Rửa ruột là gì

09/09/2018

Nội dung chính

  • 1 Ngày phẫu thuật
  • 2 Chuẩn bị cho việc phẫu thuật
  • 3 Chất lỏng và trong
  • 4 Một ngày trước khi phẫu thuật
  • 5 Vào ngày phẫu thuật
  • 6 Tài liệu tham khảo

Bài viết thứ 7 trong 8 bài thuộc chủ đề Phẫu thuật

Ngày phẫu thuật

Rửa ruột rất cần thiết trước khi phẫu thuật. Bạn chỉ có thể được phẫu thuật nếu trong ruột của bạn trống rỗng không có phân. Việc rửa ruột này làm sạch ruột và làm giảm bớt khả năng bị nhiễm trùng trong thời gian phẫu thuật.

Rửa ruột là gì

Chuẩn bị cho việc phẫu thuật

  • Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy nói với bác sĩ trước khi phẫu thuật dù bạn có cần phải điều chỉnh cách chích insulin hay uống thuốc để kiềm chế lượng đường trong máu.
  • Bạn sẽ nhận được toa mua thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn và bộ dụng cụ GoLYTELY® để rửa ruột. Để có kết qủa tốt nhất, hãy làm theo chỉ dẫn một cách cẩn thận và đầy đủ .

Chất lỏng và trong

Bạn cần nước và các chất lỏng và trong khác để sẵn sàng trước khi bắt đầu việc rửa ruột.

Thí dụ các loại chất lỏng và trong như sau đây:

  • Nước trái cây trong và không có bã, (chẳng hạn như nước táo, nước nho hay nước việt quất)
  • Gelatin, như Jell-O® (đừng có màu đỏ)
  • Cà phê hay trà với đường/sweetener nhưng không bỏ sữa hay có chất sữa
  • Nước uống, chẳng hạn như Gatorade®
  • Nước ngọt có chất gas
  • Nước súp trong, chẳng hạn như nước súp gà hay nước súp bò
  • Ăn một số lượng nhỏ kẹo cứng
  • Kem đá không có bã, chẳng hạn như Popsicles®

Một ngày trước khi phẫu thuật

Vào buổi sáng Bắt đầu chế độ ăn uống chất lỏng và tiếp tục cho suốt ngày.

Bạn có thể uống càng nhiều nước càng tốt nếu muốn, nhưng bạn phải uống ít nhất mười ly (8 ounce – 230 ml) của loại chất lỏng có calori.

3:30 chiều Uống thuốc chống nôn mà bạn đã mua, thường là Reglan®
4 chiều Bắt đầu uống GoLytely. Uống một ly 200ml mỗi 10 phút cho đến khi uống hết bình.

Ghi chú: Nếu bạn mua bình 4-lít GoLYTELY®, chỉ uống hai lít mà thôi. (Bạn sẽ chỉ uống một nửa bình của 4 lít và đổ đi một nửa còn lại.)

5 – 7 chiều Hỏi bác sĩ trực để biết chi tiết về địa điểm và thời gian đi mổ.
8 – 11 tối Uống thuốc kháng sinh mà bạn đã mua.
Sau 12 giờ đêm Đừng ăn, uống, nhai hay hút thuốc
Đêm hôm trước hay vào buổi sáng ngày đi mổ Tắm đứng hay tắm bồn và có thể dùng bất cứ loại xà bông nào cũng được.

Nếu bạn bị đau bụng trầm trọng, buồn nôn, nôn mửa, xuất huyết hay có câu hỏi, hãy gọi bác sĩ trực

Trong trường hợp y khoa khẩn cấp sau giờ làm việc và vào ngày cuối tuần hay ngày lễ, hãy gọi 115 hay đến trung tâm y khoa khẩn cấp (emergency center) ở bệnh viện gần nhà.

Vào ngày phẫu thuật

  • Đừng ăn, uống, nhai hay hút thuốc.
  • Bạn có thể uống thuốc với một hớp nước nhỏ nếu có sự đồng ý của những bác sĩ săn sóc sức khỏe của bạn.
  • Đến địa điểm hẹn đúng giờ.

Tài liệu tham khảo

https://www.mdanderson.org/patient-education/Colorectal/Colon-and-Rectal-Surgery-Bowel-Preparation-Using-Miralax-(Polyethylene-Glycol)-(Vietnamese)_docx_pe.pdf

Rửa ruột là gì

Rửa ruột là gì

SKĐS - Có nhiều người hỏi tôi về phương pháp thụt đại tràng thái độc và họ coi như là một biện pháp phòng ngừa ung thư. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Trường phái thải độc bằng cách thụt tháo đại tràng này đã có từ lâu. Người theo trường phái này lập luận: đại tràng là nơi chứa phân, tích tụ chất độc, nên cần thụt tháo đại tràng để thải độc giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều người phản đối, cho rằng thụt tháo thường xuyên sẽ phá vỡ cân bằng tự nhiên của cơ thể, sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi.

Chất độc trong đại tràng từ đâu sinh ra?

Đầu tiên chúng ta phải công nhận với nhau là phân thì độc thật, mùi rất khó ngửi. Thế nhưng cái cặn bã ấy từ đâu sinh ra? Thức ăn khi ta mới ăn vào miệng thơm tho thế kia mà!

Lần theo đường đi của hệ tiêu hóa, ta thấy khi thức ăn vào miệng, được nhai kỹ, trộn với nước bọt rồi đưa xuống dạ dày. Tại dạ dày thức ăn lại được co bóp nhào trộn kỹ với dịch dạ dày thành một dung dịch sền sệt gọi là dịch dưỡng chấp. Ở trong môi trường dung dịch thế này các phản ứng hóa học để tiêu hóa thức ăn mới xảy ra được. Dịch dưỡng chấp được dạ dày bóp phun xuống ruột non. Ở ruột non dịch dưỡng chấp trộn tiếp với dịch mật, dịch ruột non để chuyển hóa thức ăn và ruột non hấp thu dinh dưỡng.

Như vậy là từ thức ăn thô cứng khi ta ăn vào, bây giờ đã biến thành một dạng dung dịch sền sệt đi trong ruột non. Dung dịch này vô khuẩn, có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Chúng ta hãy nhớ khi ăn lòng lợn, đoạn lòng xe điếu nhỏ có đầy dịch màu trắng sữa, có phải luộc lên ăn rất ngon không nào. Thậm chí có nơi đồng bào còn bóp lấy dịch sống này cho bát thêm chút gia vị để làm nước chấm, giúp cho tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Tôi phải nói kỹ như vậy để chúng ta thấy đồ ăn chúng ta ăn vào rồi tiêu hóa là đồ sạch, chẳng có gì gọi là độc hay là bẩn cả. Nên đừng có ai định rửa cả dạ dày hay ruột non để thải độc.

Câu chuyện bắt đầu thay đổi khi dịch tiêu hóa xuống đến đại tràng. Khi dịch tiêu hóa xuống đến đây thì rất lỏng, chứa nhiều phần tử thức ăn chưa tiêu hóa hết, cùng nhiều thành phần hòa tan trong đó là các chất muối và vitamin. Nếu cứ để nguyên như thế mà thải ra ngoài thì sẽ thành tiêu lỏng và mất rất nhiều nước và muối khoáng. Chúng ta cứ quan sát các trẻ nhỏ bị tiêu lỏng thì rõ.

Lúc này đại tràng làm nhiệm vụ hấp thu lại nước và muối khoáng có trong dịch tiêu hóa. Từ một lượng dịch tiêu hóa khoảng 10 lít/ngày, dịch tiêu hóa từ từ đi qua đại tràng và bị hút kiệt nước, trở nên khô, thành thỏi phân thải ra ngoài. Như vậy vai trò của đại tràng rất quan trọng, nếu không có đại tràng người ta sẽ chết vì mất nước và muối.

Khối lượng phân bình thường khoảng 100 - 200 gam/ngày gồm 75% là nước. Phân thường có màu nâu, đó là màu của các sản phẩm thoái hóa từ sắc tố mật như stercobilin, urobilin. Tuy nhiên, màu của phân có thể thay đổi tùy theo thức ăn. Phân chứa các chất không tiêu hóa được của thức ăn, các muối khoáng, sắc tố mật, các tế bào biểu mô của ruột bị bong ra, các chất độc của gan thải qua đường mật, các loại vi khuẩn.... Như vậy câu chuyện phân chứa chất độc là có thật, tuy nhiên không phải là chủ yếu.

Cái độc của phân đến từ chỗ khác, đó là do đám vi khuẩn cộng sinh trong đại tràng. Trong đại tràng có một hệ vi khuẩn cộng sinh rất phong phú, chúng sống bằng các chất dinh dưỡng còn sót lại trong dịch ruột xuống đến đại tràng. Chúng cũng có ích nhất định cho cơ thể khi chúng tổng hợp ra vitamin K, vitamin nhóm B, axít folic cho cơ thể con người. Nếu chúng ta cứ nhất quyết muốn làm sạch đám vi khuẩn này thì chúng ta sẽ bị thiếu các chất kể trên. Tuy nhiên đám vi khuẩn này sinh ra các chất độc do phân giải các chất đạm còn sót này thành các cấu trúc ni tơ dở dang, gây độc cho thần kinh, như các chất bay hơi: amoniac NH3, indol, scatol, mercaptan, sulfua hydro... tạo nên cho phân có mùi khó ngửi.

Các chất độc của phân này cũng ngấm vào máu và được máu đưa quay về gan để khử độc. Khi gan bị suy yếu, ví dụ như trong xơ gan, thì các chất độc này ngấm lên não gây hôn mê gan và người bệnh tử vong. Như vậy câu chuyện phân chứa chất độc là có thật. Cái này các bác sĩ đều biết, vì thế khi bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối các bác sĩ luôn phải cho người bệnh uống kháng sinh đường ruột để diệt bớt vi khuẩn ở đại tràng, đồng thời luôn cho người bệnh uống thuốc nhuận tràng để tránh ứ đọng phân, từ đó giảm bớt nguy cơ ngấm chất độc lên não.

Chúng ta có thể chống được chất độc trong đại tràng bằng cách thụt tháo không?

Câu trả lời là vừa có lại vừa không. Có: vì thụt tháo sẽ lấy các chất độc bay hơi đó khỏi đại tràng, giảm mật độ vi khuẩn ruột xuống, giúp giải độc tạm thời cho não. Tôi đã có vài lần cứu sống bệnh nhân bắt đầu bị hôn mê gan bằng cách cho thụt tháo, lấy ra rất nhiều phân cứng. Sau khi thụt tháo rồi cộng với truyền dịch tích cực thì một hồi sau bệnh nhân tỉnh lại. Tức là thụt tháo sẽ có lợi khi bệnh nhân đang có bệnh lý, nhất là đang bị táo bón.

Còn trên người vẫn đại tiện bình thường, một tuần hay một tháng chúng ta thụt tháo vài lần thì chẳng có tác dụng chống độc gì, vì chất độc kia cơ thể vẫn sinh ra hàng ngày mà. Nên tốt nhất là chúng ta nên để kệ cho đại tràng làm nhiệm vụ thải độc của nó vào mỗi buổi sáng. Chúng ta có thể giúp nó bằng cách uống đủ nước cho phân mềm dễ di chuyển, tập vận động nhẹ nhàng cho đại tràng có sức co bóp.

Đấy là chưa kể nếu chúng ta thụt tháo hàng ngày sẽ làm mất đi các vitamin K, B… có ích, lâu ngày cơ thể sẽ sinh ra thiếu chất. Trên những bệnh nhân già yếu, nằm lâu do tai biến thì thường có táo bón mạn tính, có thể phải thụt tháo thường xuyên dài ngày, thì cần uống bổ sung các vitamin.

Thực tế tôi cũng đã tiến hành thụt tháo cho mẹ tôi nhưng khi bà nằm một chỗ không thể đi lại được. Do đó, thụt tháo đại tràng chỉ có ích trong trường hợp táo bón mà không giải quyết được bằng thuốc uống và cho những người không đi lại vận động được. Tuy nhiên, khi thụt tháo thường xuyên với đối tượng này cũng cần chú ý làm nhẹ nhàng, tránh tổn thương hậu môn và phải cho người bệnh uống bổ sung vitamin.

Rửa ruột là gì

Chúng ta có thể giúp cho đại tràng thải độc bằng cách uống nhiều nước, đi đại tiện đúng giờ (ảnh minh họa)

Cơ thể con người là kỳ diệu, đã trải qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm nên các chức năng đã trở nên hoàn hảo, chúng ta không nên can thiệp thô bạo mà lợi bất cập hại. Nếu bạn nào táo bón có thể dùng thêm thuốc nhuận tràng giúp cho việc thải phân dễ dàng.

Khoai lang có tác dụng nhuận tràng do làm tăng khối lượng phân, người hay táo bón nên ăn thêm ngày một hai củ. Người Nhật đã khảo sát tất cả các loại thực phẩm và kết luận khoai lang rất tốt cho người già, tốt ngang nhân sâm.

Hy vọng bài viết này của tôi giúp được chút gì cho các bạn.