So sánh bản đồ và lược đồ

- Nhiều lược đồ trong sách giáo khoa có nội dung và phương pháp biểu hiện giống với bản đồ trong atlat Bản đồ Khí hậu, phân bố dân cư, Công nghiệp chung, Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, giao thông, du lịch, ... tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng kết hợp với atlat lúc làm bài tập ở nhà

- Bản đồ trong atlat có độ chi tiết cao hơn, thể hiện nhiều nội dung hơn lược đồ trong sách giáo khoa giúp bổ sung những nội dung mà do hạn chế bởi khổ giấy in và độ khái quát của lược đồ mà đã bị lược bớt.

- Tuy nhiên lược đồ trong sách giáo khoa cập nhật số liệu mới hơn, số liệu được sử dụng là số liệu từ năm 2005 đến nay còn số liệu sử dụng trong atlat là số liệu năm 2004 trở về trước.

- Phần lược đồ vùng kinh tế trong sách giáo khoa phân vùng chi tiết hơn, thể hiện nội dung đặc trưng cho từng vùng còn atlat thể hiện kết hợp một số vùng với nhau như Trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy khi sử dụng kết hợp với atlat học sinh vừa có điều kiện phân tích từng vùng, vừa có thể so sánh các vùng với nhau để tìm ra đặc trưng nổi bật của từng vùng trong cả nước.

C. PHẦN KẾT LUẬN

Sử dụng bản đồ giáo khoa địa lý trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một phương pháp không thể thiếu được trong quá trình dạy học địa lý, vì vậy người giáo viên cần nắm vững kiến thức về bản đồ.

Sách giáo khoa mới xuất bản năm 2007, ngôn ngữ bản đồ có nhiều thay đổi so với sách giáo khoa xuất bản trước đó, điều đó gây một số khó khăn, thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tiếp cận với lược đồ trong sách giáo khoa mới.

Qua quá trình tìm hiểu thực hiện đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra với kết quả đạt được là:

Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đã phân tích tổng quát về hệ thống lược đồ trong hai cuốn sách giáo khoa trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể về kí hiệu và phương pháp biểu hiện lược đồ trong hai cuốn sách giáo khoa này.

Hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có sự thay đổi khá lớn:

- Số lượng kí hiệu và phương pháp biểu hiện tăng lên

- Sử dụng nhiều loại kí hiệu hơn, trong mỗi loại lại sử dụng nhiều dạng hơn - Kết hợp phong phú các loại kí hiệu

- Kết hợp nhiều phương pháp biểu hiện - Sử dụng các phương pháp biểu hiện mới

- Phương pháp biểu hiện phản ánh được nhiều đặc tính của đối tượng

Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa ngày càng có mối quan hệ mật thiết với bản đồ trong atlat. Lược đồ trong sách giáo khoa sử dụng cùng hệ thống kí hiệu với atlat tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng kết hợp lược đồ trong sách giáo khoa và atlat, qua đó giáo viên có thể tăng cường sử dụng atlat trong dạy học và ra bài tập về nhà cho học sinh.

Qua đề tài này tôi nhận thấy: Muốn sử dụng tốt phương pháp dạy học bằng bản đồ đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, vững vàng, thường xuyên cập nhật hóa, có như vậy mới phát hiện sự thay đổi trong ngôn ngữ bản đồ, để củng cố lại kiến thức bản đồ, và hướng dẫn cho học sinh khai thác được lược đồ một cách tốt nhất. Do vậy, trong khâu soạn giáo án, việc nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, các tài liệu khác và các bản đồ cần sử dụng trong dạy học là rất cần thiết, để lường trước những tình huống có thể xảy ra, chúng ta cần chủ động xử lý, tìm câu trả lời đúng và sử dụng có hiệu quả bản đồ trong dạy học, tạo nên không khí sinh động trong lớp học. Bài giảng

của giáo viên sẽ đạt chất lượng cao, học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, thực hiện được phong cách dạy học: thầy chủ đạo- trò chủ động.

Với những kết quả nêu trên, đề tài còn có những hạn chế nhất định đó là do thời gian có hạn nên khi tìm hiểu sự thay đổi ngôn ngữ bản đồ của lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban chưa đi sâu phân tích được hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện, lấy ví dụ minh hoạ cho từng lược đồ mà chỉ dừng ở mức độ khái quát (phát hiện ra vấn đề).

Việc cung cấp kiến thức bản đồ có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy và học tập môn địa lý. Trong thời gian tới trong thi đại học có câu hỏi yêu cầu vẽ lược đồ Việt Nam, do đó cả giáo viên và học sinh phải tích cực sử dụng lược đồ trong quá trình giảng dạy và học tập, thường xuyên rèn luyện kĩ năng bản đồ và củng cố kiến thức về bản đồ. Vì thế, việc nghiên cứu lược đồ trong sách giáo khoa không chỉ dừng ở đây mà cần phải nghiên cứu sâu hơn về hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện để nắm chắc kiến thức bản đồ, từ đó tìm ra được phương pháp khai thác và sử dụng hợp lý, nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập địa lý

Với khoảng thời gian không nhiều, trình độ hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được bổ sung, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

Để giúp các thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm dạy học môn Địa lý lớp 5 được tốt hơn, Download.vn xin giới thiệu tới các bạn tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy Địa lý lớp 5. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu sáng kiến kinh nghiệm, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm

Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy Địa lý lớp 5

Phần I:

Cơ sở xuất phát và cách đặt vấn đề

1. Lý do chọn đề tài:

Các bạn đã biết mục tiêu của nhà trường Tiểu học là "Giáo dục toàn diện cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi: "Đó là những hiểu biết cơ bản về: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở trường Tiểu học (không coi môn nào là môn chính - phụ), trong ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong giảng dạy. Môn tự nhiên - xã hội lớp 5 nói chung là phần Địa lý 5 nói riêng đòi hỏi trong quá trình giảng dạy phải sử dụng đồ dùng một cách linh hoạt để làm sao đạt được một số yêu cầu:

- Về kiến thức: Học sinh có hiểu biết cơ bản, ban đầu về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội của Việt Nam, của các châu lục và một số nước trên thế giới.

- Về kỹ năng:

+ Học sinh có ý thức sử dụng các giác quan để quan sát môi trường xung quanh, các sơ đồ, lược đồ, bản đồ, học sinh sử dụng một số thuật ngữ khoa học đơn giản phù hợp để mô tả và nói về: một số đặc điểm địa hình, về hoạt động kinh tế, xã hội ở các vùng trên đất nước Việt Nam, một số nước trên thế giới ...

+ Học sinh biết so sánh, khái quát hoá để tìm ra mối quan hệ, tác động qua lại để giải thích một vài hiện tượng đơn giản.

- Về thái độ: Học sinh có sự ham thích các hoạt động, sưu tầm các tư liệu, mẫu vật, hình ảnh ... phục vụ bài học.

Để thực hiện những yêu cầu trên tôi nhận thấy "Sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược đồ ở các bài trong dạy địa lý 5" là băn khoăn của nhiều giáo viên.

Từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn và bắt tay vào nghiên cứu đề tài: "Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy địa lý 5".

Phần II:

  1. Nội dung đề tài:

1. Những vấn đề cần giải quyết:

- Hệ thống bài dạy địa ở lớp 5 gồm 30 bài trong đó có:

15 bài địa lý Việt Nam.

15 bài địa lý Thế giới.

- Đặc trưng của địa lý và sử dụng biểu đồ, lược đồ, bản đồ một cách thành thạo của giáo viên và học sinh.

- Tất cả các phần được học đều có dàn bài chung đó là: Vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, đặc điểm kinh tế.

2. Thực trạng hiện nay:

- Học sinh lớp 5 sử dụng không thành thạo.

- Giáo viên dạy chay do không có bản đồ, chưa sử dụng hết tác dụng của bản đồ trong bài dạy, quan niệm dạy phần địa lý dân cư, kinh tế tách biệt với tự nhiên, sử dụng bản đồ không hiệu quả.

3. Cụ thể:

Bài 8: Dân số số nước ta

Nếu chỉ xác định cho học sinh biết về dân số và tình hình tăng dân số hiện nay thì bài học sẽ rời xa đặc trưng bộ môn địa lý.

Bài 24, 25: Châu Phi

Nếu sử dụng riêng bản đồ thì chưa đủ, học sinh sẽ thụ động công nhận ghi nhớ sẽ kém. Phần dân cư, kinh tế học sinh chỉ biết dân Châu Phi nghèo đói và lạc hậu chưa thấy được điều kiện khách quan đã ảnh hưởng đến Châu Phi.

Bài 26: Châu Mỹ

Chỉ căn cứ vào lược đồ SGK thì học sinh hoàn toàn công nhận sẽ kém hứng thú và nhận biết vị trí các địa điểm trên bản đồ kém.

Tóm lại: Tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc làm thế nào để: "Sử dụng bản đồ, lược đồ đạt hiệu quả trong tiết dạy địa lý 5". Thông qua một số bài cụ thể:

Bài 8: Dân số nước ta

Bài 9: Các dân tộc . Sự phân bố dân cư.

Bài 24 + 25: Châu Phi

Bài 26: Châu Mỹ

4. Phương hướng giải quyết:

Trước những thực tế trên tôi xác định yêu cầu cần đạt được như sau:

- Sử dụng tối đa có hiệu quả lược đồ, biểu đồ, bản đồ trong các bài trên.

- Học sinh hứng thú học tập và chỉ bản đồ thành thạo.

- Học sinh thông qua bản đồ, lược đồ thấy được mối quan hệ của vị trí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên với dân cư, kinh tế.

B- Các biện pháp thực hiện:

1. Biện pháp:

Để thực hiện mục đích trên tôi đã áp dụng các biện pháp sau:

  1. Xác định đúng đặc trưng bộ môn:

- Tôi xác định cho tất cả các bài dạy địa lý là nghiên cứu về vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển và xác định được các vị trí các yêu cầu đó trên bản đồ.

- Khi dạy về dân cư, kinh tế cần có sự liên hệ ảnh hưởng qua lại của điều kiện tự nhiên.

  1. Nghiên cứu sách giáo khoa:

- Tôi đọc kỹ nội dung kiến thức sách giáo khoa cung cấp. Đọc kỹ ghi nhớ cuối bài để tìm hiểu ý đồ của bài.

- Tìm hiểu xác định các lược đồ trong sách giáo khoa cung cấp.

  1. Trao đổi với đồng nghiệp:

- Tôi chủ động bàn bạc trao đổi về nội dung bài dạy với các đồng nghiệp để tìm ra cách dạy cho bài.

  1. Tìm hiểu tâm lý học sinh:

- Tôi hỏi các em học sinh: Khi học địa lý con thích có đồ dùng gì? Bản đồ đẹp ạ ! Con còn thích gì nữa ? Thích xem ở mọi nơi có gì lạ ?

Tóm lại các em đòi hỏi trực quan sinh động thích tìm tòi giới thiệu với bạn.

  1. Tạo đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng (bản đồ, lược đồ)

- Tìm bản đồ phù hợp nội dung bài dạy.

- Phóng to lược đồ SGK photo lược đồ (có xoá bớt nội dung) chia nhóm học sinh sử dụng.

Cụ thể:

* Bài 8: Dân số và sự tăng dân số.

Với biểu đồ hình thể Việt Nam tôi đã làm tượng trưng hình người đứng ở Việt Nam qua các năm 1979, 1989, 1999. Thông qua lược đồ giáo viên đã thu hút học sinh chỉ vào lược đồ diễn tả "Tình hình tăng dân số ở Việt Nam", đồng thời học sinh cũng quan sát và thấy được hậu quả tăng dân số ở Việt Nam làm cho không đủ đất ở, đất trồng trọt.

* Bài 9: Các dân tộc Việt Nam. Sự phân bố dân cư

- Lược đồ về sự phân bố dân cư SGK (26). Giúp ta diễn tả về sự phân bố không đều của dân cư Việt Nam.

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, lúc này giáo viên cần cho học sinh nhắc lại về đặc điểm địa hình và ảnh hưởng sự phân bố dân cư.

* Bài 24 + 25: Châu Phi

- Lược đồ SGK - 63 được photo phóng A3 để nhóm 6 học sinh sử dụng cần xoá bớt tên của vùng tự nhiên ... vị trí, giới hạn. Sau đó để học sinh tự điền, ghi nhớ.

- Bản đồ tự nhiên rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với lược đồ nên để học sinh chỉ nhiều lần, khi học sinh chỉ bản đồ giáo viên yêu cầu cả lớp cùng quan sát để phát hiện sai, đúng và có sửa chữa trước lớp.

- Dạy phần dân cư, kinh tế: Sau khi xác lập được đặc điểm của 2 mặt. Giáo viên cùng học sinh xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên: vị trí, địa hình, khí hậu ... với dân cư, kinh tế bằng cách quan sát bản đồ. Chú ý nên cho học sinh chỉ bản đồ và nói mối quan hệ đó.

* Bài 26: Châu Mỹ

- Lược đồ 30, 36 được phóng to (nhóm A2, lớp Ao).

- Địa cầu được sử dụng nhiều để xác định gianh giới: Đông và Tây.

- Bản đồ tự nhiên Châu Mỹ.

Sử dụng:

- Địa cầu được sử dụng để xác định vị trí của Châu Mỹ, học sinh phải chỉ được trong nhóm, trước lớp.

- Lược đồ được xoá bớt nội dung yêu cầu học sinh điền để giúp các em xác định chắc chắn những điều đã được biết vị trí, giới hạn, hấp dẫn học sinh hơn.

- Bản đồ tự nhiên có màu sắc đẹp rõ ràng giúp các em ham thích hơn và chỉ bản đồ trở thành hấp dẫn học sinh hơn các em nắm bài tốt hơn.

Tóm lại: Dùng bản đồ, lược đồ trong dạy học là cần có sự tìm tòi nghiên cứu kỹ, cho nên khi dạy người giáo viên cần treo bản đồ từ đầu đến cuối tiết học, ngoài giờ học các em còn tìm hiểu thêm các kiến thức mà các em sưu tầm được.