Quốc tử giám là ai

Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là minh chứng cho truyền thống hiếu học của cha ông ta.

Quốc tử giám là ai

Văn Miếu được xây dựng năm Thần Vũ thứ hai (1070) dưới thời nhà Lý.

Quốc tử giám là ai

Lý Thánh Tông (1023-1072) là vị vua đã cho xây dựng Văn Miếu. Ông là vị hoàng đế thứ ba của nhà Lý, trị vì từ năm 1054. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu.

Quốc tử giám là ai

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền bốn mùa cúng tế, hoàng thái tử đến đấy học”. Sau này, nhà sư phạm nổi tiếng của nước ta là Chu Văn An cũng được thờ ở đây.

Quốc tử giám là ai

Theo Việt sử thông giám cương mục, "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất tháng tư... lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Người đầu tiên học tập ở Văn Miếu là thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông sau này.

Quốc tử giám là ai

Năm 1484, dưới thời Lê Thánh Tông - vị vua nổi tiếng anh minh của nhà Lê - bia tiến sĩ được xây dựng để ghi danh những người đỗ đại khoa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Quốc tử giám là ai

Hiện nay, 82 bia tiến sĩ vẫn còn được lưu giữ tại Văn Miếu. Những bia này được dựng từ năm 1484 đến năm 1780, khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ ba) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40).

Quốc tử giám là ai

Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên ở khoa thi năm 1442. Ông là trạng nguyên đầu tiên được khắc tên lên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Quốc tử giám là ai

Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám.

Vua Lý Thánh Tông lập Văn Miếu 

Nguyễn Thanh Điệp (Theo Zing)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Tin cùng chuyên mục

  • Quốc tử giám là ai
  • Quốc tử giám là ai
  • Quốc tử giám là ai
  • Quốc tử giám là ai
  • Quốc tử giám là ai
  • Quốc tử giám là ai

Tin nổi bật

  • Quốc tử giám là ai

Đến viếng thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám để hiểu hơn về nước Việt Nam nghìn năm văn hiến và thêm yêu nhiều nét đẹp văn hoá - lịch sử dân tộc, bạn nhé!

Trong hành trình du lịch Hà Nội, nhất định bạn phải dành thời gian để tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám – đền thờ Khổng Tử, và là trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ thời Lý. Không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt cho đất Việt bao đời, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là chứng nhân lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Với những ý nghĩa quan trọng về mặt kiến trúc, văn hóa, lịch sử, Văn Miếu Quốc Tử Giám xứng đáng là một điểm đến cho bạn thêm yêu nước Việt, và mong muốn giới thiệu quần thể di tích quốc gia đặc biệt này cho bạn bè quốc tế. 

Hãy theo chân Klook Việt Nam tìm hiểu một số thông tin thú vị về địa danh nổi tiếng này và giải đáp những câu hỏi thường gặp về Văn Miếu Quốc Tử Giám nhé. 

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc trang nghiêm, tĩnh mịch tại phía Nam kinh thành Thăng Long, ngày nay là số 57 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là nơi giao thoa bốn tuyến phố lớn của quận Đống Đa, nên rất dễ tìm đến cho dù bạn đi bằng phương tiện nào.

Trong những tài liệu và báo chí viết bằng tiếng Anh, “Văn Miếu” được gọi là “Temple of Literature”, và “Quốc Tử Giám” được gọi là “Imperial Academy”.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể kiến trúc gồm hai di tích: Văn Miếu và Quốc Tử Giám.

Văn Miếu được Vua Lý Thánh Tông cho xây từ mùa thu năm 1070, để thờ Khổng Tử, Chu Công, cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và các bậc hiền triết Nho giáo. Sau này, vào năm 1370, khi Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An qua đời, Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ông ở Văn Miếu, bên cạnh Khổng Tử.

Quốc Tử Giám được Vua Lý Nhân Tông cho xây kề sau Văn Miếu vào năm 1076 với mục đích thành lập trường học hoàng gia, dành riêng cho các “quốc tử”, tức con vua, chúa, và các bậc đại quyền quý trong triều. Về sau, từ năm 1253, vua Trần Thái Tông chiếu lệnh mở rộng Quốc Tử Giám, cho phép con cái thường dân có năng lực xuất sắc được theo học tại đây.

Ý tưởng thành lập bia tiến sĩ xuất phát từ năm 1442, thời hậu Lê, khi Nho giáo đang rất thịnh hành.

Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông chính thức khởi dựng bia Tiến sĩ, nhằm vinh danh những sĩ tử đỗ đạt Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442. Các tiến sĩ của mỗi khoa thi được khắc tên trên một tấm bia và đặt trang trọng đặt trên lưng rùa. Nhà Lê đều đặn tổ chức thi ba năm một lần, và đến năm 1484 thì đã được 12 khoa thi.

Tuy vậy, không phải sau khoa thi nào cũng được khắc bia ngay, và cũng không phải tấm bia nào cũng trường tồn với thời gian. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và tác động của ngoại cảnh, nhiều tấm bia đã bị hư hỏng hoặc mất mát. 

Với ba đợt dựng bia Tiến sĩ lớn vào các năm 1484, 1653, 1717, xen kẽ hai giai đoạn dựng bia thường xuyên vào cuối các triều đại Lê sơ và Lê trung hưng, ngày nay, tại vườn bia Tiến sĩ còn lại 82 tấm bia.

Dù không còn giữ được đủ số lượng như xưa, nhưng công trình điêu khắc này được xem như pho sử đá mang giá trị lịch sử và văn hóa cực kỳ lớn. Vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là Di sản tư liệu thế giới. Như vậy, sau Mộc bản triều Nguyễn, bia Tiến sĩ là di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam được đưa vào danh sách Di sản tư liệu thế giới.

Với hơn 700 năm hoạt động và đào tạo ra hàng nghìn nhân tài tuấn kiệt cho nước Việt, Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày nay trở thành nơi thu hút rất nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, và bày tỏ sự ngưỡng mộ. Ngoài ra, đây còn là nơi tổ chức khen tặng các học sinh xuất sắc của thủ đô, và diễn ra lễ hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng.

Hiện tại, bạn có thể tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám vào các ngày trong tuần, từ 8h đến 16h30 với giá vé vào cửa như sau:

  • Học sinh và sinh viên: 15.000đ/người

  • Người khuyết tật và người trên 60 tuổi: 15.000đ/người

  • Trẻ em dưới 15 tuổi: Miễn phí

Một biểu tượng vượt thời gian của thủ đô, một hình ảnh đã được in trên tờ tiền 100.000đ của quốc gia Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám mãi mãi là một địa điểm không-thể-bỏ-lỡ khi nhắc đến du lịch Hà Nội nói riêng, và du lịch Việt Nam nói chung. Hy vọng, với những thông tin khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn sẽ cảm thấy háo hức hơn và muốn check-in địa điểm này ngay trong lần ghé đến Hà thành tiếp theo.

Nếu đi Hà Nội bằng máy bay, bạn nhớ đặt xe đưa đón sân bay Nội Bài để có thể nhanh chóng di chuyển về khách sạn mà không cần chờ đợi lâu nhé. Bạn có thể sử dụng bất kỳ phương tiện nào để đi lại trong nội thành Hà Nội, nhưng để tiết kiệm thời gian mà vẫn thoải mái đến nơi mình thích, hãy tham khảo dịch vụ thuê xe riêng ở Hà Nội.

Tổng Hợp Mã Giảm Giá Klook Mới Nhất 

Cơ Hội Du Lịch “Không Đau Ví” Cho Người Mê Xê Dịch

(*) Chương trình khuyến mãi và mã giảm giá Klook có số lượng cực kỳ giới hạn. Sự kiện có thể kết thúc sớm khi hết ưu đãi. Vậy nên, bạn hãy ghé thăm chuyên trang ưu đãi Klook thường xuyên để cập nhật tin tức và “deal” mới nhất nhé! 

(**) Điều kiện và điều khoản áp dụng đi kèm với mỗi mã giảm giá Klook. 

Bạn sẽ đến Văn Miếu Quốc Tử Giám trong hành trình vi vu sắp tới chứ?