xơ gan. Móng tay khum và tím đi kèm với nhau thường gặp
trong bệnh tim bẩm sinh và thường kèm theo bệnh phổi (abscess phổi, shunt động tĩnh mạch phổi
nhưng KHÔNG đi kèm bệnh phổi tắc nghẽn không có biến chứng).
- Khám ngực để phát hiện dấu hiệu của bệnh phổi, phù phổi hoặc các tiếng thổi gặp trong bệnh tim
bẩm sinh.
- Nếu tím khư trú ở một chi, đánh giá tình trạng tắc mạch ngoại biên.
- Làm khí máu động mạch để đo độ bão hòa oxy máu. Làm lại khi bệnh nhân thở oxy nồng độ

100%; nếu độ bão hòa không tăng lên > 95%, có thể nghĩ đến nguyên nhân do shunt mạch máu
làm máu không đi qua phổi (ví dụ, shunt phải - trái ở tim).
- Đánh giá Hb bất thường bằng điện di Hb, đo phổ Hb và đo nồng độ Met-Hb.