Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Trước khi có sự xuất hiện của máy đo tỷ trọng kỹ thuật số, con người thực hiện đo tỷ trọng chủ yếu bằng thủ công, kết hợp ứng dụng một số dụng cụ thô. Đó có thể là tỷ trọng kế (phù kế), kit đo tỷ trọng hoặc bình đo tỷ trọng. Nếu chỉ nghe tên gọi, nhiều người hẳn sẽ nhận định rằng thiết bị đo tỷ trọng điện tử là ưu việt hơn cả. Nhưng thực chất, ta sẽ không tìm ra cách đo tỷ trọng nào tốt hơn trong số các loại trên được. Bởi cách dùng cũng như trường hợp sử dụng chúng không giống nhau. Do đó, ta chỉ có thể so sánh điểm lợi và hại trong từng phương pháp đo tỷ trọng. Đến đây, Tecostore đã hé lộ một phần câu trả lời, tuy nhiên để biết toàn bộ hãy đọc đến cuối bài viết này nhé!

Hiện nay, việc đo tỷ trọng các chất lỏng và rắn đã trở thành một công việc chuyên môn trong các phòng thí nghiệm. Các chuyên gia có đầy đủ bộ dụng cụ để thực hiện đo đạc, không chỉ riêng thiết bị đo tỷ trọng kỹ thuật số. Họ ứng dụng linh hoạt, tùy theo yêu cầu về độ chính xác và điều kiện thực hiện. Trong số đó, hay dùng nhất là các kiểu sau: 

Đo tỷ trọng bằng tỷ phù kế

Trước tên cần lý giải, phù kế - tỷ trọng kế là gì? Đây là dụng cụ đo lường xác định khối lượng riêng của chất lỏng. Phù kế thông thường làm bằng thủy tinh, có hình trụ với một đầu chứa quả bóng, được giữ thẳng đứng bằng thủy ngân hoặc kim loại nặng. Nó dài trong khoảng 300-320mm và nhiệt độ tiêu chuẩn áp dụng là 20 độ C. Về cách sử dụng, trước tiên cần vệ sinh thiết bị bằng ethanol hoặc ether. Ta rót chất lỏng vào một bình đựng hóa học, tiếp đến thả từ từ phù kế vào dung dịch sao cho nó nổi lơ lửng (không chạm đáy và thành bình). Sau khi chờ phù kế ổn định trạng thái, kết quả chúng ta cần là vị trí bề mặt chất lỏng tiếp xúc với thiết bị được đánh dấu trên thang đo. Lưu ý rằng, thao tác lấy mẫu phải làm rất chuẩn, chỉ cần xuất hiện bọt khí thì phép đo xác suất đúng sẽ giảm đi.

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Phù kế

Cách đo tỷ trọng kế này dùng nhiều trong thương mại. Các chất lỏng được thương mại hóa như nước ngọt, axít sulfuric, cồn hay rượu vang có chất lượng phụ thuộc lớn và tỷ trọng của chúng. Theo đó, tỷ trọng kế có những thiết kế đặc biệt, chỉ dành riêng cho một đối tượng đo. Chẳng hạn, lactometer - phù kế sữa; alcoholmeter - phù kế rượu hay saccharometer - phù kế nước ngọt… Ngoài ra, một dạng tỷ trọng kế đặc biệt khác có tên nhiệt phù kế. Loại này chứa nhiệt bên trong nên giúp đo chất lỏng có khối lượng riêng thay đổi theo nhiệt độ.

Dùng bình đo tỷ trọng

Chất liệu tạo nên bình đo tỷ trọng phổ biến nhất là thủy tinh borosilicate, cho khả năng chịu nhiệt, kháng hóa chất cao, đã được xác định dựa trên tiêu chuẩn ISO 3585. Trên thân bình có đánh số và ký hiệu bằng loại mực in cao cấp, đảm bảo luôn giữ màu tốt dù ở trong môi trường nhiệt độ cao hoặc không thuận lợi. Các loại bình đo tỷ trọng hay đi đôi với nhau trong quá trình thực hiện thí nghiệm sẽ khó mà “lạc mất” bởi chúng được đánh số thứ tự rất rõ ràng, giúp giảm tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Dùng bình đo tỷ trọng trong phòng thí nghiệm

Cách dùng bình đo tỷ trọng hơi phức tạp hơn so với phù kế. Bước đầu tiên, cân khối lượng chính xác của bình đo trong trạng thái rỗng, không chứa mẫu, đã được vệ sinh sạch và khô ráo. Tiếp đến, ta mở nắp bình rồi đổ dần dần mẫu dung dịch, để tránh bọt khí, cho tới khi đầy bình. Ta giữ nguyên bình ở nhiệt độ 20 trong 30 phút. Sau khoảng thời gian chờ, ta cân bình chứa dung dịch rồi tính toán khối lượng chất lỏng. Tới đây ta tiếp tục thao tác đo nước cất tương tự như dung dịch mẫu, lưu ý là đo tiếp bằng bình đo tỷ trọng đó đã qua công đoạn vệ sinh. Khi có đủ khối lượng hai chất lỏng, ta tiến hành tính tỷ số giữa chúng. Kết quả cuối cùng sẽ lẻ 4 chữ số ở phần thập phân.

Đo bằng kit đo tỷ trọng

Khác với hai loại phía trên, kit đo tỷ trọng có đối tượng đo là vật liệu rắn và xốp. Thay vì dùng thang đo, nó sử dụng cân để thân tích. Ta lần lượt cân vật mẫu trong không khí có trọng lượng M1 và cân vật mẫu trong môi trường dung môi có trọng lượng M2. Độ chênh lệch của M1 và M2 chia cho chất lỏng sẽ r tỷ trọng của mẫu. Phương pháp này tuy tốn kém chi phí lẫn vật mẫu nhưng đổi lại kết quả của nó lại ít có sai số cũng như tiết kiệm thời gian cho người dùng.

Dùng máy đo tỷ trọng chất lỏng số

Tỷ trọng kế điện tử chỉ dành để đo tỷ trọng chất lỏng. Theo nguyên lý hoạt động của thiết bị này, sẽ có một ống thủy tinh rỗng dao động ở một tần số nhất định. Khi các ống được làm đầy bằng mẫu, tần số này sẽ có xu hướng thay đổi, khối lượng càng lớn thì tần số càng nhỏ. Tần số này sẽ được đo rồi chuyển thành tỷ trọng. Cuối cùng, việc hiệu chuẩn tỷ trọng được thực hiện trong không khí và nước cất. Mặc dù quy trình thực hiện có phần phức tạp, phải qua nhiều bước nhưng nếu bạn tuân thủ chuẩn xác thì kết quả đạt được sẽ có độ chính xác vượt ngoài mong đợi. 

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Tỷ trọng kế điện tử MDS-3000

Trên đây là một số phương pháp đo tỷ trọng phổ biến. Rõ ràng, không phải lúc nào máy đo tỷ trọng cầm tay, để bàn kỹ thuật số cũng chiếm ưu thế. Trong một số trường hợp nhất định, đo nhanh như phù kế lại hiệu quả hơn. Hoặc những lúc cần tính toán tỷ trọng của chất rắn ta phải ứng dụng kit đo tỷ trọng. Hay những lúc cần tỉ mỉ để đạt kết quả chính xác trong phòng thí nghiệm thì bình đo tỷ trọng lại là lựa chọn tốt nhất. Tóm lại, tùy hoàn cảnh và mục đích sử dụng sẽ có thiết bị phù hợp. Chúc bạn tận dụng được dụng cụ và đạt hiệu quả trong công việc.

Nơi mua cân điện tử và tỷ trọng kế uy tín tại Việt Nam

Hiện Tecostore - Thế giới thiết bị đo lường và Giải pháp kỹ thuật đang phân phối các sản phẩm đo lường cơ khí chính xác đa dạng đến từ nhiều thương hiệu uy tín. Khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm cân điện tử đến từ hãng Insize và các mẫu máy đo tỷ trọng đến từ hãng Alfa Mirage Nhật Bản. Các dòng sản phẩm tại Tecostore đều được nhập chính hãng 100%, giá cả hợp lý và luôn được FREESHIP trên phạm vi toàn quốc.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua những dụng cụ đo cơ khí chính xác chất lượng thì hãy gọi ngay tới số Hotline: 0966580080 của Tecostore để nhận được các tư vấn giàu chuyên môn nhé!

Tỷ trọng kế là dụng cụ quan trọng được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu. Người ta  dùng nó khi muốn đo lường giá trị khối lượng riêng của một chất nào đó. Vậy tỷ trọng là gì? sử dụng tỷ trọng kế như thế nào để kết quả đo chính xác? Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây với LabVIETCHEM nhé!.

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Tỷ trọng kế đo đất

– Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất so với khối lượng riêng của chất đối chứng, thường là nước.

– Khối lượng riêng (Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.

Tỷ trọng kế chỉ có thể đo chất làm mát/ chất chống đông cho Ethylene Glycol. Không thể dùng tỷ trọng kế để đo Propylene Glycol  vì khi nồng độ chất này lên đến 70% thì trọng lượng riêng tăng lên, nhưng trên 70% trọng lượng riêng giảm. Dung dịch 100% đọc chính xác lên đến 40%.

Kỹ thuật lấy mẫu là rất quan trọng trong việc sử dụng tỷ trọng kế. Bọt khí trong mẫu sẽ gây ra các phép đọc không chính xác. Phao phải được giữ cho không chạm vào các cạnh của tỷ trọng kế.

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Tỷ trọng kế

Các bước đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

– Lau sạch tỷ trọng kế bằng ethanol hoặc ether.

– Dùng đũa thuỷ tinh trộn đều chất lỏng cần xác định tỷ trọng.

– Đặt nhẹ nhàng tỷ trọng kế vào chất lỏng đó sao cho tỷ trọng kế không chạm vào thành và đáy của dụng cụ đựng chất thử. Chỉnh nhiệt độ tới 20oC và khi tỷ trọng kế ổn định, đọc kết quả theo vòng khum dưới của mức chất lỏng.

– Đối với chất lỏng không trong suốt, đọc theo vòng khum trên.

Phương pháp này cho kết quả với 2 hoặc 3 chữ số lẻ thập phân.

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Cách đọc tỷ trọng kế đúng

Ngoài ra ta có thể sử dụng cân thủy tĩnh Mohr-Westphal theo các bước sau

– Đặt cân trên mặt phẳng nằm ngang.

– Mắc phao vào đòn cân, đặt phao chìm trong nước cất ở nhiệt độ 20oC và chỉnh thăng bằng bằng các con mã đặt ở các vị trí thích hợp, thu được giá trị M.

– Lấy phao ra, thấm khô rồi đặt lại phao chìm trong chất lỏng cần xác định tỷ trọng, ở cùng nhiệt độ 20oC, chú ý sao cho phần dây treo chìm trong chất lỏng một đoạn bằng đoạn đã chìm trong nước cất. Chỉnh lại thăng bằng bằng các con mã đặt ở vị trí thích hợp, thu được giá trị M1.

– Tỷ số M1/M là tỷ trọng tương đối của chất cần xác định.

Phương pháp này cho kết quả với 3 chữ số lẻ thập phân.

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Cân thủy tĩnh Mohr-Westphal

LabVIETCHEM là công ty cung cấp hóa chất và dụng cụ thí nghiệm hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm đều được nhập khẩu trực tiếp từ những thương hiệu hàng đầu thế giới như Duran- Đức, Scilabware- Anh, Simax- CH Sec,…với nhiều kích cỡ khác nhau, thuận tiện cho nhu cầu của người sử dụng.

– Thao tác mua hàng nhanh chóng, thủ tục thanh toán đơn giản.

– Thời gian giao hàng kịp thời, đúng hẹn.

– Tư vấn trực tuyến 24/7 bởi đội ngũ nhân viên có giàu kinh nghiệm, am hiểu sản phẩm.

– Chính sách bảo hành đảm bảo.

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Giao hàng tận tay khách hàng

Phương pháp đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế

Vận chuyển nhanh chóng, kịp thời

Mọi thắc mắc của quý khách hàng về sản phẩm tỷ trọng kế, vui lòng liên hệ số hotline 1900 2639 của LabVIETCHEM để được tư vấn hỗ trợ và báo giá tốt nhất

Xem thêm

>>> Quy trình kiểm định tỷ trọng kế có đạt chuẩn hay không

>>> Hướng dẫn sử dụng phễu chiết thủy tinh trong phòng thí nghiệm