Những vấn de cơ bản nhà nước và pháp luật

Chuyên đề 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTI. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC1. Nguồn gốc nhà nướca. Các học thuyết phi Mac xit về nguồn gốc nhà nướcCó nhiều quan điểm giải thích sự ra đời của nhà nước, đó là:- Thuyết thần quyền cho rằng Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, sáng tạo ra nhà nước,nhà nước là lực lượng siêu nhiên, bất biến và điều này có nghĩa là quyền lực nhà nước là vĩnh cữu,sự phục tùng quyền lực đó là cần thiết và tất yếu.- Thuyết Gia trưởng cho rằng nhà nước ra đời chính là kết quả của sự phát triển của gia đìnhvà quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lựcnhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng lên, là hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loàingười.- Thuyết Khế ước xã hội cho rằng nhà nước là sản phẩm của một bản hợp đồng (khế ước) vôhình giữa các thành viên trong xã hội chưa có nhà nước, nó được ký kết trước hết là giữa những conngười sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Vì vậy, nhà nước phản ánh lợi ích của cácthành viên trong xã hội và mỗi thành viên trong xã hội đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ,bảo vệ lợi ích của họ.Bên cạnh đó còn một số thuyết khác nhau giải thích sự ra đời của nhà nước như thuyết bạolực, thuyết tâm lý …b. Học thuyết Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nướcQuan điểm Mác – Lenin cho rằng nhà nước không tự nhiên hình thành và mất đi, nhà nướclà sản phẩm của sự phát triển trong xã hội loài người, nhà nước xuất hiện và tiêu vong khi nhữngđiều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn.Theo quan điểm Mác – Lenin xã hội loài người trãi qua 5 hình thái kinh tế xã hội, ở hìnhthái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có nhà nước nhưng chính sự vận động và phát triểncủa hình thái kinh tế xã hội này xuất hiện các nguyên nhân làm ra đời nhà nước. Như vậy, để tìmhiểu nguồn gốc nhà nước chúng ta đi nghiên cứu xã hội cộng sản nguyên thuỷ.Chế độ cộng sản nguyên thuỷ và quyền lực thị tộc- Cơ sở kinh tế của chế độ cộng sản nguyên thuỷ là chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuấtvà bình đẳng trong việc phân chia sản phẩm lao động. Do công cụ lao động thô sơ, nhận thức vềthiên nhiên yếu kém, năng suất lao động thấp, sự bất lực trước thiên nhiên và điều kiện sống khắcnghiệt buộc con người tập hợp thành tập thể lao động lao động chung cho nên sở hữu chung về tưliệu sản xuất và bình đẳng với nhau trong việc phân chia sản phẩm lao động làm ra.- Cơ sở xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là tổ chức thị tộc. Thị tộc được tổ chứctheo huyết thống, là tổ chức lao động sản xuất, mọi người đều bình đẳng, không có đặc quyền đặclợi, tồn tại phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, luac1 đầu theo chế độ mẫu hệ sauđó chuyển dần sang chế độ phụ hệ.- Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ mang tính xã hội, được tổ chức và phục vụcho cả cộng đồng. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọngcủa thị tộc như tổ chức sản xuất, tiến hành chiến tranh, giải quyết tranh chấp… Hội đồng thị tộc bầura những người đứng đầu thị tộc (tù trưởng, tộc trưởng…) thực hiện quản lý các công việc chung.Những người đứng đầu thị tộc có quyền lực dựa vào tập thể cộng đồng và đặc biệt không có đặcquyền đặc lợi nào so với cộng đồng.Quyền lực xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy có các đặc điểm sau:+ Không tách rời khỏi xã hội mà thuộc về xã hội, hòa nhập với xã hội, do toàn bộ xã hội tổchức ra;+ Phục vụ lợi ích của cả cộng đồng;+ Không có bộ máy riêng để thực hiện sự cưỡng chế.Sự tan rã của tổ chức thị tộc và nhà nước ra đời.Sự phân công lao động trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là nguyên nhân làm cho hình tháikinh tế xã hội này tan rã. Cụ thể qua 3 lần phân công lao động trong xã hội này:Lần thứ 1. Chăn nươi tách ra khỏi trồng trọt trở thành ngành độc lập.Lần thứ 2. Thủ công nghiệp hình thành và tách ra khỏi nông nghiệp.Lần thứ 3. Sự ra đời của sản xuất hàng hoá dẫn đến thương nghiệp ra đời và phát triển.Sự phát triển của xã hội qua 3 lần phân công lao động xuất hiện các giai cấp đối kháng nhauvề quyền lợi từ đó mâu thuẩn với nhau về quyền lợi kinh tế, dần hình thành nên các giai cấp đốikháng với nhau, cho nên việc quản lý xã hội dưới hình thức thị tộc không còn phù hợp nữa, đòi hỏiphải có một tổ chức mới phát triển về chất quản lý xã hội và quyền lực luôn thuộc về giai cấp thốngtrị. Đó là giai cấp nắm quyền lực kinh tế.Như vậy, khi xuất hiện các giai cấp đối kháng nhau về quyền lợi thì xã hội xuất hiện mâuthuẩn giai cấp, và khi mâu thuẩn giữa các giai cấp này gay gắt đến mức không thể điều hoà đượccần phải có một giai cấp đứng ra giải quyết mâu thuẩn này thông qua một tổ chức có quyền lực, tổchức đó là nhà nước. Đồng thời với sự ra đời của nhà nước thị tộc tan rã.2. Bản chất của nhà nướca. Tính giai cấp của nhà nướcLàm rõ bản chất nhà nước tức là xác định nhà nước đó là của ai? Do giai cấp nào tổ chức vàlãnh đạo và nó phục vụ trước hết và chủ yếu cho lợi ích của giai cấp nào? Xuất phát từ phân tíchnguồn gốc nhà nước có thể khẳng định về bản chất nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấpnày đối với giai cấp khác, là bộ máy để duy trì sự thống trị. Quyền lực nhà nước nằm trong tay giaicấp thống trị và giai cấp thống trị dùng quyền lực này để trấn áp các giai cấp khác trong xã hội.Sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác phải thể hiện trên 3 mặt kinh tế, chính trị,tư tưởng và phải thông qua nhà nước giai cấp nắm quyền lực kinh tế mới thống trị được xã hội đồngthời thống trị về mặt chính trị và tư tưởng.Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị, bằng quyền lực nàygiai cấp thống trị buộc các giai cấp khác phụ tùng ý chí của mình.b. Vai trò xã hội của nhà nướcNgoài việc bảo vệ lợi ích của mình giai cấp thống trị còn phải thực hiện bảo vệ lợi ích chungcủa toàn xã hội, giải quyết các công việc mang tính xã hội, một nhà nước không thể tồn tại nếu chỉphục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng của các giai tầng kháctrong xã hội. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết mọi vấn đề nảy sinh từ xã hội,phải bảo đảm các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm và duy trì sự trật tự ổn định và phát triển xãhội. Trong chừng mực nào đó nhà nước phải bảo đảm những lợi ích nhất định cho các giai tầngkhác nếu như lợi ích đó không đối lập một cách gay gắt đến lợi ích của giai cấp thống trị.Trong điều kiện thực tế hiện nay khi các quan hệ giai cấp đang biến đổi đa dạng thì việc chútrọng đến các giá trị xã hội của nhà nước là hết sức cần thiết, nhà nước phải quan tâm và giải quyếttốt các vấn đề nảy sinh từ xã hội như là y tế, giáo dục, dân sinh, nhân quyền…Do vậy nhà nước phảilà tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức bảo đảm các lợi ích chung của toàn xã hội.Nhà nước là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp, đồng thời còn là bộ máy duy trì trật tự xãhội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.3. Chức năng của nhà nướca. Khái niệmChức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước, phản ánhbản chất nhà nước, được xác định tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, nhằmthực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong từng giai đoạn.b. Phân loại chức năngTrong khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật, thông thường, chức năng cơ bảncủa nhà nước được xác định căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước. Theo tiêu chí này, cácchức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Các chức năngđối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Việc thực hiện tốtcác chức năng đối nội tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chức năng đối ngoạivà ngược lại, việc thực hiện các chức năng đối ngoại phải phục vụ cho việc thực hiện các chức năngđối nội.+ Các chức năng đối nội.Là những phương diện hoạt động động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước, như:- Bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.- Thực hiện và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ.- Tổ chức và quản lý nền kinh tế.- Tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ- Xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội.- Bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế.+Các chức năng đối ngoại.Là chức năng thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khácnhư:- Bảo vệ Tổ quốc bảo đảm khả năng quốc phòng, đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâmlược.Từ việc phân tích nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước, có thể đi đến định nghĩanhà nước như sau:Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụcưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích củagiai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng4. Hình thức nhà nướcĐối với nhà nước, yếu tố đóng vai trò nội dung chính là quyền lực nhà nước. Nếu bản chấtgiai cấp của nhà nước chỉ rõ quyền lực nhà nước thuộc về ai, phục vụ lợi ích của giai cấp nào thìhình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiệnquyền lực đó, tức là phương thức để chuyền ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí nhà nước.Hình thức tổ chức nhà nước được hình thành từ các yếu tố sau:a. Hình thức chính thể:Là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước và xác lậpnhững mối quan hệ cơ bản cơ bản giữa các cơ quan đó với nhau.Như vậy, nói đến hình thức chính thể là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau; quyền lực nhànước thuộc về cơ quan nào?, do cơ quan nhà nước nào nắm giữ và chính cơ quan nắm giữ quyền lựcnhà nước đó được hình thành như thế nào?, cuối cùng là mối quan hệ giữa các cơ quan nắm giữquyền lực nhà nước.Cách tổ chức, trình tự để lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước và mối quan hệcơ bản giữa các cơ quan nhà nước khác nhau dẫn đến các hình thức chính thể khác nhau. Đây chínhlà căn cứ phân loại hình thức chính thể.Có 2 loại chính thể cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.Chính thể quân chủLà hình thức chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phầnvào người đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thế tập. Nhà nước đó là nhànước quân chủ.Chính thể quân chủ được chia thành:- Chính thể quân chủ tuyệt đối: là hình thức chính thể mà người đứng đầu nhà nước cóquyền lực vô hạn, không có hiến pháp.- Chính thể quân chủ hạn chế (lập hiến): là hình thức chính thể mà người đứng đầu nhànước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh còn có 1 cơ quan quyền lực khác, đó là nghịviện. Tùy thuộc vào mức độ hạn chế quyền lực của người đứng đầu nhà nước và sự phân quyền chonghị viện có thể chia chính thể này thành hai loại, đó là: quân chủ nhị nguyên là chính thể mà quyềnlực được chia cả cho nhà vua và nghị viện, trong đó nghị viện nắm quyền lập pháp còn nhà vua nắmquyền hành pháp, chính thể này đã từng tồn tại trong lịch sử. Chính thể quân chủ đại nghị là chínhthể mà quyền lực nhà vua thực tế không tác động đến lập pháp và rất hạn chế trong lĩnh vực hànhpháp, hầu như người đứng đầu nhà nước (Vua) không có quyền lực, không có trách nhiệm gì đốivới hệ thống chính trị, sự tồn tại của Nhà vua trong quốc gia này là biểu trưng cho sự đoàn kết củadân tộc và sự thống nhất bền vững của quốc gia đó. Ví dụ: Nhật bản, Anh, Bỉ, Hà Lan, Na Uy…Chính thể cộng hoàLà hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan đượcbầu ra trong một thời gian nhất định.Chính thể cộng hoà có 2 hình thức thể hiện- Cộng hoà dân chủ: là hình thức chính thể mà quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quanquyền lực nhà nước được quy định rộng rãi đối với mọi tầng lớp nhân dân lao động.- Cộng hoà quý tộc: là hình thức chính thể mà quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quanquyền lực tối cao của nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc.b. Hình thức cấu trúc nhà nướcLà sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lạigiữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và địa phương.Có 2 hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang:- Nhà nước đơn nhất:Là nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất, có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quanquyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ví dụ: Việt Nam, Lào, Pháp …- Nhà nước liên bang:Là nhà nước có 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại, có 2 hệ thống chủ quyền và pháp luật,có 2 hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý (riêng - chung). Ví dụ, Mỹ, Ấn độ…Ngoài ra còn có nhà nước liên minh, là nhà nước liên kết tạm thời giữa các nhà nước để thựchiện 1 nhiệm vụ cụ thể, sau đó tự giải tán hoặc thành lập 1 nhà nước liên bang, ví dụ từ năm 1776đến 1787 Hợp chủng quốc Hoa kỳ là nhà nước liên minh, sau đó là nhà nước liên bang.c. Chế độ chính trịLà tổng thể các phương pháp, cách thức, phương tiện mà các cơ quan nhà nước sử dụng đểthực hiện quyền lực nhà nước.Có 2 phương pháp chính;- Phương pháp dân chủ- Phương pháp phản dân chủ.II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT1. Nguồn gốc ra đời của pháp luậtĐể tồn tại và phát triển, con người phải chung sống với nhau trong một cộng đồng nhất định,Để duy trì cuộc sống cộng đồng, thiết lập trật tự cần phải có những quy tắc định ra những chuẩnmực cho xử sự của con người. Khi chưa có pháp luật hành vi xử sự của con người được điều chỉnhbởi tập quán, tín điều tôn giáo…Khi nhà nước ra đời, bằng sự thừa nhận của giai cấp thống trị, các tập quán trở thành nhữngquy tắc xử sự chung nếu nó còn phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Như vậy, nhà nước thừanhận những tập quán có trước và nâng nó lên thành luật là cách thức thứ nhất hình thành nên phápluật.Mặc khác, khi nhà nước ra đời các quan hệ xã hội trong xã hội có giai cấp trở nên đa dạngvà phức tạp cho nên cần phải có các quy phạm để điều chỉnh vừa để duy trì sự thống trị của giai cấpthống trị, vừa để quản lý duy trì trật tự xã hội. Vì vậy, thông qua nhà nước giai cấp thống trị đặt rapháp luật để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình và duy trì trật tự thống trị chính là cách thức thứhai hình thành nên pháp luật.Như vậy, những nguyên nhân làm ra đời nhà nước cũng chính là những nguyên nhân dẫnđến sự hình thành của pháp luật. Đó là hệ quả của việc phân chia xã hội thành các giai cấp đốikháng khi chế độ hình thành trong xã hội. Pháp luật là công cụ của nhà nước, cho nên khi nhà nướcra đời thì đồng thời vơi nó pháp luật phải được ban hành để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị,nhà nước quản lý, điều hành và duy trì trật tự xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị.2. Bản chất của pháp luậta. Tính giai cấp của pháp luậtNhà nước và pháp luật là hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội và có mối quan hệbiện chứng với nhau, pháp luật là công cụ để nhà nước thực thi sự thống trị, còn pháp luật muốnphát huy được tác dụng phải dựa vào sức mạnh của nhà nước và bộ máy nhà nước. Chính vì vậy,xét dưới góc độ bản chất thì nhà nước và pháp luật không thể tách rời nhau, giống như nhà nướcbản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở tính giai cấp.Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở mục đích của nó. Mục đích của pháp luật là điềuchỉnh các quan hệ xã hội nhằm định hướng các quan hệ xã hội phát triển theo mục tiêu, trật tự phùhợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực nhà nước, pháp luật bảo vệ và củng cố địa vịcủa giai cấp thống trị.Bản chất của pháp luật là tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, tuyệt nhiên không có phápluật tự nhiên mà pháp luật đó phải là của ai? do ai đặt ra và pháp luật đó vì ai?.b. Vai trò xã hội của pháp luậtPháp luật không chỉ có tính giai cấp mà có tính phổ biến, tức tính xã hội, các qui phạm phápluật được ban hành là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên trong xã hội vì nhà nước ghi nhận nhữngcách cư xử hợp lý, khách quan được số đông trong xã hội chấp nhận. Chính vì vậy, nhiều giá trị xãhội được đăng tải phản ánh vào pháp luật thể hiện qua việc chọn lọc tự nhiên để hình thành nên cácqui phạm pháp luật. Nhìn nhận dưới góc độ này ta dễ dàng thấy rằng mặc dù pháp luật do nhà nướcban hành nhưng nó thể hiện được giá trị xã hội thông qua việc khái quát hóa thành qui phạm để mọichủ thể cùng thực hiện theo một chuẩn mực chung.Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập trật tự, trong đó bảo vệ trước hết lợiích của giai cấp thống trị. Tuy nhiên xã hội cần tồn tại và phát triển trong một trật tự nhất định, nhànước cũng như pháp luật cần đáp ứng các nhu cầu và lợi ích chung của xã hội, pháp luật không thểchỉ phản ánh và bảo vệ một cách cực đoan lợi ích của giai cấp thống trị mà phải đồng thời phản ánhlợi ích của các giai cấp khác và những nhu cầu chung phổ biến của xã hội trong những chừng mựcnhất định.Đồng thời, pháp luật được coi là thước đo hành vi xử sự của con người, vừa là công cụ kiểmnghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quátrình xã hội. Mặc khác, pháp luật muốn được xã hội chấp nhận thì không thể thoát ly khỏi các yếu tốxã hội, nó phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, phản ánh những phong tục tập quán, đặc điểmlịch sử, địa lý và trình độ văn hóa văn minh của dân tộc. Bên cạnh đó phải là hệ thống pháp luật mở,sẳn sàng tiếp nhận những văn minh nhân loại và những tinh hoa pháp luật thế giới để vận dụng mộtcách hợp lý vào pháp luật hiện hành.Khái niệm pháp luậtPháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảmthực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp, là nhân tố điều chỉnhcác quan hệ xã hội.3. Chức năng của pháp luậtChức năng của pháp luật là những phương diện, những mặt tác động chủ yếu của pháp luật,phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.Pháp luật có ba chức năng chủ yếu là chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năngtác động vào ý thức con người, tức là chức năng giáo dục.a. Chức năng điều chỉnhLà sự tác động trực tiếp của pháp luật tới các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và tạo lậphành lang pháp lý để hướng các quan hệ đó phát triển trong trật tự và vận hành theo mục tiêu chung.Sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng chính:Thứ nhất, pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội, vì khi có pháp luật tác độngđến một quan hệ xã hội nào đó thì điều này đồng nghĩa với việc nhà nước công nhận quan hệ xã hộinày là quan trọng, cần thiết phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật để duy trì trật tự xã hội.Thứ hai, pháp luật làm nhiệm vụ “trật tự hoá” các quan hệ xã hội, đưa chúng vào phạm vi,khuôn mẫu nhất định, hướng các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng phù hợp với chí củanhà nước và quy luật vận động của xã hội.Hình thức thực hiện chức năng này là cho phép tức là được phép hoạt động trong một phạmvi nhất định; bắt buộc có nghĩa là buộc phải thực hiện một số hoạt động nhất định; Cấm đoán làkhông cho phép thực hiện một số hành vi nhất định.b. Chức năng giáo dụcPháp luật tác động vào ý thức con người, hướng con người đến những hành vi xử sự phùhợp. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nội dungcủa pháp luật chứa đựng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, yêu cầu của nhà nước nhằm hướng cácchủ thể thực hiện hành động theo một cách thức nhất định, thông qua đó pháp luật tác động lên ýthức con người.c. Chức năng bảo vệQuy định những phương tiện nhằm mục đích bảo vệ các quan hệ xã hội được pháp luật bảovệ trước sự vi phạm. Nó là sự cưỡng chế của nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật.4. Các hình thức pháp luậtLà biểu hiện bên ngoài của pháp luật, là yếu tố chứa đựng nội dung của pháp luậta. Các hình thức pháp luậtTập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội,phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng nó lên thành luật.Tập quán là những hành vi ứng xử hình thành trong cuộc sống, dần dần nó trở thành quy tắcxử sự. Khi những quy tắc này được thừa nhận sẽ trở thành tập quán pháp. Đây là hình thức xuấthiện sớm nhất của pháp luật, các nước chủ nô và phong kiến sử dụng phổ biến hình thức pháp luậtnày, ở các nước tư sản vẫn có sử dụng nhưng hạn chế ở các nước có hình thức chính thể quân chủ.Tiền lệ pháp (Án lệ) là các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử được nhà nướcthừa nhận làm khn mẫu để giải quyết những vụ án tương tự. Hình thức này đã được sử dụng ởcác nước chủ nơ và phổ biến trong các nước phong kiến, hiện nay vẫn còn chiếm vị trí quan trọngtrong pháp luật tư sản, đặc biệt là Anh và Mỹ.Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện cơ bản của các quyết định do cơ quan nhànước có thẩm quyền (hoặc cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền) ban hành theo trình tự vàdưới hình thức nhất đònh, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnhcác quan hệ xã hội.b. Hình thức pháp luật ở Việt Nam;Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật của ở Việt namCó nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi khác nhau, có thể phân chia thành vănbản luật và văn bản dưới luật, đây là hình thức pháp luật được thực hiện chủ yếu ở Việt Nam. ỞViệt Nam về ngun tắc khơng thừa nhận tập qn pháp là nguồn chính thức, nhưng trên thực tếvẫn được sử dụng và thừa nhận, nhất là là trong lĩnh vực dân sự. Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005quy định “Trong trường hợp pháp luật khơng quy định và các bên khơng có thỏa thuận, thì có thểáp dụng tập qn hoặc quy định tương tự của pháp luật. Tập qn và các ngun tắc tương tựkhơng được trái với quy định của Bộ luật này”5. Hệ thống pháp luậtHệ thống pháp luật là cơ cấu nội tại của hệ thống quy phạm pháp luật, thể hiện sựphân chia các quy phạm pháp luật thành chế định pháp luật và ngành luật.Như vậy, hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm ba thành tố là quy phạm pháp luật,chế định pháp luật và ngành luật.a. Quy phạm pháp luật: là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc bên trong củapháp luật. Nó là đơn vị nhỏ nhất cấu thành chế định pháp luật, các ngành luật và cả hệ thốngpháp luật. Như vậy, quy phạm pháp luật khơng tồn tại với tư cách như bộ phận độc lập tronghệ thống pháp luật.Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước banhành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xãhội.b. Chế định pháp luật: là một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xãhội có những đặc điểm chung và có quan hệ mật thiết với nhau thuộc cùng một loại quan hệxã hội do một ngành luật điều chỉnh. Nói cách khác, một ngành luật bao gồm nhiều chế địnhpháp luật mà giữa chúng vừa có mối quan hệ hữu cơ như một chỉnh thể thống nhất, vừa cótính độc lập tương đối.c. Ngành luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hộicó cùng tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.6. Quan hệ pháp luậta. Khái niệmQuan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được được các quy phạm pháp luật điềuchỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.b. Cơ cấu của quan hệ pháp luật- Chủ thể của quan hệ pháp luậtChủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điềukiện mà pháp luật quy định cho mỗi loại quan hệ và trở thành một bên tham gia vào quanhệ pháp luật đóNhững điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể củaquan hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lựchành vi.- Nội dung của quan hệ pháp luậtBao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật, chính nội dungcủa quan hệ pháp luật làm cho các quan hệ pháp luật khác nhau.Quyền chủ thể: là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiệntrong quan hệ pháp luật.Nghĩa vụ của chủ thể: là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải thực hiệnnhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.c. Khách thể của quan hệ pháp luậtLà những lợi ích và các giá trị xã hội mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mongmuốn đạt được (lợi ích vật chất, tinh thần...)Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, yếu tố khó xác định cụthể để lấy làm mẫu số chung cho tất cả các quan hệ pháp luật.7. Thực hiện pháp luật:a. Khái niệmThực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy địnhcủa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thật sự hợp pháp của các chủ thểpháp luật .b. Các hình thức thực hiện pháp luật+ Tuân thủ pháp luậtLà hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật không tiến hànhnhững hoạt động mà pháp luật cấm (Ví dụ: công chức không tham nhũng; sinh viên khônggian lận trong khi thi...).Hình thức này có cơ sở là các quy phạm pháp luật cấm đoán. Vì vậy, để tuân thủ phápluật, các chủ thể cần biết cái gì không được làm và kiềm chế không tiến hành những việc đó.+ Thi hành pháp luậtLà hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật làm những việc màpháp luật bắt phải làm (Ví dụ: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô; tham gia nghĩa vụquân sự khi được điều động...) .Hình thức này có cơ sở là những quy phạm pháp luật bắt buộc. Để chấp hành phápluật, các chủ thể phải biết cái gì pháp luật bắt mình phải làm và tiến hành nghĩa vụ pháp lýcủa mình bằng hành động tích cực.+ Sử dụng pháp luậtLà hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủthể của mình (Ví dụ đến tuổi kết hôn thì cưới vợ).Những quy phạm pháp luật cho phép được thực hiện dưới hình thức này hình thứckhác với các hình thức trên chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyềnđược pháp luât cho phép theo ý chí của mình chứ không được phép bắt buộc phải thực hiện.+ Áp dụng pháp luậtLà hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩmquyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định củapháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những các quy định của pháp luật đưa ra các quyết địnhlàm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm những quan hệ pháp luật có thể.Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt. Áp dụng pháp luật làhoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. Nó vừa là một hình thức thực hiệnpháp luật, vừa là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Nếu cáchình thức thực hiện pháp luật khác có thể có hoặc không có vai trò trực tiếp của nhà nướcthì áp dụng pháp luật luôn có sự hiện diện của nhà nước.8. Vi phạm pháp luậta. Khái niệmVi phạm pháp luật là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệmpháp lý thực hiện xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.c. Phân loại vi phạm pháp luậtVi phạm pháp luật rất đa dạng, có 4 loại chủ yếu sau;- Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộluật hình sự do người có trách nhiệm pháp lý hình sự thực hiện xăm phạm các quan hệ xãhội được luật hình sự bảo vệ.- Vi phạm hành chính là những hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện xâm phạm cácquy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định phải bị xửphạt hành chính.- Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại các quan hệ đượcluật dân sự xác lập.- Vi phạm kỷ luật nhà nước là những hành vi có lỗi, trái với những quy chế, quy tắcxác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, trường học, bệnh viện…Chủ thể là cán bộ, công chức, viên chức…9. Trách nhiệm pháp lýa. Khái niệmLà một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật.Bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nướcđược quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.b. Các loại trách nhiệm pháp lýTương ứng với các loại vi phạm pháp luật là các loại trách nhiệm pháp lý, thongthường trách nhiệm pháp lý được chia thành các loại sau:- Trách nhiệm pháp lý hình sự là loại trách nhiệm do toà án nhân danh nhà nước ápdụng đối với những người có hành vi mà bộ luật hình sự xem là tội phạm.- Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lýnhà nước áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính.- Trách nhiệm pháp lý dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do toà án áp dụng đối vớimọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật dân sự- Trách nhiệm pháp lý kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan,trường học, bệnh viện trường học… áp dụng đối với viên chức, nhân viên của cơ quan mìnhkhi họ vi phạm nội quy, quy chế … xác lập trong nội bộ cơ quan.Đối với một trường hợp vi phạm pháp luật có thể áp dụng đồng thời nhiều loại tráchnhiệm pháp lý.