Quy luật là gì cho ví dụ

Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin là các quy luật cơ bản trong phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và được áp dụng để giải thích về sự phát triển của sư vật, hiện tượng, ba quy luật này hợp thành nguyên lý về sự phát triển. Ba quy luật cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin, nó là một trong những nền tảng, cơ bản cấu thành phép biện chứng duy vật cũng như một trong những nội dung quan trọng của toàn bộ triết học Mác-Lenin.

Mục lục

  • 1 Nội dung
  • 2 Ý nghĩa
  • 3 Tham khảo
  • 4 Chú thích

Nội dungSửa đổi

Chủ nghĩa duy vật biện chứng bao gồm hai nguyên lý cơ bản là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thể hiện qua sáu cặp phạm trù được sử dụng là Cái chung và cái riêng, Bản chất và hiện tượng, Nội dung và hình thức, Tất nhiên và ngẫu nhiên, Nguyên nhân và kết quả, Khả năng và hiện thực.

Nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất và quy luật phủ định. Trong đó:

  • Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
  • Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
  • Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt động cách mạng của những người Cộng sản.

Theo Các Mác: Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện chứng chỉ đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưởng gia giao điếu của chúng mà thôi, vì trong quan niệm tích cực về cái đang tồn tại, phép biện chứng cũng bao hàm cả quan niệm, sự phủ định cái đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó, vì mỗi hình thái đều được phép biện chứng xét trong sự vận động, tức xét cả mặt nhất thời của hình thái đó;… vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng.[1]

Ý nghĩaSửa đổi

Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật chỉ ra hình thức chung nhất của sự vận động, phát triển của thế giới vật chất và nhận thức của con người về thế giới đó, đồng thời các quy luật này cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy biện chứng. Vì vậy đây là nền tảng cho sự phát triển của sự vật hiện tượng sau này.

Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân và động lực bên trong của sự vận động, quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức và tính chất của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra.

Các quy luật này định hướng cho việc nghiên cứu của những quy luật đặc thù và đến lượt mình, những quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới, của nhận thức và những hình thức cụ thể của chúng chỉ có tác dụng trên cơ sở và trong sự gắn bó với những quy luật đặc thù.

Theo triết học Mác-Lênin thì mối quan hệ qua lại giữa các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật với các quy luật đặc thù của các khoa học chuyên ngành tạo nên cơ sở khách quan của mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với các khoa học chuyên ngành.

Tham khảoSửa đổi

  • Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
  • Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Nhập môn Marx, Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Một số vấn đề Triết học Mác – Lênin: Lý luận và thực tiễn (tái bản có bổ sung), Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Triết học Mác – Lênin (tập II), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)
  • Triết học Mác – Lênin (tập III), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)
  • Triết học Mác – Lênin (tập II), Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung), Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin (tái bản lần thứ 5), An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa)

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Các Mác và Ph.Ăng-ghen: Tuyển tập, tập III, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1982, trang 209

“Quy luật” là thuật ngữ chúng ta thường xuyên bắt gặp trong các môn khoa học và trong thực tiễn cuộc sống. Đối với triết học Mác – Lênin, chúng ta càng cần phải nắm chắc định nghĩa quy luật là gì và việc phân loại quy luật.

Bạn đang xem: Quy luật là gì


1. Định nghĩa quy luật

– Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.

– Mọi quy luật đều mang tính khách quan. Các quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự cấu tạo thuần túy của tư tưởng. Những quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và của tư duy.

– Giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm luôn diễn ra cuộc đấu tranh khi giải đáp câu hỏi quy luật là gì. Các nhà triết học duy tâm luôn phủ nhận sự tồn tại khách quan của quy luật. 

2. Phân loại quy luật

Các quy luật hết sức đa dạng, muôn vẻ. Chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, vai trò của chúng đối với với quá trình vận động và phát triển của sự vật.

Do đó, việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật khác nhau phục vụ mục đích của con người trong thực tiễn.

2.1. Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành:

– Các quy luật riêng:

Là các quy luật biểu hiện những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.

Ví dụ: Quy luật vật lý, quy luật hóa học, quy luật sinh học.

– Các quy luật chung:

Đó là các quy luật có phạm vi tác động rộng hơn so với quy luật riêng.

Ví dụ: Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Quy luật này được áp dụng cho cả vật lý, hóa học, sinh học…

– Những quy luật phổ biến:

Đây là những quy luật tác động trong mọi lĩnh của tự nhiên, xã hội và tư duy.


Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:

+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

+ Quy luật phủ định của phủ định.

Xem thêm: Hàng Xách Tay Tiếng Anh Là Gì ? Xách Tay Trong Tiếng Tiếng Anh

2.2. Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau:

– Quy luật tự nhiên:

Là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người.

Ví dụ:

+ Quy luật trao đổi chất của các sinh vật sống, bao gồm con người, động vật, thực vật…

+ Quy luật hình thành, hoạt động của núi lửa.

Quy luật là gì cho ví dụ

Quy luật là gì cho ví dụ

Quy luật hình thành và hoạt động của núi lửa là quy luật tự nhiên. Ảnh: Baomoi.com.– Quy luật xã hội:

Đó là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội; chúng không thể nảy sinh và tác động nếu thiếu hoạt động có ý thức của con người.

Mặc dù liên quan con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ các quy luật xã hội. Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.

Ví dụ:

+ Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

– Quy luật của tư duy:

Loại quy luật này nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, những phán đoán mà nhờ đó hình thành tri thức trong tư tưởng con người.

Ví dụ:

+ Quy luật đồng nhất trong tư duy.

+ Quy luật cấm mâu thuẫn.

+ Quy luật bài chung.

xemlienminh360.net

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!