Quần cư nông thôn có cách tổ chức sinh sống

Câu hỏi: Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là?

A. Mật độ dân số.

B. Hoạt động kinh tế.

C. Nhà cửa.

D. Lối sống.

Trả lời:

Đáp án: B. Hoạt động kinh tế

Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là hoạt động kinh tế chủ yếu.Quần cư nông thôn có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, còn quần cư thành thị là dịch vụ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về quần cư nông thôn và quần cư thành thị nhé!

1. Quần cư nông thôn là gì?

- Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào các hoạt động kinh tế chủ yếu. Cụ thể là các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.

- Quang cảnh ở nông thôn chủ yếu là làng mạc, thôn xóm phân tán. Đời sống ở đây gắn liền với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước. Kinh tế ở quần cư nông thôn đang phát triển. Vì vậy dân cư tại đây thường phân bổ trải dài theo diện tích lãnh thổ và sinh sống cạnh những vùng đất phù hợp với việc trồng cây, vườn ao chuồng.

- Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, các làng quê Việt đã có nhiều thay đổi đáng kể. Thay vì chỉ sinh sống dựa vào nông nghiệp như trước đây thì quần cư này đang dần chuyển mình theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

2. Quần cư đô thị là gì?

- Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhà cửa tập trung san sát với mật độ cao. Quan cảnh là các nhà cao tầng, đường phố đông đúc.

- Tại thành thị, nền kinh tế xã hội phát triển, đâu đâu cũng là những ngôi nhà ống san sát nhau, những tòa nhà cao tầng ngày một nhiều hơn. Những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì sẽ sinh sống trong các toà nhà biệt thự.

- Nhìn chung, các khu đô thị ở nước ta có nhiều chức năng với đầy đủ các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, giáo dục… đáp ứng tối đa cuộc sống của người dân. Trong đó các thành phố chính là quần cư đô thị hàng đầu với kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học phát triển.

3. Sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị

Sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị thể hiện ở nhiều khía cạnh:

- Quần cư nông thôn phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành nông nghiệp lâm nghiệp hay ngư nghiệp.Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.Trong khi ở quần cư đô thị, các hoạt động kinh tế chủ yếu ở sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

- Nếu như ở quần cư nông thôn có dân cư thưa thớt, các làng xóm sống phân tán. Trong khi đó, quần cư đô thị lại có nhà cửa, phố xá đông đúc, tập trung dân số với mật độ cao.

- Đời sống kinh tế của vùng nông thôn còn nhiều hạn chế do kinh tế còn chưa phát triển, nghèo nàn. Ở các vùng thành thị, kinh tế phát triển nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế nâng cao. Ở đây là nơi tập trung của những “người giàu”.

- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị cũng có những điểm khác biệt. Trong khi ở nông thôn, người ta thường sống giản dị, tiết kiệm thì ở thành thị, con người có thể sống, tiêu xài thoải mái hơn.

- Trên thế giới hiện nay, tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần.

- Hiện nay, ở các khu đô thị thường có trình độ sản xuất phi nông nghiệp tức công nghiệp và dịch vụ phát triển. Chính vì vậy quy mô dân số tại quần cư thành thị sẽ tập trung và cao hơn so với vùng nông thôn.

- Bên cạnh dó, do ảnh hưởng của sự đô thị hóa, các quần cư nông thôn đang có sự chuyển mình đáng kể. Không chỉ về quy mô mà quần cư nông thôn đang dần thay đổi về cấu trúc, chức năng…. Bên cạnh chức năng chính là chế biến các sản phẩm nông nghiệp, hiện nay quần cư nông thôn đang hướng đến mục tiêu phát triển thủ công nghiệp, lâm nghệ, thể thao, du lịch… một cách hoàn thiện hơn.

Câu hỏi: Nêu những sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?

Trả lời:

- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về quần cư đô thị và quần cư nông thôn nhé

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị

Có hai kiêu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.

Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Lối sống nông thôn và lối sống đô thị cũng có những điểm khác biệt.

Trên thế giới, tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần.

2. Đô thị hóa, các siêu đô thị

- Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị.

- Các đô thị có từ thời cổ đại.

+ A-ten: Hy Lạp

+ Rôma: Italia

+ Cairô: Ai Cập

+ Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy lạp, La Mã (là lúc có trao đổi hàng hóa).

- Dân số thế giới sống trong đô thị tăng từ 5% (thế kỉ XVIII) lên46% (2001).

- Đô thịphát triển mạnh nhất (thế kỷ XIX) lúc công nghiệp phát triển.

- Dự kiến đến năm 2025 dân số đô thị sẽ là 5 tỉ người

- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng thành siêu đô thị nhất làở các nước phát triển.

-Đô thị hoá là xu thế của thế giới hiện nay, nhưng quá trình phát triển tự phát của nhiều siêuđô thị và cácđô thị mới cũngđể lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khoẻ, giao thông,..của người dânđô thị.

3. Trả lời câu hỏi trong SGk

Câu hỏi (trang 10 sgk Địa Lí 7):- Quan sát hai hình ảnh dưới đây và dựa vào sự hiểu biết của mình, cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường sá ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?

Trả lời:

- Hình 3.1: nhà cửa nằm giữa đồng ruộng, phân tán

- Hình 3.2: nhà cửa tập trung san sát thành phố sá.

Câu hỏi (trang 11 sgk Địa Lí 7): Đọc hình 3.3, cho biết:

- Châu lục nào có nhiều đô thị từ 8 triệu dân số trở lên nhất?

- Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu trở lên?

Trả lời:

- Châu lục có nhiều đô thị từ 8 triệu dân số trở lên nhất: Châu Á

- Các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu trở lên : Bắc Kinh, Thiên Tân, Xơ – un, Tô – ki – ô, Ô – xa – ca – Cô – bê, Thượng Hải , Ma – ni – la, Gia – các – ta , Niu Đê – li, Côn – ca – ta, Mum – bai, Ka – ra – si.

4. Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

Giải bài tập 2 trang 12 SGK địa lý 7: Dựa vào bảng thống kê (SGK), cho nhận xét về sự thay đổi dân số và thay đổi ngôi thứ của 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới từ năm 1950 đến năm 2000. Các siêu đô thị này chủ yếu thuộc châu lục nào?

Trả lời:

– Theo số dân của siêu đô thị đông nhất: tăng dần từ 12 đến 20 triệu, rồi đến 27 triệu.

– Theo ngôi thứ:

+ Niu I-ooc: từ thứ nhất năm 1950 và 1975, xuống thứ hai năm 2000.

+ Luân Đôn: từ thứ hai năm 1950 xuống thứ bảy năm 1975, ra ngoài danh sách 10 siêu đô thị năm 2000.

+ Tô-ki-ô: không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950, lên thứ hai năm 1975 và thứ nhất năm 2000.

+ Thượng Hải: không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950, lên thứ ba năm 1975 và tụt xuống thứ sáu năm 2000.

+ Mê-hi-cô Xi-ti: không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950, lên thứ tư năm 1975 và giữ được vị trí thứ tư vào năm 2000.

+ Lốt An-giơ-let: không có tên trong danh sách siêu đô thị nám 1950, lên thứ năm năm 1975 và tụt xuống vị trí thứ tám vào năm 2000.

+ Xao Pao-lô: không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950, lên thứ sáu năm 1975 và lên vị trí thứ ba vào năm 2000.

+ Bắc Kinh: không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950, lên thứ tám năm 1975 và lên vị trí thứ bảy vào năm 2000.

+ Bu-ê-nôt Ai-ret: không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950, lên thứ chín năm 1975 và ra ngoài danh sách 10 siêu đô thị năm 2000.

+ Pa-ri: không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950, lên thứ mười năm 1975 và ra ngoài danh sách 10 siêu đô thị năm 2000.

– Theo châu lục:

+ Năm 1950: có 1 ở Bắc Mĩ, 1 ở châu Âu.

+ Năm 1975 : có 3 ở Bắc Mĩ, 2 ở châu Âu, 3 ở châu Á, 2 ở Nam Mĩ.

+ Năm 2000: có 3 ở Bắc Mĩ, châu Âu không có, 6 ở châu Á, 1 ở Nam Mĩ.