So sánh các phương pháp giải quyết xung đột nhóm làm việc

So sánh các phương pháp giải quyết xung đột nhóm làm việc

Tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra cách giải quyết xung đột trong nhóm

Xung đột nhóm do thiếu sự gắn kết trong công việc

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những xung đột nhóm khi làm việc là thiếu sự gắn kết trong công việc và không có sự tin tưởng lẫn nhau. Trên thực tế, một nhóm làm việc càng gắn kết. các thành viên sẵn sàng phấn đấu cùng nhau thì công việc mới đạt kết quả tốt. Ngược lại, nếu các thành việc không tin tưởng lẫn nhau, thiết sự liên kết thì sẽ khiến nhóm làm việc thường xuyên xảy ra những xung đột; bất đồng quan điểm; nghi ngờ lẫn nhau.

Xung đột nhóm do giao tiếp đội nhóm không hiệu quả

Để đạt được mục tiêu đặt ra, thì nhóm làm việc phải biết cách trao đổi một cách hiệu quả. Các thành viên phải sẵn sàng trao đổi với nhau mọi quan điểm, ý kiến liên quan đến công việc. Tuy nhiên, một khi giao tiếp bị vướng mắc thì khi làm việc sẽ hay xảy ra những xung đột nhóm; nguyên nhân chính là các thành viên không thể hiểu được quan điểm của nhau; không biết được cách làm việc sao cho hợp lý; đặc biệt có một số thành viên có thái độ kém tinh tế trong phần giao tiếp; điều này sẽ càng làm cho cuộc xung đột đi ngày càng gay gắt.

Xung đột nhóm do quá “cá nhân hóa” khi làm việc

Làm tốt công việc được giao là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm. Tuy nhiên, khi làm việc cùng có một sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Nếu như mỗi cá nhân chỉ chú tâm vào hoàn thiện tốt công việc của mình; hoàn toàn tách biệt với mục tiêu của nhóm thì sẽ dẫn đến kết quả làm việc không đạt hiệu quả. Một trong những kỹ năng giải quyết xung đột nhóm đối với trường hợp này chủ yếu nằm ở người lãnh đạo. Người lãnh đạo nhóm phải thường xuyên nhắc nhở các thành viên trong nhóm hưỡng về mục tiêu chung; đồng thời gắn kết tình thần làm việc đội nhóm của các thành viên.

Để hạn chế những xung đột không đáng có trong môi trường doanh nghiệp, nhà quản lý có thể tham khảo ứng dụng các phương pháp sau:

Cách để giải quyết xung đột trong nhóm tốt nhất cho doanh nghiệp

So sánh các phương pháp giải quyết xung đột nhóm làm việc

10 cách để giải quyết xung đột trong nhóm tốt nhất cho doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp có rất nhiều xung đột xảy ra, với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Song, tùy theo cấp bậc nhân sự và tính cách cá nhân của một người mà cách giải quyết xung đột nhóm cũng trở nên khác nhau. Cụ thể, ở bài viết này 1BOSS sẽ đưa ra những Case-study thực tế dành cho 2 cấp bậc nhân sự: Cấp quản lý và cấp nhân viên.

► Chiến lược giúp các cấp quản lý giải quyết xung đột giữa các nhân viên

1. Kỹ năng giải quyết xung đột nhóm theo phương án nhượng bộ

Giải quyết xung đột nhóm theo cách nhượng bộ hay còn gọi là giải quyết hòa bình. Đây là kỹ năng giải quyết được áp dụng trong trường hợp một bên đang cẳng thẳng và một bên muốn nhượng bộ, tôn trọng đối phương. Phong cách giải quyết này thường bỏ qua vấn đề xung đột; không muốn tranh cãi; tự động rút lui khỏi cuộc xung đột.

Mặc dù cách giải quyết này trên thực tế sẽ chấm dứt được xung đột một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải cách giải quyết tốt nhất khi nhân viên gặp xung đột; bởi mỗi người trong cuộc xung đột đang giữ một quan điểm, ý riêng mà không thể hòa giải với nhau.

2. Giải quyết xung đột nhóm theo chiến lược cạnh tranh

So sánh các phương pháp giải quyết xung đột nhóm làm việc

Giải quyết xung đột nhóm theo chiến lược cạnh tranh

Cách giải quyết xung đột trong nhóm theo phương thức cạnh tranh được diễn ra trong trường hợp nhân viên xung đột gay gắt và kiên quyết với những gì họ tin là đúng. Phương án này có tính quyết đoán cao; không hợp tác với; điều này sẽ dẫn đến sự không bức phá trong hoạt nhóm.

Trong lúc tranh cãi, ai cũng sẽ có tâm lý mong muốn chiến thắng trong cuộc xung đột; muốn chứng những gì mình đã làm và sắp làm là đúng. Tuy nhiên, không nên áp dụng quá nhiều phương pháp canh tranh để giải quyết xung đột giữa các nhân viên, bởi điều này sẽ khiến phá vỡ mối quan hệ đồng nghiệp giữa họ.

3. Giải quyết xung đột giữa các nhân viên theo phương án thích ứng

Kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức nhóm bằng phương án thích ứng; về bản chất thích ứng trái ngược hoàn toàn với cạnh tranh; cũng không giống với các phương án nhượng bộ, cạnh trạnh.

Kỹ nàng này thường được áp dụng trong trường hợp xung đột giữa nhân viên cũ và mới; hai phong cách làm việc khác nhau; thay vì tranh cãi, áp đặt người khác phải tuân theo cách làm việc của mình thì hai bên xung đột có thể học tập và thích ứng cách làm việc lẫn nhau; để giữ dìn mối quan hệ, xây dựng tình cảm tốt đẹp cho cả 2 bên.

4. Chiến lược thỏa hiệp là phương án khá tốt để giải quyết xung đột nhóm

Trong 4 cách giải quyết xung đột trong nhóm đã liệt kê phía trên, thì phương án thỏa hiệp là cách giải quyết tốt nhất. Trong phương án giải quyết này, đôi bên cùng hy sinh mục tiêu của riêng để hướng đến mục tiêu chung của đội nhóm; và tất nhiên là kết quả cuối cùng không thể làm vừa lòng cả đôi bên.

Tuy nhiên, phong cách giải quyết này sẽ giúp hai bên có thể hợp tác với nhau; không mang lại thiệt thòi cho ai; cùng nhau hướng về mục tiêu chung, bỏ qua mục tiêu riêng lẻ của bản thân.

5. Hợp tác cùng phát triển là cách giải quyết xung đột trong nhóm hiểu quả nhất

Cách hợp tác cùng phát triển được đánh giá là tốt hơn cách thỏa hiệp khi giải quyết xung đột nhóm. Khi cung đột nhân viên diễn ra thì phương án hợp tác sẽ giúp mọi người cùng nhau phấn đấu; cùng phát triển và đôi bên đều có lợi.

Để cách giải quyết này đạt hiệu quả tốt nhất; cấp quản lý phải có vai trò điều tiết bằng cách tập đội nhóm, từng người đưa ra ý kiến và quan điểm của mình, sau đó cùng nhau tìm một hướng giải quyết ổn thỏa cho cả đôi bên. Tuy nhiên, cách này phải đòi hỏi có sự tin tưởng lẫn nhau và tốn khá nhiều thời gian giải quyết.

► Phương án giải quyết xung đột nhóm dành cho mỗi cá nhân trong môi trường làm việc

So sánh các phương pháp giải quyết xung đột nhóm làm việc

5 phương án giải quyết xung đột nhóm dành cho mỗi cá nhân

6. Nhìn nhận những xung đột khi làm việc nhóm một cách khách quan

Một trong những cách giải quyết xung đột trong nhóm tốt nhất cho người trong cuộc là nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Khi giữa bạn và đồng nghiệp xảy ra vấn đề tranh chấp, xung đột; bạn cần tìm ra nguyên nhân để điều hòa xung đột đó; đồng thời không nên áp đặt quan điểm, suy nghĩ từ một phía của bản thân lên đối phương.

7. Lắng nghe, trình bày quan điểm để điều hòa xung đột nhóm

Lắng nghe là một kỹ năng sống rất quan trọng của mỗi con người. Khi có xung đột nhóm xảy ra, bạn cần lắng nghe vọn ven quan điểm của người khác muốn nói. Ngay cả trong trường hợp bạn biết họ muốn trình bày điều gì cũng không nên cắt ngang câu chuyện của người khác. Kỹ năng này sẽ giúp các thành viên thấu hiểu nhau hơn và xung đột sẽ dễ hòa giải hơn.

Cùng với lắng nghe đối phương thì bạn cách phải biết cách trình bày quản điểm của mình. Tình bày quan điểm một cách chi tiết, ngắn gọn và cụ thể. Điều này sẽ giúp bản thân giải tỏa được những thắc thắc; đồng thời để đối phương có thể hiểu bạn hơn.

8. Tôn trọng quan điểm của người khác là yếu tố quan trọng để giải quyết xung đột nhóm

So sánh các phương pháp giải quyết xung đột nhóm làm việc

Tôn trọng quan điểm của người khác khi giải quyết xung đột nhóm

Giải quyết những xung đột khi làm việc nhóm hiệu quả nhất là khi mọi người trong cuộc xung đột phải thực sự tôn trọng quan điểm lẫn nhau. Một trong những hành động cho thấy bạn đang tôn trong đối phương như: lắng nghe toàn bộ ý kiến mà đối phương muốn truyền tải; không ngắt lời; không chen ngang khi người khác đang trình bày hoặc phủ nhận hoàn toàn ý kiến của đối phương.

9. Tiếp nhận hòa giải của bên trung gian để điều tiết xung đột nhóm

Những xung đột, rắc rối không thể guaủ quyết bởi những người trong cuộc. Khi đó, những người chứng kiến hoặc liên quan đến xung đột cần lên tiếng hòa giải giúp họ. Bên trung gian đứng ra giải quyết xung đột nhóm phải là người uy tín và có truyên môn, Một người hòa giải tốt sẽ giúp cuộc xung đột giải quyết nhanh chóng hơn.

10. Cùng nhau đề xuất phương án giải quyết là cách giải quyết xung đột trong nhóm tốt nhất

Một trong các phương án tốt nhất để giải quyết những xung đột khi làm việc nhóm là cùng nhau để xuất phương án giải quyết xung đột. Mọi người trong nhóm làm việc nên ngồi với nhau, mỗi người trình bày quan điểm cá nhân của mình; đây là cơ sở để đội nhóm cùng quyết định một phương án đem lại lợi ích cho mỗi cá nhân trong nhóm. Đây là một phương án giải quyết xung đột hiệu quả nhất, đem lại lợi ích thiệt thực cho mọi người.

Tạm kết

Tìm ra cách giải quyết xung đột trong nhóm hiệu quả nhất là việc không hề dễ dàng, kể của các cấp lãnh đạo hay đối với các cá nhân làm việc với nhau. Tuy nhiên, dù ở phương diện nào, trong một cuộc xung đột bạn cần ghi nhớ: phải luôn tôn trọng đối phương; đừng bảo thủ với quan điểm cá nhân của mình; biết cách trình bày ý kiến của bản thân; sau cùng là đưa ra phương án giải quyết tốt nhất, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến với khách hàng.

Một phương án doanh nghiệp có thể hạn chế được các xung đột khi làm việc đó chính là phân công lao động công bằng và tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên. Phần mềm 1BOSS HRM+ giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự hiệu quả; hạn chế tối đa những xung đột xảy ra do tranh giành quyền lợi, thiếu tính chuyên nghiệp trong việc quản lý. Đánh giá hiệu suất lao động của mỗi nhân viên, khắc phục những lỗ hỏng của kiểu quả lý cũ.

So sánh các phương pháp giải quyết xung đột nhóm làm việc

Để tham khảo thêm về phần mềm, quý khách có thể click vào link sau:

  • Tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý nhân sự – 1BOSS HRM+

Ban Biên Tập 1BOSS.