Nuôi tôm nước ngọt công nghệ cao

Nuôi tôm thẻ thâm canh công nghệ cao không chỉ cho lợi nhuận “khủng” trên một diện tích canh tác mà còn giúp người dân kiểm soát, xử lý tốt môi trường ao nuôi.

Nuôi tôm nước ngọt công nghệ cao

Mô hình ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm trong ao nổi tại ấp Bà Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) thu hút người dân đầu tư vì cho lợi nhuận cao. Ảnh: B.Nguyên

Là địa phương có diện tích nuôi thủy sản nước lợ lớn nhất tỉnh, theo kế hoạch sử dụng đất của H.Nhơn Trạch đến năm 2030, diện tích nuôi tôm nước lợ còn tiềm năng phát triển và huyện cũng đã đang kêu gọi và tạo điều kiện để nhà đầu tư phát triển vùng nuôi tôm công nghệ cao, dần hình thành liên kết các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện.

Ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm thâm canh

Hiện nay, nuôi tôm trong ao nổi là mô hình đang được người nuôi tôm nước lợ trên địa bàn huyện Nhơn trạch quan tâm đầu tư. Đây là hình thức mang lại hiệu quả bền vững về mặt kinh tế cũng như môi trường với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách nuôi truyền thống. 

Nuôi tôm trong ao nổi có nhiều tiện ích như: kiểm soát tốt thức ăn, giảm lượng thức ăn thừa, kiểm soát chủ động môi trường nước, không sử dụng kháng sinh, giảm lượng chất thải xả ra môi trường...đồng thời giảm tỉ lệ hao hụt, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro mầm bệnh từ nguồn nước cấp.

Ông Bạch Công Tài, nông dân nuôi tôm trong ao nổi tại ấp Bà Trường, xã Phước An, H.Nhơn Trạch cho biết, ông đã đầu tư 3 khu nuôi tôm trong ao nổi với tổng diện tích khoảng 3ha. Người nuôi tôm theo mô hình này hầu như không lo thất bại vì nguồn nước nuôi được xử lý rất kỹ, qua 5-7 giai đoạn ở hệ thống ao lắng nên hạn chế rủi ro về dịch bệnh trên con tôm.

Ông Phạm Thanh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước An cho biết, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn xã đạt khoảng 1,1 ngàn ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao là khoảng 200ha. 

"Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi tôm ở ao nổi được nông dân đầu tư nhiều. Đặc biệt tại ấp Bà Trường, xã Phước An đang chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình nuôi này. Mỗi tháng có cả chục ha được đầu tư mới nên chỉ trong một thời gian ngắn, diện tích nuôi tôm thâm canh ao nổi ứng dụng công nghệ cao tại xã Phước An đã đạt hơn 60ha” – ông Tuấn nói.

 

Nuôi tôm nước ngọt công nghệ cao

Nhiều nông dân đang đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ cao trong ao nổi tại ấp Bà Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Ảnh: B.Nguyên

Cũng theo nông dân Bạch Công Tài, từ đầu năm đến nay, giá tôm khá ổn định ở mức người nông dân có lợi nhuận tốt. Năm nay, người nuôi tôm đạt lợi nhuận tốt hơn năm ngoái. Băn khoăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là chưa có doanh nghiệp bao tiêu cho người nuôi, thu mua tôm hoàn toàn do thương lái thao túng nên đầu ra còn bấp bênh. Người dân mong được hỗ trợ kết nối về đầu ra để yên tâm đầu tư.

Để hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm thâm canh, H.Nhơn Trạch quan tâm đầu tư hạ tầng như đường giao thông, đường điện, hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi thủy sản; thành lập tổ hợp tác, HTX nuôi tôm; phát triển vùng nuôi tôm VietGAP. Địa phương rất quan tâm thu hút doanh nghiệp về đầu tư các dự án nuôi thủy sản bền vững trên địa bàn.

Ông Cao Tiến Sỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai là tỉnh nội đồng có hệ thống sông, hồ phong phú nên bên cạnh thế mạnh nuôi thủy sản nước ngọt thì Đồng Nai có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Long Thành và Nhơn Trạch, riêng nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao tại Nhơn Trạch đã mang lại được hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác. 

Với thế mạnh để phát triển nuôi thủy sản nước lợ, nhất là nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, huyện cần quan tâm, vận dụng chính sách tập trung đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi tôm như là đường giao thông, điện, hệ thống thủy lợi phục vụ yêu cầu sản xuất, để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có điều kiện về đầu tư nuôi tôm công nghệ cao nhằm khai thác hết giá trị, tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Nhân, Trưởng phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, hiện tổng diện tích nuôi tôm của huyện đạt gần 1,7 ngàn ha, chủ yếu tập trung ở 2 xã Phước An và xã Vĩnh Thanh. Trong đó, có hàng trăm ha nuôi tôm thâm canh và nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Địa phương đang tiếp tục tích cực hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi sang mô hình ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm thâm canh; thu hút nhà đầu tư nuôi tôm công nghệ cao.

Vì nuôi tôm công nghệ cao, người nuôi kiểm soát tốt về con giống, tỷ lệ hao hụt giống, an toàn dịch bệnh, lượng thức ăn vừa đủ theo nhu cầu của tôm và nhất là xử lý tốt nguồn phân tôm dưới đáy ao, đảm bảo môi trường trong nuôi thủy sản. Đặc biệt, ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao đang cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với mô hình nuôi tôm truyền thống.

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt hiện nay bà con thường nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm trong ao nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế, mở rộng vùng nuôi xa nguồn nước mặn.

Ngày đăng: 27-10-2020

10171 Lượt xem

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt cũng cần phải nắm được những bước kỹ thuật kết hợp những kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm là rất cần thiết.

Chuẩn bị ao nuôi tôm nước ngọt

  • Ao nuôi tôm nước ngọt nên dùng loại ao nổi lót bạt loại nhỏ và vừa. Vì ao lót bạt chống thất thoát rò rỉ nước tuyệt đối, ao nhỏ dễ pha, hòa nước ót với nước ngọt.

Nuôi tôm nước ngọt công nghệ cao

Ao lót bạt được nhiều bà con sử dụng trong kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt

  • Nước ngọt thường tồn tại nhiều vi sinh vật, ấu trùng, động vật có hại. Khi cấp nước vào ao cần thông qua túi lọc nước.
  • Khi bơm nước vào ao xong cần phải chạy máy quạt cung cấp Oxy và thúc đẩy sự phát triển của sinh vật phù du.
  • Pha hòa nước ót (Nước ót là phần dung dịch còn lại trên ruộng muối sau khi muối đã kết tinh)vào nước ngọt với tỷ lệ 2 lít nước ót vào 1m3 nước ngọt  
  • Sử dụng các vi sinh, chế phẩm sinh học gây màu nước, tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng tự nhiên cho tôm trước khi thả giống.

Chọn tôm giống nước ngọt

  1. Dù nuôi tôm nước ngọt hay nước mặn. Khâu chọn giống đều rất quan trọng, chọn đơn vị uy tín chất lượng và có kiểm dịch định kỳ
  2. Yêu cầu trại giống ngọt hóa tôm giống; hạ độ mặn xuống còn 12-13‰ với mức giảm là 3-5‰/ngày.

Mật độ thả giống nuôi tôm nước ngọt

  • Đối với tôm thẻ chân trắng; mật độ thả từ 100 – 250 con một mét vuông
  • Đối với tôm sú mật độ thả từ 30-40 con một mét vuông
  • Lưu ý khi thả tôm giống
  • Trước khi thả cần cho các bao giống thả nổi trên mặt nước của ao chuẩn bị thả xuống để cân bằng nhiệt độ giữa bao giống và nước ao. Sau đó, mở miệng bao từ từ để cho nước ao trộn đều với nước trong bao giống. Chỉ thả giống vào lúc 7h sáng.

Cho tôm ăn

  1. Nên cho tôm ăn ít nhất 4 lần trong một ngày là; 7h, 12h, 17h, 21h.
  2. Phải trộn khoáng và vitamin C.  Vì tôm cần rất nhiều khoáng chất mà hàm lượng khoáng trong ao nước ngọt rất hạn chế. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mềm vỏ và chết dần trong quá trình nuôi. Vitamin C giúp tôm tăng cường sức đề kháng.

Quản lý môi trường nước nuôi tôm nước ngọt

Nước ngọt rất hạn chế khoáng. Nhưng tôm rất khoáng để phát triển; bà con cần hết sức lưu ý về kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt để quản lý được môi trường nước nuôi tôm tốt nhất.

Cần sử dụng nước ót để cung cấp khoáng cho môi trường nước nuôi tôm

  1. Nước ót có độ mặn từ 120-150‰, nếu nước ót có độ mặn thấp hơn 100‰ thì vi khuẩn Vibrio vẫn còn  tồn tại, nếu độ mặn cao hơn 160‰ thì muối sẽ bị kết tinh dẫn đến mất một số khoáng chất thiết yếu.
  2. Sử dụng nước ót bất kỳ khi nào nếu phát hiện thấy dấu hiệu thiếu khoáng ở tôm như mềm vỏ, vỏ xanh, vỏ nổi trên bề mặt ao.

Cách sử dụng nước ót nuôi tôm nước ngọt

Thay nước ót định kỳ:

Lần thứ 1: Trước thả giống: 8.000 lít/4.000m3

Lần thứ 2: Cuối tháng thứ nhất: 10.000 lít/4.000m3

Lần thứ 3: Cuối tháng thứ 2: 14.000 lít/4.000m3

Lần thứ 4: Trước thu hoạch: 14.000 lít/4.000m3

+ Nước ót được bơm vào ao qua ống PVC được đục các lỗ nhỏ li ti và đặt ngay trước giàn quạt nhằm mục đích giúp nước ót hòa tan đều trong nước ao. Nếu không nước ót sẽ lắng xuống đáy ao và tôm sẽ chết.

Thu hoạch tôm nước ngọt

Dù nuôi tôm nước mặn hay nước ngọt đều có khoảng thời gian giống nhau. Thời gian nuôi khoảng 90 ngày thì tôm có thể đạt 60-65 con/kg. Lúc này bà con có thể thu hoạch được. Chúc bà con nắm được những chia sẻ về kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt và đạt được vụ thu năng suất.

Bà con xem thêm

- Kỹ thuật nuôi tôm thẻ nước mặn

- Nên chọn nuôi tôm ao lót bạt hay ao xi măng