Quyết định 27 2023 về ngành nghề kinh doanh

Luật Doanh nghiệp đã thể chế hoá quyền tự do kinh doanh hiến định: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm”. Do đó, chỉ trừ các ngành cấm theo quy định tại Luật Đầu tư, doanh nghiệp có thể kinh doanh bất cứ những ngành mà mình có chuyên môn, có cơ hội, có ý tưởng. Nếu đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện trước khi bắt đầu kinh doanh.

Pháp luật doanh nghiệp cũng quy định ngành nghề kinh doanh không được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thông tin về ngành nghề chỉ thể hiện trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Tuy nhiên, khi tiến hành các thủ tục liên quan, doanh nghiệp không tránh khỏi khó khăn với các quy định pháp lý vốn không dễ tiếp cận. Việc sử dụng dịch vụ để hỗ trợ thủ tục đổi tên công ty là điều nên cân nhắc. 

  • Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Việt Luật 
  • LƯU Ý TRƯỚC KHI BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ 
    • 1. Ngành cấm kinh doanh: 
    • 2. Ngành kinh doanh có điều kiện
    • 3. Đối với các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. 
  • Các bước thủ tục bổ sung ngành nghề công ty
  • Việc cần làm sau khi thay đổi bổ sung ngành nghề công ty

Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Việt Luật 

Khi chọn Việt Luật hỗ trợ thay đổi bổ sung ngành nghề công ty, quý doanh nghiệp chỉ cần cung cấp mã số thuế của công ty, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục liên quan. Sau 3 ngày, chúng tôi sẽ giao giấy xác nhận đăng ký ngành nghề mới  

  • Phí dịch vụ thay đổi bổ sung ngành nghề: 1.000.000 VND (đã bao gồm lệ phí Nhà nước, bố cáo điện tử).

Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm thuế GTGT (10%)

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 

Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines) – 028.3517.2345 – 028.3846.7777

Điện thoại di động (Zalo – Viber): 0934.234.777 – 093.8234.777 – 0936.234.777 

Email:

Quyết định 27 2023 về ngành nghề kinh doanh

LƯU Ý TRƯỚC KHI BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ 

1. Ngành cấm kinh doanh: 

Doanh nghiệp cấm kinh doanh các ngành nghề sau đây: 

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

g) Kinh doanh pháo nổ 

2. Ngành kinh doanh có điều kiện

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện kinh doanh trước khi tiến hành kinh doanh. Doanh nghiệp không phải chứng minh điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký kinh doanh.    

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vui lòng xem bài viết sau đây :

243 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi ra kinh doanh phải biết

3. Đối với các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. 

Khác với trước đây là đăng ký mới được kinh doanh, pháp luật về doanh nghiệp quy định kinh doanh rồi mới thông báo. Theo đó, trong vòng 10 ngày kể từ khi triển khai kinh doanh ngành nghề chưa đăng ký thì doanh nghiệp phải gởi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh để đăng ký cho ngành nghề kinh doanh mới. 

Vì vậy, khi có ý tưởng kinh doanh một ngành nghề mới, doanh nghiệp cứ triển khai ngay ngành này và tiến hành thông báo trong vòng 10 ngày.    

Ngành nghề kinh doanh được liệt kê trong danh mục ngành nghề kinh tế quốc dân với mã ngành được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg:

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ

Các bước thủ tục bổ sung ngành nghề công ty

Bước 1: Tra cứu ngành nghề trong danh mục ngành nghề kinh tế quốc dân 

    • Liệt kê các ngành nghề mà doanh nghiệp dự kiến bổ sung 
    • Đối chiếu xem ngành nghề có bị cấm kinh doanh hay không. 
    • Đối chiếu xem ngành nghề có điều kiện hay không và điều kiện như thế nào. 
    • Đối chiếu với danh mục ngành nghề kinh tế quốc dân để chọn tên ngành và mã ngành cho phù hợp. 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty bao gồm

    • Giấy đề nghị đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề công ty (do người đại diện theo pháp luật ký);
    • Quyết định bằng về việc thay đổi bổ sung ngành nghề  của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
    • Bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thay đổi bổ sung ngành nghề của Hội đồng thành viên (có chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
    • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp  (do người đại diện theo pháp luật ký);
    • Giấy tờ ủy quyền hoặc giới thiệu cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi tên công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh

    • Sau khi hồ sơ có đủ chữ ký và con dấu tiến hành nộp hồ sơ qua mạng của cơ quan đăng ký kinh doanh 
    • Sau khi có tiếp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
    • Cơ quan đăng ký ra kết quả chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có).

Bước 4: Đăng bố cáo điện tử trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Việc cần làm sau khi thay đổi bổ sung ngành nghề công ty

Sau khi thay đổi bổ sung ngành nghề, doanh nghiệp cần tiến hành các việc sau:

  • Tìm hiểu đối chiếu những ngành nghề đăng ký bổ sung có phải là ngành kinh doanh có điều kiện không. 
  • Nếu ngành bổ sung là ngành kinh doanh có điều kiện thì tìm hiểu điều kiện kinh doanh là gì. 
  • Tiến hành đăng ký xin “giấy phép con” nếu ngành kinh doanh có điều kiện.