Phân bón hòa tan là gì

1.1. Phân đạm: là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất cây.

Phân bón hòa tan là gì

1.2. Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Kích thích sự phát triển của rễ, làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính chống rét, chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại

Phân bón hòa tan là gì

1.3. Phân kali: cung cấp dinh dưỡng K cho cây, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng phẩm chất nông sản.

Phân bón hòa tan là gì

a) Phân clorua kali: có dạng bột màu hồng hoặc xám đục, xám trắng, kết tinh thành hạt nhỏ, chứa 50-60% K nguyên chất và một ít muối ăn. Đây là loại phân chua sinh lý, có độ rời, dễ bón, có thể bón lót hoặc bón thúc, thích hợp cho nhiều vùng đất trừ đất mặn.

b) Phân sunphat kali: có dạng tinh thể nhỏ, min, màu trắng, dễ tan trong nước, ít vón cục; chứa 45-50% K nguyên chất, 18% S. Là loại phân chua sinh lý nhưng thích hợp với nhiều loại cây trồng.

c) Một số loại phân kali khác:

– Phân kali – magie sunphat: được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc màu.

– Phân Agripac của Canada: có dạng khô, hạt to, không vón cục, chứa 61% K2O, thường dùng để trộn với các loại phân bón khác.

– Muối kali 40%: có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt, chứa 40% K, sử dụng hạn chế trên đất mặn.

1.4. Phân phức hợp và phân hỗn hợp:

Phân bón hòa tan là gì
Phân bón hòa tan là gì

Trên thị trường hiện có các loại sau: loại 2 yếu tố (N-P, N-K, P-K), loại 3 yếu tố (N-P-K), loại 4 yếu tố (N-P-K-Mg).

 

2. Phân vô cơ trung và vi lượng

Phân bón hòa tan là gì

2.1.  Phân trung lượng: thông thường các nhà máy không sản xuất phân trung lượng riêng mà kết hợp vào các loại phân đa lượng. Có một số loại phân trung lượng sau: Phân lưu huỳnh, phân canxi, phân magie.

2.2.  Phân vi lượng: gồm phân Bo, phân đồng phân mangan, phân Molipden, phân kẽm, phân sắt, phân Coban

3. Phân bón lá

– Là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ.

– Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước.

4. Phân hữu cơ:

Gồm các loại sau phân chuồng, phân rác, phân xanh

5. Phân vi sinh vật:

Phân bón hòa tan là gì

Là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn. Gồm một số loại sau: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật hòa tan lân, phân vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây.

6. Các loại phân hữu cơ khác:

– Phân than bùn: như Biomix, Biofer, Komix, Compomix, lân hữu cơ sinh học sông Gianh…

– Phân tro, phân dơi.

Ở mỗi giai đoạn phát triển cây trồng cần những loại phân bón khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình  canh tác mà bà con không điều chỉnh pH trước khi bón phân thì việc bón phân sẽ không mang lại hiệu quả. Vì vậy bà con cần thường xuyên kiểm tra pH và điều chỉnh kịp thời để cây trồng phát triển tốt. Các loại máy đo pH đất hiện nay tương đối đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là máy đo của hãng Takemura Nhật. Ngoài ra để kiểm tra độ NPK của phân, chúng ta có thể sử dụng máy Quang kế ngọn lửa Jenway PFP7 để kiểm soát được tốt hơn. Bà con có nhu cầu vui lòng liên hệ với công ty Tin Cậy để được cung cấp với giá tốt nhất. Xin cảm ơn.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU MUA MÀU CÔNG NGHIỆP XANH, ĐỎ, VÀNG LÀM PHÂN BÓN VUI LÒNG GỌI CHI NHÁNH GẦN NHẤT CỦA VMCGROUP. HOTLINE 0947 464 464

Bón phân bằng cách hòa tan trong nước đã mang lại hiệu ứng rõ ràng trong việc giúp cây hấp thu tốt, giảm ô nhiễm môi trường đất và đặc biệt là tiết kiệm hơn so với bón phân hạt thông thường.

Vậy bón phân hòa tan trong nước cần những lưu ý gì, bón phân bón dạng lỏng có tốt không? Ngay sau đây Techtra sẽ chia sẻ  7 lưu ý bón phân hòa tan cho cây môt cách khoa học và hiệu quả nhất.

1. Tránh bón, xối trực tiếp vào thân, gốc.

Khi phân bón được hòa tan, pha loãng thì dung dịch thu được có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thông thường (pha theo tỉ lệ 1 phân 2 nước). Việc xối trực tiếp và thân, gốc dễ làm hại đến rể, đặc biệt là cây con dễ bị tổn thương.

2. Nên bón nhiều lần với lượng ít.

Do phân đã hòa tan với nước có tác dụng nhanh và mạnh nhưng lại khó giữ được lâu trong đất và độ dinh dưỡng cao nên ta nên chia ra bón nhiều lần. Việc bón phân nhiều lần sẽ đảm bảo cây được hấp thụ liên tục chất dinh dưỡng, tránh sự rửa trôi do mưa lớn.

3. Chú ý cân bằng dinh dưỡng đối với hệ thống tưới nhỏ giọt.

Việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt lâu ngày sẽ làm cho bộ rễ mọc dày và nhiều nhưng không đâm sâu vào lòng đất và từ đó phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống tưới nhỏ giọt, làm giảm sự phụ thuộc nguồn cung cấp dinh dưỡng từ đất.

Xem thêm: Phân chuồng là gì? Tổng quan về phân chuồng

4. Phối trộn các phân bón.

Phân bón hòa tan là gì
Bón phân hòa tan cho cây

Phân tan trong nước, phân pha loãng có tác dụng nhanh nên thường được dùng để bón thúc. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thông thường, phân bón tan trong nước không thể thay thế các loại phân bón thông thường khác. Cần kết hợp bón lót và bón thúc, phân hữu cơ và phân vô cơ, phân tan trong nước và phân bón thông thường để giảm giá thành và phát huy hết ưu điểm của các loại phân bón.

5. Cố gắng sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc trừ sâu không có tính kiềm.

Khi rau bị thiếu dinh dưỡng hoặc bộ rễ kém phát triển, nhiều nông dân thường sử dụng phân bón tan trong nước.

Đây là một lời nhắc nhở rằng phân bón tan trong nước nên được sử dụng một mình hoặc nếu có trộn với thuốc trừ sâu thì chỉ được kết hợp với các loại không có tính kiềm để ngăn chặn các ion kim loại phản ứng để tạo ra kết tủa, gây ra phân bón lá hoặc độc tố thực vật.

6. Tránh tưới quá nhiều.

Khi bón phân mục đích chính là tưới vừa đủ độ sâu của rễ và giữ ẩm. Độ sâu của lớp rễ của các loại cây trồng khác nhau rất khác nhau, bạn có thể dùng xẻng để đào đất bất cứ lúc nào để nắm được độ sâu cụ thể của lớp rễ.

Việc tưới quá nhiều không chỉ gây lãng phí nước mà còn khiến chất dinh dưỡng bị rửa trôi bên dưới lớp rễ, cây trồng không hấp thụ được và lãng phí phân bón. Đặc biệt, phân urê và nitrat nitơ trong phân bón tan trong nước (như nitrat kali, nitrat canxi amoni, nitrophotphat và phân bón tan trong nước có chứa nitơ nitrat) dễ bị thất thoát với nước.

7. Ngăn chặn sự tích tụ của muối bề mặt.

Việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trong nhà lưới hoặc nhà kính trong thời gian dài sẽ gây ra sự tích tụ của muối bề mặt và ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ. Tưới nhỏ giọt dưới màng có thể được sử dụng để ngăn chặn sự di chuyển của muối lên bề mặt.

Techtra đã liệt kê 7 lưu ý quan trọng trong việc bón phân dạng lỏng cho cây. Để đạt được hiệu quả cao nhất và tiết kiệm nhất bạn nên tuân thủ các lưu ý trên và tìm hiểu thêm nhiều phương pháp bón phân khác nhé.

Phân bón hòa tan là phân bón gì?

Phân bón hòa tan là gì? Về khái niệm: Phân hòa tan là loại phân có khả năng tan tốt trong nước, thời gian tan phân nhanh nhưng vẫn chứa đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Phân hòa tan sẽ không để lại cặn nên rất thích hợp để bón qua hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương,…

Phân gì hòa tan trong nước?

Nếu so sánh giữa Urea (đạm-N), DAP (lân hòa tan cao-P2O5) và Kali (K2O) thì Urea và Kali là 2 loại dễ dàng tan trong nước (tan hoàn toàn); Phân Urea, phân Kali là những phân tan nhanh; dễ gây cháy lá, héo rễ non và lông hút của cây nếu để phân tiếp xúc trực tiếp; dễ bay hơi, rửa trôi, tồn tại lâu trong nước ruộng sẽ ...

Phân khó hòa tan là phân gì?

Phân lân được chia làm 3 loại: Loại hòa tan được trong nước như Supe lân và Diamon Photphat hay còn gọi DAP; loại ít hòa tan, chỉ tan trong axit yếu như lân nung chảy; loại khó tan trong nước các loại từ quặng tự nhiên như apatit, photphorit, bột xương động vật,….

Loại phân bón có tính dễ tan trong nước là gì?

Đạm Sunphat là loại phân bón tốt vì cả N và lưu huỳnh hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Phân này dễ tan trong nước, không vón cục.