Phương pháp lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp là

Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh – Câu 3 trang 169 SGK Công nghệ 10. Nêu phương pháp xác định kế hoạch bán và mua hàng hóa của doanh nghiệp.

Nêu phương pháp xác định kế hoạch bán và mua hàng hóa của doanh nghiệp.

– Kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở tổng hợp nhu cầu thi trường thông qua các đơn đặt hàng (hoặc hợp đồng mua hàng) của khách hàng.

Trong trường hợp doanh nghiệp bán lẻ trên thi trường thì kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở dự đoán nhu cầu của thi trường.

– Kế hoạch mua hàng được xác đinh phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Quảng cáo

– Kế hoạch vốn doanh nghiệp được xác đinh căn cứ vào nhu cầu mua hàng hóa, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế.

– Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch.

– Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác đinh trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thi trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất đinh (quý, năm…)

Câu 3 trang 169 sgk Công nghệ 10

Nêu phương pháp xác định kế hoạch bán và mua hàng hóa của doanh nghiệp.

Lời giải:

- Kế hoạch bán hàng xác định dựa trên nhu cầu thị trường được thể hiện bằng các hợp đồng của khách hàng.

- Kế hoạch bán hàng được tính bằng mức bán hàng thực tế trong một khoảng thời gian (tháng, quý, năm) và có xét thêm các yếu tố tăng giảm lượng hàng hóa bán ra.

- Kế hoạch mua hàng được xác định dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Kế hoạch mua hàng tính bằng mức bán kế hoạch và có xét thêm nhu cầu dự trữ hàng hóa.

Xem toàn bộ Soạn Công nghệ 10: Bài 53. Xác định kế hoạch kinh doanh

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì cần lập kế hoạch mua nguyên vật liệu còn đối với doanh nghiệp thương mại thì cần lập kế hoạch mua hàng hoá. việc lập kế hoạch mua hàng sát với tình hình thực tế nhu cầu sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn, quan trọng trong hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch mua hàng là việc dự tính từng số lượng mặt hàng cần phải mua vào trong kỳ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và dự toán giá trị hàng cần mua vào trong kỳ của doanh nghiệp.

* Căn cứ để lập kế hoạch mua hàng là:

- Dự toán khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao trong kỳ kế hoạch (đối với đơn vị sản

xuất kinh doanh ); dự toán khối lượng hàng hoá tiêu thụ (đối với đơn vị thương mại).

- Dự toán hàng tồn kho cuối kỳ.

- Định mức đơn giá hàng mua vào trong kỳ kế hoạch.

* Phương pháp lập kế hoạch mua hàng.

Lập kế hoạch mua hàng cho từng mặt hàng có nhu cầu cho sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch cả về số lượng và giá trị tiền. Tổng hợp giá trị tiền hàng mua vào trong kỳ kế hoạch thành dự toán hàng mua vào.

Phương pháp lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp là

Nguồn: Ths. Đinh Xuân Dũng và các tác giả khác (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

27 Tháng Bảy, 2017

Quản trị mua hàng có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ phải tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát hoạt động mua hàng sao cho mua đ­ược hàng thư­ờng xuyên, đều đặn và kịp thời, cung cấp hàng hoá phù hợp với nhu cầu về số l­ượng, cơ cấu, chủng loại với chất lư­ợng tốt, giá cả hợp lí. Với doanh nghiệp sản xuất việc mua hàng lại càng quan trọng. Để việc mua hàng diễn ra thuận lợi thì việc đầu tiên là lập kế hoạch mua hàng như thế nào? Căn cứ vào kế hoạch mua hàng chi tiết của doanh nghiệp sản xuất ra sao? Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề đó.

1. Xác định mục tiêu kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp sản xuất

Đối với một doanh nghiệp, việc xác định mục tiêu là một trong những yếu tố cần thiết trong kinh doanh của họ, cho dù họ kinh doanh ngành nghề gì đi nữa. Mục tiêu đó luôn đòi hỏi những nỗ lực không ngừng của tập thể. Song không phải mục tiêu nào cũng phù hợp cho sản xuất kinh doanh, mà chỉ những mục tiêu có căn cứ vững chắc mới mang lại những bước tiến vượt bậc. Trong số đó, mục tiêu mua hàng đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp sản xuất.

Vậy: Mua cái gì? Mua bao nhiêu? Mua khi nào?

Đó sẽ là ba câu hỏi cần có câu trả lời, và chúng chính là mấu chốt để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu giúp giảm chi phí mua hàng, chi phí tồn kho giảm phần lớn vốn đầu tư vào hàng hóa lưu kho (tối ưu vòng quay hàng tồn kho).

2. Căn cứ để lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp sản xuất

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta xem như đã biết được các con số cụ thể như đề cập bên dưới mà không đi sâu vào khái niệm cũng như phương thức xác định cụ thể.

BOM – Bill of Materials là căn cứ đầu tiên giúp doanh nghiệp xác định những gì cần mua để sản xuất được một cái ghế chẳng hạn.

On-hand inventory – Là lượng hàng hóa/NVL/BTP tồn kho thực tế đang có trong kho của mình.

In-coming Inventory – Khác với on-hand, In-coming là lượng hàng đã được đặt mua và đang trên đường đến, và biết trước được thời điểm đến của số hàng này.

Leadtime – Là một trong những yếu tố khó xác định nhất, đây là khoảng thời gian mà NCC hứa sẽ thực hiện giao hàng hoàn tất từ khi đặt hàng hoặc thời gian chờ từ khi bắt đầu sản xuất một bộ phận cho tới khi bộ phận đó sẵn sàng cho khâu lắp ráp tiếp theo.

Phương pháp lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp là

Ngoài những căn cứ cơ bản để lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp sản xuất đã nêu ở trên thì để có một kế hoạch mua hàng chi tiết đòi hỏi doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố hơn. Cụ thể là các vấn đề sau:

  • Gross Requirement: Lượng nhu cầu dự báo đối với hàng hóa, vật tư.
  • Scheduled Receipt: Kế hoạch nhận hàng của các đơn hàng mua trước đó.
  • Projected On Hand: Tồn kho tại thời điểm kế hoạch sau khi cộng số lượng sẽ nhận (2) và trừ đi số lượng nhu cầu dự báo (1).
  • Projected Net Requirement: Lượng hàng còn thiếu lượng hàng nhu cầu (1) so với lượng hàng tồn (3) của cuối kỳ trước đó
  • Planned Order Receipt: Số lượng nhận hàng kế hoạch cần thiết để đáp ứng lượng hàng còn thiếu (4).
  • Planned Order Release: Đơn hàng kế hoạch lấy số lượng nhận hàng kế hoạch để lên đơn hàng, thời điểm đặt hàng sẽ đặt trước đó 1 khoảng thời gian bằng (hoặc lớn hơn) Leadtime của NCC

Trong giới hạn bài viết này, chúng ta sẽ loại bỏ những yếu tố khác như mức tồn kho tối thiểu, tối đa, yếu tố con người, mức chiết khấu mua hàng số lượng, tối ưu chi phí vận tải trong tính toán để có thể hiểu và áp dụng một cách cơ bản cách chỉ tiêu quan trọng.

Trên đây là yếu tố cơ bản Căn cứ để lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp sản xuất và những vấn đề ảnh hưởng đến kế hoạch mua hàng chi tiết phổ biến. Tuy nhiên, đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những đặc thù khác nhau từ đó họ sẽ có những chiến lược riêng. Một trong những chiến lược phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp dùng “sự trợ giúp” của các phần mềm. Phần mềm quản trị mua hàng là một lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp để quản lý tốt vấn đề này.

Trên thị trường hiện này có một công cụ giúp theo dõi mua vật tư, hàng hóa trên phân hệ phần mềm, mang đến cho khách hàng công cụ hữu hiệu như: phân tích mua hàng từ các nhà cung cấp nào là hiệu quả nhất, phân tích cơ cấu tỷ trọng nhập của các mặt hàng, ngành hàng... Đó là phần mềm quản lý mua hàng của BRAVO.

>>> Xem thông tin chi tiết về phần mềm quản lý mua hàng của BRAVO

  • Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.

  • Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng.

  • Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư.

  • Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước.

  • Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng.

  • 5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

    • Kế hoạch bán hàng

    • Kế hoạch mua hàng

    • Kế hoạch tài chính

    • Kế hoạch lao động

    • Kế hoạch sản xuất

a. Kế hoạch bán hàng: 

  • Bán cái gì? Khi nào bán? Bán bằng cách nào?

Kế hoạch bán hàng = Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua +(-) Các yếu tố tăng (giảm)

  • Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường.  Dự đoán nhu cầu thị trường.

  • Ví dụ 1: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Hữu Hoàng năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

    • Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

  • Ví dụ 2: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Phúc Khang năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

    • Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

b. Kế hoạch mua hàng: 

  • Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

Kế hoạch mua hàng = Mức bán kế hoạch +(-) Nhu cầu dự trữ hàng hoá

  • Cơ sở xác định: sự phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

  • Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?

    • Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 (két bia)

c. Kế hoạch sản xuất:

  • Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào..

Kế hoạch sản xuất = Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng

  • Cơ sở xác định:  căn cứ vào năng lực sản xuất và  nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý,năm….)

  • Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp?

    • Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là: 10.000 sản phẩm / tháng x12 tháng =120.000 (sản phẩm)

d. Kế hoạch lao động: 

  • Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? Bố trí ra sao?.

Kế hoạch lao động cần sử dụng = Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người

  • Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch lao động.

  • Ví dụ: Danh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm / tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doang nghiệp X?

    • Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 (người)

e. Kế hoạch tài chính: 

  • Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? Khi nào cần?....

  • Sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…).

Kế hoạch vốn của doanh nghiệp = Vốn hàng hoá + Tiền công + Tiền thuế

  • Cơ sở xác định: căn cứ vào nhu cầu mua hàng hoá, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế. 

  • Ví dụ: Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép,100 triệu đồng  trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế / năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?  

    • Trả lời: Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 (triệu đồng)