Nut - Nữ thần trời và vũ trụ

Trong chúng ta có lẽ nhiều người quen thuộc với tên gọi Hằng Nga, Thỏ Ngọc, Người sói nhưng không phải ai cũng biết về truyền thuyết liên quan.

Hằng Nga (Chang'e)

Đây là truyền thuyết khá quen thuộc với văn hóa của chúng ta, vốn xuất phát từ Trung Quốc. Thực ra có khá nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của Hằng Nga nhưng nổi tiếng và được coi là chính thống nhất là câu chuyện kể về việc hằng Nga cùng chồng là Hậu Nghệ vốn là bất tử, vì Hậu Nghệ bắn rụng 9 Mặt Trời mà cả 2 vợ chồng bị Ngọc Hoàng tước đi sự bất tử và đày xuống hạ giới.

Sau khi tìm được thuốc thần để trở lại với cuộc sống bất tử, Hằng Nga uống quá liều nên bay thẳng lên cung Trăng không trở lại được, từ đó cô được coi như là vị nữ thần của Mặt Trăng.

Thỏ Ngọc (Moon rabbit hoặc Jade rabbit)

Đây là truyền thuyết liên quan trực tiếp đến truyền thuyết Hằng Nga nêu trên, con thỏ ngọc này là người bạn duy nhất của Hằng Nga khi ở trên Mặt Trăng. Nó được tách ra như 1 truyền thuyết khác là do trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, bản thân "Thỏ ngọc" (khi đứng độc lập với Hằng Nga) cũng đã được hiểu là Mặt Trăng.

Nut - Nữ thần trời và vũ trụ

Hằng Nga và Thỏ Ngọc.

Selene/Luna

Đây là tên của nữ thần mặt Trăng trong thần thoại Hy Lạp và La Mã. Nữ thần Mặt Trăng được coi là đồng hành với thần Mặt Trời (Helios). Hàng ngày Helios đi chiếc xe kéo Mặt Trời sáng rực lướt qua bầu trời tạo ra ban ngày và khi ông đi tới chân trời để kết thúc cuộc hành trình thì Selene đến lượt mình bay ngang bầu trời kéo màn đêm lên thế chỗ cho ánh sáng ban ngày.

Cô được coi là nữ thần của sự đam mê và vị thần hộ mệnh của những người đang yêu (khác với Aphrodites/Venus là nữ thần truyền cảm xúc yêu thương và đôi khi qua đó còn gây ra sự đau khổ của con người).

Tecciztecatl

Nếu bạn nghĩ Mặt Trăng luôn là một vị nữ thần thì bạn đã nhầm. Tại văn hóa của người Aztec (một bộ tộc cổ ở châu Mỹ), Tecciztecatl là một vị nam thần, người ta đã tìm thấy rất nhiều các biểu tượng liên quan tới vị thần này khi tìm hiểu văn hóa Aztec. Một phần nào đó có vẻ như liên quan đến văn hóa của các nước châu Á nêu trên, ông là một con thỏ.

Anningan

Đây là một truyền thuyết ... khủng khiếp và không lấy gì làm văn minh lịch sự cho lắm của những người gần Bắc cực như Alaska hay Greenland. Họ tiên rằng Anningan là nam thần Mặt Trăng, đã có hành vi không đúng mực với em gái là nữ thần Mặt Trời.Tệ hơn nữa, họ tin rằng ông ta vẫn thường xuyên đuổi theo cô em này, và do đó có sự đổi chỗ ngày và đêm, Mặt Trời cứ chạy và Mặt Trăng thì đuổi theo, và hàng tháng do kiệt sức vì cuộc săn đuổi này mà Anningan thường phải dừng lại tìm thêm thức ăn, đó là những lúc trăng khuyết.

Mawu

Đây là câu chuyện khác về quan hệ giữa Mặt Trăng và Mặt Trời nhưng tốt đẹp hơn nhiều so với câu chuyện nêu trên. Đây là truyền thuyết của người châu Phi, trong đó Mawu là thần Mặt Trăng, vĩnh viễn gắn bó với nữ thần Mặt Trời Liza. Họ là một cặp vợ chồng thực sự và chỉ có thể gặp gỡ vào một số rất ít thời điểm, đó là những lúc có nhật thực xảy ra.

Soma

Đây là truyền thuyết về Mặt Trăng của những người theo đạo Hindu. Có rất nhiều biểu tượng khác nhau trong văn hóa này về Mặt Trăng, có khi là một phôi thai đang sinh trưởng và có khi lại là 1 con bò, nhưng tất cả đều có một ý nghĩa chung là sự sinh sản và nuôi dưỡng. Soma còn được coi là tên 1 loại đồ uống mà các vị thần sử dụng trong văn hóa này.

Rona

Câu chuyện do của bộ tộc Maori ở New Zealand truyền tụng, họ nói rằng Rona là một cô gái trẻ, vì tỏ sự thiếu kính trọng với Mặt Trăng mà Trăng đã kéo cô lên và nhốt chặt lại không thể thoát về. Để kéo cô gái đi, Mặt Trăng đã dùng một cái cây đưa xuống và cô gái bị cuốn theo cái cây đó. Do đó trong truyền thuyết này, Mặt Trăng còn đại diện cho sự sinh trưởng.

Các nữ thần Maya

Người Maya có rất nhiều câu chuyện về các nữ thần Mặt Trăng khác nhau vào các thời điểm khác nhau của Mặt Trăng. Nổi tiếng nhất là Ixchel được cho là đại diện cho sinh sản và phát triển, tuy nhiên sau này truyền thuyết này lại biến thể coi rằng Ixchel đã già và chỉ còn đại diện cho Trăng khuyết, còn Trăng tròn lại đại diện bởi một nữ thần khác.

Nut - Nữ thần trời và vũ trụ

Người sói (Werewolf)

Đề tài này được khai thác trong rất nhiều truyện và phim từ thần thoại tới viễn tưởng nên không còn xa lạ gì với hầu hết chúng ta. Đây là câu chuyện xuất phát từ văn hóa của người phương Tây, về những sinh vật ban ngày vẫn là con người bình thường, nhưng ban đêm mỗi khi Trăng lên thì cơ thể thay đổi và biến thành một quái vật nữa người nửa chó sói rất hung dữ.

Tuy nhiên nguồn gốc thật sự của truyền thuyết này lại rất khó xác mình vì có quá nhiều cách lý giải khác nhau trong các tài liệu khác nhau.

Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Kí (Kojiki- 古事記) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Đồng Trời, từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ “làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở”. Họ bước qua Thiên Phù Kiều, là chiếc cầu nối trời và đất, “quậy sóng” cho kết đọng lại thành đảo Onogoro và xuống đó, đây là sáng tạo đầu tiên của họ. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới.

Nut - Nữ thần trời và vũ trụ
Chàng Izanagi và nàng Izanami

Rồi hai vị thần trẻ quên mình là thần linh, sống như con người, kết hôn với nhau sinh “con” đầy đàn… Trong lúc Izanagi đang rửa mặt, thì bỗng nhiên từ mắt trái sinh ra Thiên Chiếu Đại Thần (Amaterasu Omikami -天照大神)-Nữ thần Mặt trời- nữ thần của nhan sắc và ánh sáng tượng trưng cho phụ nữ Nhật Bản) và từ mắt phải sinh ra Thần Mặt Trăng (Tsukiyom -月読命). Sau đó là Thần Bão (Susanoo- 素戔嗚尊) từ mũi của mình.

Nut - Nữ thần trời và vũ trụ
Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu và Thần Mặt trăng Tsukiyom

Sau đó, nữ thần Mặt Trời phái cháu trai của mình là Ninigi giáng thế, chinh phục vùng Izumo. Ninigi gặp và lấy con gái xinh đẹp của thần Oyamatsumi, sinh ra hai con trai là Hoderi và Hoori. Hoori sau lấy công chúa Thủy cung Toyotama sinh được một con trai. Người con trai này lấy em gái của Toyotama sinh ra bốn hoàng tử, họ chinh phục xứ Đại Hòa (Yamato -大和). Sau khi các anh chết, hoàng tử út lên ngôi xưng là Thiên Hoàng Thần Vũ (Jinmu- 神武), đó là Thiên Hoàng đầu tiên gọi là Hoàng Kỷ (kỷ nguyên Thiên Hoàng), cai trị xứ Yamato, tức Nhật Bản, từ năm 660 TCN và truyền tới nay là 125 đời.