Những món be không nên an sau chích ngừa

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.

TS. Nguyễn Văn Cường, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) lưu ý các bậc cha mẹ về việc không nên làm sau tiêm chủng, đó là sử dụng thuốc không theo chỉ định của cán bộ y tế, bao gồm sử dụng thuốc hạ sốt; chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Chuyên gia cũng lưu ý thêm, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Không có chống chỉ định tiêm vắc xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng. Cha mẹ cũng cần phải chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Theo TS. Nguyễn Văn Cường, phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin là đau tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ, sốt nhẹ (dưới 38,5oC), một số vắc xin (như sởi - rubella có thể có phát ban 7 - 10 ngày sau tiêm chủng, chiếm khoảng 2% các trường hợp).

Hiếm gặp các phản ứng nặng: co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc ...) kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

Những món be không nên an sau chích ngừa

 Bà mẹ cần lưu ý những hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm chủng

“Nguyên tắc chung” cho tiêm chủng an toàn

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib... Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn, 100% các lô sản phẩm được kiểm định. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ, người chăm trẻ cần lưu ý:

-  Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.

- Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.

- Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.

- Khi trẻ sốt, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

 - Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

-  Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái ... các bà mẹ cần đưa  ngay trẻ tới cơ sở y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Dự án TCMR

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã phê duyệt vaccine Pfizer COVID-19 cho trẻ em 5 đến 11 tuổi.

TS Neelofar K. Butt, thành viên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, về cơ bản trẻ em từ 12-17 tuổi khi tiêm vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 có thể gặp các tác dụng phụ tương tự như những người từ 18 tuổi trở lên.

Tất cả những tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất này đều nhẹ. Trong các thử nghiệm vaccine, hầu hết trẻ em bị đau cánh tay tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và ớn lạnh, rất giống với những gì đã thấy ở người lớn.

Các triệu chứng thường biến mất sau một hoặc hai ngày. Vì vậy, không cần phải lo lắng về bất kỳ triệu chứng nhẹ nào trong số những triệu chứng nhẹ này, vì chúng sẽ tồn tại trong thời gian ngắn và là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của con bạn đang sẵn sàng để đối đầu với virus trong tương lai. TS Daniel Cohen, bác sĩ nhi khoa tại Westmed Medical cho biết.

Vậy làm thế nào để ứng phó với các triệu chứng có thể gặp trong 24 đến 48 giờ đầu sau khi tiêm vaccine.

Những món be không nên an sau chích ngừa

Các triệu chứng thường gặp sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ thường là nhẹ.

2. Trẻ em nên ăn gì và uống gì trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19

2.1 Trước khi tiêm trẻ nên ăn gì?

Không có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể làm cho vaccine hoạt động tốt hơn. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn như bình thường trước khi chúng được hẹn tiêm vaccine bao gồm: Nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và protein nạc.

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là rất quan trọng, nhưng hãy đặc biệt lưu ý đến việc cung cấp đủ nước cho cơ thể vào ngày tiêm phòng. Cung cấp đủ nước giúp chống lại sự mệt mỏi và đau nhức cơ bắp, hai tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêm chủng, TS Neelofar K. Butt cho biết.

Nước có thể là nước lọc, nước trái cây, sinh tố, nước dừa…

Những món be không nên an sau chích ngừa

Bổ sung đủ nước cho trẻ khi tiêm phòng.

2.2 Sau khi tiêm vaccine COVID-19

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tác dụng chống viêm.

Theo TS Butt, thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng sau tiêm chủng. Vì vậy, có thể cho trẻ ăn món "súp" (như súp gà) và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (như rau xanh, hoa quả), thực phẩm được chế biến với nghệ (một gia vị vốn nổi tiếng với đặc tính chống viêm).

Nếu sau tiêm chủng trẻ sốt (trên 38,5 độ C) hoặc/và đau đầu có thể cho dùng acetaminophen hoặc ibuprofen (với điều kiện là trẻ không có tình trạng bệnh lý mà những loại thuốc này sẽ bị chống chỉ định). Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều lượng cho từng độ tuổi. Tuân thủ khoảng cách dùng thuốc từ 4-6 giờ/lần (nếu vẫn còn đau, sốt).

Thuốc chủng ngừa COVID -19 là an toàn và hiệu quả ở trẻ em. Vaccine Pfizer có hiệu quả hơn 90% đối với bệnh có triệu chứng ở nhóm tuổi này. Tiêm phòng là công cụ tốt nhất để giữ an toàn cho trẻ em khỏi COVID-19 và tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp giảm thiểu số trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng, TS Butt nhấn mạnh.

Tránh ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19 là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Từ đó, nhiều thông tin về các loại thực phẩm, thức uống mà người sau tiêm vaccine COVID-19 không nên ăn được lan truyền, người này mách người kia như: kiêng ăn trứng, kiêng uống cafe...

Có nên kiêng ăn trứng sau tiêm vaccine COVID-19?

Sau tiêm vaccine COVID-19, có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm mà chúng ta không bị dị ứng. Đặc biệt, nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Thông tin cần kiêng ăn trứng sau tiêm vaccine COVID-19 do trứng chứa nhiều chất đạm và sẽ ngăn chặn hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch là hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Chất đạm là một yếu tố rất cần thiết để hệ miễn dịch của con người hoạt động hiệu quả sinh ra kháng thể. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine COVID-19, cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, tinh bột, rau xanh, trái cây… để có được một sức khỏe thật tốt, khi đó hệ miễn dịch mới hoạt động hiệu quả và tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccine COVID-19, một số người sẽ có các phản ứng khó chịu như sốt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nổi hạch… Do đó, nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp…

Ngoài ra, mọi người có thể uống nước lá tía tô, ăn cháo với tía tô rất hiệu quả với phản ứng sốt sau tiêm vaccine COVID-19.

Những món be không nên an sau chích ngừa

Sau tiêm vaccine không cần phải kiêng ăn trứng.

Nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, đặc biệt là khi có tình trạng sốt sau tiêm vaccine COVID-19 nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Có thể lựa chọn các loại thực phẩm như:

1. Cá

Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

2. Thịt gà

Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein và có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho những người bị đái tháo đường và tăng huyết áp. Có thể ăn 2-3 lần/tuần sau khi tiêm phòng.

3. Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Sau tiêm vaccine COVID-19 nên bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngô…

5. Bổ sung thêm vi chất

Những vi chất được xác định là thiết yếu trong quá trình phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, A, E, B6, kẽm, selenium, sắt và chất đạm (gồm axit amin Glutamine). Các nhóm chất này hoạt động như chất chống ôxy hóa để bảo vệ tế bào khỏe mạnh và hỗ trợ việc phát triển cũng như các hoạt động của tế bào miễn dịch và sản sinh kháng thể. Thiếu một trong các chất dinh dưỡng này có thể thay đổi hệ miễn dịch.

Những thực phẩm có nhiều các loại vitamin và khoáng chất này là gan gà, gan lợn, gan bò, gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa...

Các loại rau củ như: Gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau dền cơm, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa, đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ôliu…

Những món be không nên an sau chích ngừa

Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người sau tiêm vaccine.

6. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Những thực phẩm như rau xanh, nghệ, tỏi, hành tây có nhiều dưỡng chất, đồng thời cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều trái cây tươi hay uống nước trái cây giàu vitamin C, A (như cam, dâu, táo, chanh …).

Chế độ ăn giàu chất xơ thực vật với đa dạng trái cây, rau xanh, hạt nguyên cám và rau củ cũng góp phần hỗ trợ sự phát triển và duy trì hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Hệ lợi khuẩn đường ruột được chứng minh giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể.

Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh hàng ngày từ 200-300g/người/ngày, quả chín từ 100-200g/người/ngày.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, không nên bỏ bữa, nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt băm, đậu xanh... hay thay thế bằng một ly sữa và chia nhỏ bữa ăn. Không vì bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19 mà chán ăn, bỏ ăn, cần cố gắng duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Hành khách tiêm 1 mũi vaccine có thể đi lại bằng đường hàng không, đường sắt.