Sau sinh mổ bao lâu được ăn thịt vịt

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sinh mổ ăn thịt vịt được không? Theo các chuyên gia, đối với những bệnh nhân mới phẫu thuật nói chung và các sản phụ sau khi sinh mổ nói riêng thì không nên ăn thịt vịt. Bởi thịt vịt tính hàn, dễ gây hậu sản, ảnh hưởng vết mổ, gây mất sữa của con…

  • Thịt vịt có tốt không?
  • Sinh mổ ăn thịt vịt được không?
  • Món ăn chế biến hấp dẫn từ thịt vịt dành cho mẹ bầu sinh mổ
  • Ăn thế nào cho đúng?

Thịt vịt có tốt không?

Câu trả lời chắc chắn là có!  Thịt vịt chứa nhiều dưỡng chất cực kỳ bổ dưỡng cho cơ thể. Trong 100g thịt vịt có đến 25g protein, giá trị dinh dưỡng ở 201 calories. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thịt vịt bao gồm lượng lớn canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, D, E, K… có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa nhiều bệnh.

Với lượng dinh dưỡng dồi dào này, các nhà khoa học khắp nơi đều tin rằng ăn thịt vịt tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư. Với người mới ốm dậy, mất sức, cơ thể suy nhược như phụ nữ mới sinh, thịt vịt là chất bổ tự nhiên vì bổ sung nguồn năng lượng. Nó còn có ích cho người chán ăn, sốt, mệt mỏi. Thịt vịt cũng hỗ trợ việc chuyển hoá nước trong cơ thể.

Sau sinh mổ bao lâu được ăn thịt vịt

Thịt vịt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho tim mạch (Ảnh: istockphoto)

Sinh mổ ăn thịt vịt được không?

Sau sinh ăn thịt vịt được không? Đối với phụ nữ mới sinh, có vẻ như những lợi ích của thịt vịt là vô cùng cần thiết. Thịt vịt bổ sung dinh dưỡng tối đa, giúp hồi phục sức khoẻ và lợi sữa, giúp mẹ có đủ sữa cho con bú.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ sau sinh mổ không nên ăn thịt vịt. Vì thịt vịt không được các chuyên gia khuyên ăn đối với người sau phẫu thuật. Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa mổ xong. Nếu mẹ mới sinh mổ ăn thịt vịt có thể gặp tình trạng như sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Lượng lớn protein của thịt vịt hoàn toàn không tốt cho vết thương hở, dễ để lại sẹo, thậm chí là sẹo lồi, mất thẩm mỹ. Thịt vịt còn có tính hàn, bổ âm nên bà đẻ vừa sinh xong cũng không nên ăn ngay. Tốt nhất nếu muốn ăn thịt vịt thì các mẹ nên đợi khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh mổ để vết mổ lành phần nào và cơ thể đã ổn định. Vì vậy, sau khi sinh mổ mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều này khi muốn ăn thịt vịt mẹ nhé!

Xem thêm:

Giải đáp thắc mắc sản phụ sinh thường ăn thịt bò được không?

Thực đơn cho bà đẻ – Ăn gì để mẹ sau sinh nhanh hồi phục lại nhiều sữa

Món ăn chế biến hấp dẫn từ thịt vịt dành cho mẹ bầu sinh mổ

Sau khi sinh mổ, mẹ chỉ nên ăn thịt vịt nạc, loại bỏ phần da và lớp mỡ ở bên ngoài. Bởi lẽ phần lớn chất béo và cholesterol của vịt nằm ở da và mỡ. Các chất này ngoài việc không tốt cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu cho mẹ mà chúng còn dễ gây tăng cân khi ăn quá nhiều.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Hơn nữa, mỡ vịt khi nấu chín dễ bị oxy hóa lipid trong quá trình bảo quản, và quá trình này dễ làm cho thực phẩm bị biến chất khi chúng không được sử dụng. Ngoài ra, theo khuyến nghị của USDA thì nhiệt độ để nấu vịt là khoảng 165 độ F (74 độ C) nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Cháo vịt đậu xanh

Cháo là món vô cùng dễ ăn và để cung cấp thêm dinh dưỡng cho mẹ vừa sinh mổ, món cháo vịt đậu xanh sẽ là sự lựa chọn món ngon từ thịt vịt thích hợp nhất. Món ăn này có hương vị thơm ngon, đậm vị của thịt vịt mềm kết hợp với hương thanh mát của đậu xanh giúp mẹ có cảm giác thoải mái, nhẹ bụng khi ăn sau sinh.

Thịt vịt trộn rau khoai lang

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Món thịt vịt trộn rau khoai lang sẽ là món ăn phù hợp nhất. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thịt vịt đậm đà cùng hương thanh mát, giòn ngon của rau khoai lang. Sự kết hợp này tạo ra món ăn với đầy đủ hương vị, giàu dinh dưỡng và vô cùng dễ nuốt cho mẹ sau sinh mổ.

Sau sinh mổ bao lâu được ăn thịt vịt

Thịt vịt trộn khoai lang dễ làm và ngon miệng (Ảnh: istockphoto)

Nội dung liên quan:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh ăn trứng vịt được không? Khi nào thì mẹ tuyệt đối không nên ăn trứng vịt

Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?

Ăn thế nào cho đúng?

Ăn thịt vịt sau sinh sao cho đúng? Mẹ sinh mổ khi ăn thịt vịt thì chỉ nên ăn thịt nạc, bỏ da và mỡ. Da và mỡ vịt chứa nhiều chất béo và cholesterol không tốt cho hệ tiêu hoá, khó tiêu. Bà đẻ lại đặc biệt thường gặp vấn đề về tiêu hoá nên cần phải chú ý điểm này.

Khi nấu thịt vịt cho mẹ sinh mổ nên nêm ít gia vị, nấu chín kỹ, mềm. Một số món hấp dẫn mà mẹ sau sinh mổ khoảng 2 tháng có thể ăn tại nhà như cháo vịt đậu xanh, vịt hầm hạt sen, thịt vịt luộc, hấp,…

Đối với các mẹ có tiền sử bệnh gout, hệ tiêu hoá kém, thận có vấn đề thì nên hạn chế, ăn càng ít thịt vịt càng tốt, thậm chí nên kiêng ăn. Lượng protein cao trong thịt vịt có thể làm tăng cao axituric gây nguy hiểm cho người bệnh. Tính hàn đặc trưng của thịt vịt cũng dễ gây nhiễm lạnh với người có hệ miễn dịch và tuần hoàn kém.

Bên cạnh cách chế biến, thì cách bảo quản cũng không kém phần quan trọng khi mẹ sinh mổ muốn ăn thịt vịt. Theo khuyến nghị của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, thịt vịt tươi sống nên bảo quản ở ngăn mát khoảng 2 độ C hoặc âm 25 độ C với ngăn đông. Ở ngăn mát, mẹ sẽ bảo quản được khoảng 1-4 ngày và đông lạnh là vài tháng. Ngoài ra, mẹ nên đóng gói thịt trong bọc thực phẩm, túi zip, giấy bạc hay hộp kín,… để bảo quản thịt vịt, hạn chế các vi khuẩn xâm nhập làm giảm chất lượng và hư hỏng thực phẩm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Chú ý không ăn kèm thịt vịt với thịt ba ba nhiều hoạt chất sinh học hoặc quả dâu, mận làm nóng ruột, khó tiêu.

Kết luận

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là vô cùng quan trọng nhưng việc kiêng khem cũng dẫn đến việc thèm thuồng, ảnh hưởng tâm trạng mẹ mới sinh. Tốt nhất là có chế độ dinh dưỡng cân bằng và nên tìm hiểu lời khuyên của bác sĩ về thực đơn. Hi vọng với các kiến thức phía trên sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc sinh mổ ăn thịt vịt được không và ăn như thế nào để khoẻ mạnh hơn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Những ngày gần đây, ban biên tập của Mabio.vn nhận được khá nhiều thắc mắc đến từ các mẹ bỉm sữa. Trong đó, có tới 9 lá thư cùng thắc mắc phụ nữ sau khi sinh 1, 2 tháng có ăn được thịt vịt và trứng vịt lộn được không? Chính vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này để quý vị bạn đọc có được thông tin chính xác nhất.

Sau sinh mổ bao lâu được ăn thịt vịt
Chuyên gia chia sẻ sau khi sinh 1, 2 tháng có ăn được thịt vịt và trứng vịt lộn không?

Sau khi sinh 1, 2 tháng ăn thịt vịt được không?

Với thắc mắc sau khi sinh 1, 2 tháng ăn thịt vịt được không chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thịt vịt được biết đến là món ăn rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt protein, các loại vitamin như B1, B2, canxi, clo, sắt… Hơn nữa, theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, có khả năng hỗ trợ bệnh tim mạch, bệnh lao phổi và phòng tránh được nhiều bệnh lý ung thư.

Chính vì lẽ đó, trả lời cho thắc mắc sau khi sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không thì các mẹ hoàn toàn có thể ăn thịt vịt ngay sau khi sinh và không cần đợi sau 2 tháng nhé!

Hơn nữa, thịt vịt có thể chế biến được thành rất nhiều món ngon như thịt vịt luộc, thịt vịt nướng, cháo vịt… Các mẹ có thể chủ động da dạng thực đơn dinh dưỡng sau khi sinh với món vịt để không bị nhàm chán.

Tuy nhiên, khi ăn vịt sau khi sinh, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cho bé yêu, khi ăn thịt vịt sau khi sinh, các mẹ chỉ nên ăn phần thịt nạc mà không nên ăn da thịt vịt.
  • Khi chế biến thịt vịt cho phụ nữ sau khi sinh, lưu ý cần chế biến kỹ càng sạch sẽ và đảm bảo. Đồng thời, các mẹ sau khi sinh cũng chỉ nên thịt vịt chế biến tại nhà, không nên ăn thịt vịt chế biến ngoài hàng quán.
  • Bên cạnh đó, khi chế biến hoặc ăn thịt vịt sau khi sinh, các mẹ chú ý không ăn thịt vịt kèm mộc nhĩ, thịt ba ba và thịt rùa đen.

Sau khi sinh 1 tháng có ăn trứng vịt lộn được không?

Cũng giống với nhiều thắc mắc về thịt vịt, nhiều mẹ băn khoăn sau khi sinh 1 tháng có ăn trứng vịt lộn được không. Và các chuyên gia Mabio sẽ nói gì về điều này?

Về cơ bản, trứng vịt lộn hay thịt vịt đều có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Chính vì thế, sau khi sinh các mẹ đừng lo ngại mà kiêng trứng vịt lộn. Mẹ có thể vui vẻ ăn trứng vịt lộn, tuy nhiên, nên tham khảo cách ăn đúng cách mẹ nhé!

Sau sinh mổ bao lâu được ăn thịt vịt
Trứng vịt lộn rất tốt cho các mẹ bỉm sữa sau khi sinh nếu mẹ biết ăn đúng cách

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trứng vịt lộn có chứa tới 182 kcal năng lượng, 12g lipid, 82mg canxi… và nhiều vitamin và dưỡng chất dinh dưỡng khác. Với các chất dinh dưỡng này, nếu bổ sung trứng vịt lộn sau khi sinh hợp lý mẹ có thể phòng tránh được các bệnh lý như thiếu máu, suy nhược cơ thể, bệnh đau đầu…

Tuy nhiên, sau khi sinh 1 tháng ăn trứng vịt lộn các mẹ cần lưu ý một số điều cần thiết sau:

  • Chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng vì trứng vịt lộn rất nhiều dinh dưỡng, nếu ăn vào buổi tối mà cơ thể ít vận động có thể gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
  • Mặc dù trứng vịt lộn có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng các mẹ cũng cần biết rằng không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả để bổ sung đủ dinh dưỡng.
  • Với những trường hợp mẹ bỉm sữa sau khi sinh có các dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, viêm gan, các bệnh về tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn vì có thể gây ra một số biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, mặc dù thịt vịt và trứng vịt lộn đều là những món ăn rất nhiều dinh dưỡng cho các mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, các mẹ cần phải tham khảo kỹ càng thông tin trước khi ăn. Cách tốt nhất nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Hy vọng với những chia sẻ giải đáp sau khi sinh 1, 2 tháng có ăn được thịt vịt và trứng vịt lộn không mà các chuyên gia Mabio.vn chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này!