So sánh đàn ghita của lorca năm 2024

- Đối lập ở cảm nhận của chính người nghệ sĩ cũng như tác giả về cái chết ập tới. + “Lor-ca bị điệu về bãi bắn” là ấn tượng nặng nề, trĩu nặng về cái chết + “Chàng đi như người mộng du” là thái độ bình tĩnh, bản lĩnh của người nghệ sĩ khi lấy lại sự chủ động đi từ cõi sống đến cõi bất tử muôn đời. * Sự bất tử, sự nối dài sự sống tinh thần: - Sự sống của người nghệ sĩ được nối dài thông qua hình ảnh tiếng ghi ta lan tỏa, tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ âm thanh tiếng đàn vô hình trở thành có hình dạng, màu sắc. + “tiếng ghi-ta nâu” là màu đất - màu của quê hương, là màu của chiếc đàn - biểu trưng nghệ thuật Tây Ban Nha, và còn là màu da, màu mắt, màu tóc của những con người trên mảnh đất mà Lor-ca hết lòng tranh đấu. + “bầu trời” lại là tượng trưng cho khao khát khung trời tự do, là lý tưởng cao đẹp của tác giả. + “cô gái ấy” lại chính là người tình thủy chung đem đến cho người nghệ sĩ động lực đấu tranh không mệt mỏi. + “Tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy” là ẩn ý về cuộc đời tươi trẻ của Lor-ca và sự tiếc nuối của tác giả khi nó đột ngột kết thúc quá sớm. + “Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan” là vẻ đẹp của hình tượng của người nghệ sĩ, sự hủy diệt, vỡ tan của một vẻ đẹp mong manh, sự kết thúc của một cuộc đời thiên tài. + “Tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy” là nỗi đau đớn uất nghẹn, mang cảm giác tuôn trào không dứt vừa biểu trưng cho vết thương không thể cầm máu trong lòng người ở lại, mà nó còn là sức sống bất diệt, rực rỡ của người nghệ sĩ trong lòng mỗi người dân Tây Ban Nha. 51

4. 13 dòng thơ cuối cùng là những suy tư của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và cách ra đi của người nghệ sĩ thiên tài. “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la…” * Sự bất tử của Lor-ca: - “Tiếng đàn” của Lor-ca chính là biểu tượng nghệ thuật, là lý tưởng tranh đấu của người nghệ sĩ là bọn phát xít phản động không bao giờ có thể chôn vùi, người dân Tây Ban Nha thì không nỡ chôn vùi. - “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” bộc lộ sức sống mãnh liệt tiềm tàng, thể hiện sự bất tử vĩnh hằng của người nghệ sĩ - chiến sĩ Lor-ca. - Sự đối lập làm nổi bật chân lý ánh sáng của nghệ thuật và lý tưởng không thể bị vùi lấp bởi cái tàn bạo, tối tăm và độc ác: + “vầng trăng” là biểu trưng cho vẻ đẹp lý tưởng vĩnh hằng, “giọt nước mắt” là sự thương tiếc, đau đớn không chỉ của nhân loại, mà nó còn là của cả vũ trụ dành cho người nghệ sĩ quá cố. 52

+ “đáy giếng” lại là nơi tối tăm lạnh lẽo, nơi xác Lor-ca bị phi tang, thể hiện sự độc ác, tàn bạo của chế độ độc tài không phát xít. * Quy luật cuộc sống: - “đường chỉ tay đã đứt”: định mệnh, sự chảy trôi, hữu hạn của đời người. - “dòng sông rộng vô cùng”: sự vô hạn của cuộc đời, của vũ trụ. - “Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc” bộc lộ sự phá vỡ nguyên tắc, vượt qua những sự chảy trôi thông thường nhờ tài năng nghệ thuật thiên tài rực rỡ của Lor-ca. * Cách ra đi của người nghệ sĩ: - Dứt khoát “ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước” thể hiện sự chủ động vứt bỏ sự bảo vệ sinh mạng để đối mặt với hiểm họa, trở thành người hiệp sĩ với tấm lòng đầy kiêu hãnh. - Chủ động vứt bỏ cả sự sống “trái tim mình” trong lãng quên, trong lặng yên để dọn đường cho hậu thế, cho những con người sau vươn lên và tỏa sáng, thể hiện tấm lòng cao thượng bậc nhất của người anh hùng, người nghệ sĩ người Tây Ban Nha 53

Sơ đồ tư duy: III. TỔNG KẾT 54

1. Giá trị nội dung • Bài thơ đã thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, của Thanh Thảo • Đồng thời, bài thơ cũng đã thể hiện thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng. Con người ấy đã mang tài năng của mình để đấu tranh cho sự phát triển, tiến bộ của nền văn hóa, nghệ thuật của Tây Ban Nha. Nền nghệ thuật già cỗi, lỗi thời với những điều luật hà khắc dưới chế độ phát xít độc tài đã giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 2. Giá trị nghệ thuật • Bài thơ với sự kết hợp hài hoà của các yếu tố tự sự - trữ tình; giữa thơ và nhạc cùng hệ thống thi ảnh phóng túng, ngôn ngữ mới mẻ, hiện đại, sức gợi đa chiều đã đem lại cho người đọc một thi phẩm giàu cảm quan thẩm mĩ. • Mang phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca • Hình ảnh thơ phong phú, hình tượng cây đàn ghi ta quen thuộc mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp với hình thức phóng khoáng của thể thơ tự do, cách viết thường chứ không viết hoa ở tất cả các đầu câu thơ và các biện pháp tượng trưng, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh… góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau 1975. IV. CÁC DẠNG ĐỀ VẬN DỤNG Đề bài 1: Về bài Đàn ghi ta của Lorca có ý kiến cho rằng:“Bài thơ đã để lại ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc về cái chết kinh hoàng của Lorca. 55

Tuy nhiên ấn tượng sau cùng không phải là cái thảm khốc mà chính là sự bất tử của người nghệ sĩ Lorca“. Qua hình tượng người nghệ sĩ Lorca, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên, từ đó liên hệ với bi kịch của Vũ Như Tô trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng. GỢI Ý LÀM BÀI Mở bài * Đôi nét về tác giả Được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. – Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi. * Tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca – Bài thơ được in trong tập ” Khối vuông ru bích” – Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Thân bài Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: – Từng được biết đến Tây Ban Nha qua những tác phẩm của Hêminguê- một nhà văn Mĩ, lại đọc thơ Lorca từ khi còn trẻ, hình ảnh Tây Ban Nha và hình ảnh trong những câu thơ Lorca đã lặn sâu vào tâm trí và trở thành một ám ảnh để khi viết bài thơ, nó bật ra một cách hoàn toàn tự nhiên. – Được viết liền mạch trong khoảng thời gian rất ngắn, sau khi ngồi chơi và đàm đạo về thơ Lorca với những người bạn tâm đắc -> kết quả của ấn tượng và nhận thức sâu sắc của Lorca. 56

– Lorca là nhà thơ mà Thanh Thảo rất ngưỡng mộ. Cả thơ ca, cuộc đời và cái chết của Lorca đã gây cho tác giả những xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ của Lorca đã dẫn dắt Thanh Thảo khi viết “Đàn ghita của Lorcaorca” Giới thiệu khái quát nguời nghệ sĩ Phêđêricô Gaxia Lorca (1898-1936) – Là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. – Trước một Tây Ban Nha – dưới sự cai trị của chế độ độc tài- đã trở nên phản động về chính trị và già cỗi về nghệ thuật, Lorca đã nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng đồng thời cũng khởi xướng và thúc dẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Lorca đã tự nguyện làm người du ca đi lang thang với cây đàn ghita hát lên những bài ca lãng tử, dùng tiếng đàn giãi bày nôĩ đau buồn và niềm khát vọng yêu thương của nhân dân. – Ông đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và bắn chết. Cái chết thảm khốc của Lỏca đã dâng lên một làn sóng phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới với bè lũ Phrăngcô. Tên tuổi của Lorca trở thành biểu tượng chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại. Lorca và cái chết thảm khốc – Thanh Thảo đã ghi lại những giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lorca khi ông bị phát xít giết hại và ném xác xuống giếng để phi tang Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du – Chàng nghệ sĩ “đi như người mộng du” giữa bầy ác quỷ, tiếng hát nghêu ngao và tiếng đàn của chàng “bỗng kinh hoàng”, “đứt ngang giây”, chỉ còn lại, chỉ nhìn thấy “áo choàng bê bết đỏ”. 57

– Ở đây nhà thơ như nhập thân vaò hình tượng, đồng thời cũng tự phân thân để trải nghiệm đến tận cùng hai tâm trạng- tâm trạng của Lorca và tâm trạng của dân tộc Tây Ban Nha mà Lorca là đại diện ưu tú. Nỗi kinh hoàng của dân tộc Tây Ban Nha không chỉ là vì cái chết của Lorca mà còn vì cách ứng xử tàn bạo, vô nhân đạo trước khát vọng tự do của con người. – Ở khổ thơ đầu, hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” gợi ra cốt cách tự do và tính cách dữ dội, phong cách anh hùng và cá tính nghệ sĩ thì ở khổ thơ này, hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” lại gợi tấm thảm kịch của con người mang khát vọng tự do. “Áo choàng đỏ gắt” là một biểu tượng có chức năng khái quát, “áo choàng bê bết đỏ” lại là một sự kiện cụ thể (Lorca bị điệu về bãi bắn) => Thanh Thảo không đi sâu miêu tả sự kiện Lorca bị giết mà chỉ gợi một ấn tượng dữ dội về nó để biêt hiện cảm xúc đau đớn của chính mình và gợi nỗi đau trong lòng người đọc. tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy Lor-ca đã ngã xuống trước làn đạn của bè lũ phát xít dã man, đã để lại một “bầu trời” thương nhớ mênh mông cho “cô gái ấy”, cho người yêu (nàng An-na Ma-ri-a)! “Tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh” là biểu tượng cho một tâm hồn nghệ sĩ mang một tình yêu tha thiết và yêu đời, gắn bó với quê hương, với nhân dân. Sau loạt đạn của quân thù, một tài năng đã bị huỷ diệt; tiếng đàn bị “vỡ tan” như bọt nước, bị “đứt ngang dây”, với bao máu đỏ chảy “ròng ròng”. Thanh Thảo qua các ẩn dụ, so sánh, tượng trưng và điệp ngữ đã tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và biểu cảm, bộc lộ nỗi tiếc thương Lor- ca, một thiên tài bị cái ác sát hại. Lorca và sự bất tử – Câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn” viết theo lối tượng trưng diễn tả tình thế bi thảm của Lorca, không ai dám chôn cất một nghười bị hành hình, song cũng chính nó khẳng định sức sống kì diệu của tiếng đàn nói riêng, của những sáng tạo nghệ thuật nói chung mà Lorca để lại. Người nghệ sĩ tạo nên tiếng đàn có thể bị vùi dập, bị giết hại nhưng nghệ thuật thì không thể bị hủy diệt. 58

– Sắc thái khẳng định này càng rõ hơn trong hình ảnh so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Cỏ mọc hoang là loại cỏ không được nuôi trồng , chăm sóc vẫn tự mọc, tự sống.Đây là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên cường, mãnh liệt, bền bỉ. Ví tiếng đàn như cỏ mọc hoang , nhà thơ khẳng định niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn, của người nghệ sĩ, của nghệ thuật chân chính. – Hình ảnh “Giọt nước mắt vầng trăng/Long lanh trong đáy giếng” gợi nhiều liên tưởng. Hình ảnh “vầng trăng” xuất hiện hai lần đều không phải như những thực thể của thế giới khách quan mà như một biểu tượng gắn liền với những năng lượng tinh thần đặc biệt. Lần thứ nhất, trăng xuất hiện trong trạng thái “chếnh choáng” rất nghệ sĩ. Lần thứ hai lại được gợi ra trong một nỗi đau rất con người mà cũng thẳm sâu như chính vũ trụ- nơi trăng kia hiện diện. Ở câu thơ này, vầng trăng trước hết thuộc về vụ trụ bát ngát với ánh sáng dịu dàng và vẻ đẹp mĩ lệ. Đối lập với vầng trăng là đáy giếng- nơi kẻ thù ném xác Lorca hòng xoá dấu vết tội ác, nơi tăm tối mịt mùng, không sao soi thấu được, nơi lưu giữ hiện thân của đau thương và tội ác xấu xa. Hai hình ảnh tương phản này gợi hai thế giới hoàn toàn cách biệt, xa lạ và không thể nào tìm mối liên hệ. Vậy mà Thanh Thảo đã phát hiện ra mối liên hệ giữa chúng bằng một liên tưởng độc đáo. Trước hết, “giọt nước mắt vầng trăng” vừa có thể hiểu là giọt nước mặt của vầng trăng (trăng khóc cho cái chết oan khuất của Lorca hay chính là vũ trụ đã cảm thấu nỗi đau khôn cùng của con người), vừa có thể hiểu rằng là giọt nước mắt của vũ trụ rơi vào đáy giếng để soi sáng sự thật bị chôn vùi. “Đáy giếng” là nơi chôn vùi thân xác Lorca , nơi cất giấu một bí mật về tội ác của chế độ độc tài, “đáy giếng” cũng là nơi đón nhận sự toả sáng của mối đồng cảm sâu xa từ vũ trụ. – Sức tưởng tượng mạnh mẽ: “Đường chỉ tay đã đứt” là sự chấm dứt cuộc sống vật chất, “dòng sông rộng vô cùng” là cuộc đời vô hạn vẫn tiếp tục chảy trôi gợi một cảm giác bi quan: có lẽ sự tồn tại hữu hạn, mong manh của một đời người ngắn ngủi đứt gãy nửa chừng sẽ bị dìm cho chìm nghỉm dưới đáy sông, sẽ trở nên vô nghĩa trước cái vô cùng của sóng nước. Thế nhưng Thanh Thảo lại bằng tưởng tượng đem đến một cảm nhận hoàn toàn ngược lại: Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghita màu bạc “bơi” là hành động để tồn tại và khẳng định sự tồn tại trên dòng sông, “bơi sang ngang” là không bị cuốn đi và không muốn buông trôi theo dòng nước- phải chống chọi với sức băng cuốn của sóng nước song cũng thể hiện rõ tư thế đứng cao hơn mọi sự chảy trôi thông thường; bơi bằng và trên chiếc “ghita màu bạc” là dùng cây đàn ghita chở tải sự sống của mình vượt lên mọi sự băng hoại, chảy trôi. Chiếc đàn ghia ta đã chở sự sống và linh hồn Lorca vượt qua giới hạn ngắn ngủi của đời người để đến với cõi vô cùng của 59

cuộc sống. Đó vừa là thực tế, vừa là niềm tin tuyệt đối của Thanh Thảo vào sự bất tử của Lorca. Vậy là, sự tưởng tượng xét đến cùng lại bắt nguồn từ nhận thức về giá trị tinh thần của tiếng đàn Lorca, từ giá trị của tiếng nói và những cống hiến của Lorcacho nghệ thuật. Vậy là ta lại thấy ở đây một khía cạnh nữa trong quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo: sự sống vật chất của người nghệ sĩ chỉ là hữu hạn song sản phẩm nghệ thuật mà nghệ sĩ tạo ra sẽ đưa nghệ sĩ vào cõi bất tử. Dòng tưởng tượng tiếp tục trào dâng mạnh mẽ về sự sống bất diệt và niềm kiêu hãnh của Lorca: “lá bùa cô gái Digan” là vật có phép thiêng để trừ tà và tránh tai hoạ. Ném “lá bùa” vào “xoáy nước” là sẵn sàng đối mặt với hiểm hoạ và định mệnh trong cuộc đời- hành động làm bật lên tư thế đầy kiêu hãnh (“xoáy nước” là hiểm hoạ trên dòng sông số phận, “ném lá bùa” là ném sự bảo vệ về sinh mạng). “Ném trái tim” lại là sự dâng hiến trọn vẹn trong thanh thản và vô tư những rung cảm trong sáng, chân thành và thiêng liêng nhất của chính mình- hành động làm bật lên sự cao cả của tấm lòng, sự cao thượng trong tình cảm. Cả t thế kiêu hãnh và trái tim cao thượng đều là dấu hiệu của cốt cách nghệ sĩ- hiệp sĩ, nó làm tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng Lorca (hai lần Thanh Thảo dùng từ “ném”. Lần thứ nhất là hành động của một hiệp sĩ dám coi khinh cái chết bởi cái chết do kẻ thù gây ra cũng không thể ngăn cản tư tưởng, tâm hồn Lorca hòa vào sự sống bất tử của nhân dân. Lần thứ hai là hành động của một nghệ sĩ sẵn sàng và tự nguyện dâng trọn tâm hồn mình cho cuộc đời để ra đi trong yên lặng. Chính sự dâng hiến vô tư và tự nguyện ấy đã khiến tiếng đàn ghita của Lorca ngân vang bất diệt không chỉ bằng âm thanh mà còn bằng cả dư âm. Hai lần Thanh Thảo mô tả tiếng đàn “li – la li – la li – la”. Lần thứ nhất là những âm thanh vang lên trong không gian dữ dội của đất nước Tây Ban Nha thành lời ca tranh đấu. Lần thứ hai là những âm thanh vang lên trong “lặng im bất chợt”, vang lên từ cõi vô cùng và sự bất diệt. Lần thứ nhất là âm thanh thực. Lần thứ hai đã là những dư âm không dứt để khơi dậy và nối dài cảm xúc, rung động và tỏa sáng lí tưởng cao cả đẹp đẽ của Lorca). Liên hệ bi kich của Lorca với bi kịch của Vũ Như Tô * Giống nhau – Vũ Như Tô và Lor ca là những nghệ sĩ có những ước mơ, khát vọng đẹp. Vũ Như Tô muốn xây Cửu Trùng Đài để tranh tinh xảo với hoá công, làm rạng rỡ đất nước…, Lor ca là người nghệ sĩ đam mê cách tân nghệ thuật, là người chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ. – Cả hai nhân vật đều lâm vào bi kịch đớn đau trong bối cảnh xã hội thối nát, bạo tàn. 60

+ Vũ Như Tô vì xây Cửu Trùng Đài mà bị nhân dân căm ghét và cuộc nổi loạn của phu phen cùng các phe cánh thống trị phong kiến đã đốt cử trùng đài và giết chết Vũ Như Tô. + Lor ca là một tài năng sáng chói của văn học Tây Ban Nha, là một tâm hồn trong trắng, một thi sĩ giàu mộng mơ, yêu tha thiết tự do và cái đẹp, một chiến sĩ kiên cường. Hoảng sợ trước sự ảnh hưởng của ông, chế độ độc tài Phát xít sát hại Lor ca. * Khác nhau Vũ Như Tô – Vũ Như Tô là vở bi kịch của Nguyễn Huy Tưởng viết năm (1941). Nhân vật Vũ Như Tô có tài, khao khát sáng tạo cái đẹp để cống hiến cho nghệ thuật, cho cuộc đời. Tuy vậy, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiếu nhãn quan chí trị – xã hội sắc bén, ông chỉ biết sống chết cho nghệ thuật, xa rời thực tiễn. Ông tưởng dựa vào thế lực, tiền bạc của bọn vua chúa phong kiến để xây một công trình tuyệt thế cho nhân dân, nhưng ông đâu biết rằng toà lâu đài ấy xây bằng mồ hôi, máu của nhân dân. Bởi vậy, đến lúc chết Vũ Như Tô vẫn không biết mình xây cửu trùng đài là có công hay có tội. – Nguyễn Huy Tưởng trân trọng tài năng, hoài bão của Vũ Như Tô nhưng không đồng tình với nhân vật của mình. Qua bi kịch của Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng cho thấy cái đẹp không tách rời cái chân và cái thiện, tác phẩm nghệ thuật chân chính không chỉ đơn giản là cái đẹp thuần tuý, không chỉ là thứ nghệ thuật cao siêu mà phải dựa trên quyền lợi của cộng đồng, phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ có quyền vươn lên những mộng lớn nhưng phải phù hợp với thực tế đời sống, với đòi hỏi của muôn đời. – Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô được truyền tải đến người đọc qua những tình huống kịch tính của thể loại bi kịch. Lor ca – Lor-ca là một nghệ sĩ du ca lãng tử, một chiến sĩ yêu tự do nhưng cô đơn trong tranh đấu. Người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy suốt cả đời mình đã đấu tranh đòi công lí cho nhân dân và những cách tân trong nghệ thuật. Lor ca điển hình cho thân phận người nghệ sĩ tài hoa mà mệnh bạc, phải chết oan khuất dưới tay bọn phát xít tàn bạo. Tuy vậy, Lor-ca là một tâm hồn bất diệt, một nghệ sĩ chân chính. Nhân cách và tài năng nghệ thuật của ông sẽ sống mãi với muôn đời. 61

– Qua bài thơ, Thanh Thảo bày tỏ tấm lòng tri âm, ngưỡng vọng sâu sắc tới Lor-ca. Nhà thơ cũng gửi tới người đọc một thông điệp đầy tiến bộ: cái đẹp của nhân cách con người, cái đẹp của sự sáng tạo nghệ thuật chân chính sẽ có sức sống bất diệt. Đây cũng là con đường mà Thanh Thảo hằng theo đuổi. – Bi kịch của Lor ca được truyền tải tới người đọc qua thể thơ tự do mang phong cách tượng trưng, siêu thực giàu cảm xúc, thấm đẫm chất nhạc và tính triết lí sâu sắc. Kết bài Qua hình tượng Lor- ca và tiếng đàn ghi ta, tác giả diễn tả cái chết bi tráng đột ngột của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật. Đồng thời, bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn , sự đồng cảm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp của Lor- ca. Đề bài 2: Cảm nhận về Hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” Thanh Thảo BÀI LÀM Thanh Thảo là một nhà thơ khoác áo lính, ông sinh ra tại Quảng Ngãi, tốt nghiệp khoa văn trường Đại Học Tổng Hợp nhưng sau đó vào chiến trường miền Nam công tác. Thanh Thảo luôn nỗ lực tìm tòi hướng để cách tân thơ Việt. Ông đi theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực có nguồn gốc từ phương Tây mà Lor-ca là một trong những người đi đầu trong trường phái thơ đó. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” đã xây dựng thành công hình tượng nghệ sĩ Lor-ca. Lor-ca là một nghệ sĩ thiên tài người Tây Ban Nha. Ông có một tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị cũng như đời sống nghệ thuật của Tây Ban Nha. Trong đời sống nghệ thuật, ông là một trong những người đi đầu đẻ cách tân nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha thời bấy giờ. Trong đời sống chính trị ông là người khởi xướng phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân phát xít đã hết sức phản động. Năm 1936 bè lũ Phrăng-cô quá hoảng sợ trước tầm ảnh hưởng của Lor-ca nên chúng đã tìm cách bắt và sát hại ông. Tuy nhiên sau cái chết của Lor-ca , sự ảnh hưởng của ông càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nó vượt qua biên giới của Tây Ban Nha. Tên tuổi của Lor- ca đã trở thành biểu tượng cho công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại. Sự ảnh hưởng của Lor-ca không chỉ trong thời đại của ông mà nó còn tồn tại cho tới bây giờ. Cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến của Lor-ca chính là những tác động khơi nguồn cảm xúc để Thanh Thảo viết bài thơ. 62

“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” “những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li la li la li la đi lang thang vè miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát ngêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn Chàng đi như người mộng du Tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy không ai chon cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt lòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li la li la li la. . . Thanh Thảo đặt nhan đề bài thơ là “Đàn ghi ta của Lor-ca”, đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha, Lor-ca là người nghệ sĩ thiên tài của Tây Ban 63

Nha, nhan đề bài thơ đã hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm của bài thơ là Lor-ca và gắn liền với hình tượng ấy biểu tương nghệ thuật mang tính cách tân của Lor-ca, của đất nước Tây Ban Nha: đàn ghi ta. Lor-ca là người nghệ sĩ sáng tạo, đàn ghi ta là phương tiện để người nghệ sĩ sáng tạo. Lời đề từ của bài thơ “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” là lời chăng chối cuối cùng trước khi giã từ cuộc sống của Lor-ca, đồng thời cũng nói lên tâm nguyện của Lor-ca. Nếu cây đàn mang nghĩa biểu trưng cho xứ sở Tây Ban Nha, cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha thì lời đề từ đã thể hiện tình yêu, sự gắn bó của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, với nền nghệ thuật Tây Ban Nha. Cũng có thể hiểu cây đàn là biểu trưng cho sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca, điều này cho ta thấy Lor-ca sẵn sàng dũng cảm lùi mình vào quá khứ để mở ra con đường thênh thang cho thế hệ sau thỏa sức mà sáng tạo. Lor-ca coi sự nghiệp sáng tạo, những cống hiến của mình là nền móng chứ không phải bức tượng đài, không phải ranh giới để thế hệ sau có thể đứng trên nền móng đó được thỏa sức sáng tạo. Bài thơ được viết theo trường phái thơ tương trưng siêu thực nên khi đọc thì độc giả có thể thỏa sức tưởng tượng để hiểu những hình ảnh theo nhiều chiều khác nhau. Khổ thơ đầu bài thơ Thanh Thảo tái hiện hình ảnh của Lor-ca trên nền nghệ thuật Tây Ban Nha. Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước” biểu trưng cho sự sống và sự sáng tạo của Lor- ca vô cùng mỏng manh và rất dễ vỡ, tan biến . “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” biểu trưng cho môi trường chính trị ở Tây Ban Nha bức bối, ngột ngạt, phản động. Trong hai câu thơ đầu tác giả đặt hình ảnh “tiếng đàn bọt nước” bên cạnh hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” như một dụng ý cho thấy cuộc sống của Lor-ca đang cực kì bức bối, ông dường như đang phải cố gồng mình lên để đối mặt với một chế độ xã hội phản động, già nua, có thể nói cuộc sống của ông là đầy thách thức. Câu thơ thứ ba ghi lại chuỗi hợp âm của tiếng đàn ghi ta “li la li la li la”, nó biểu trưng cho những sáng tạo của Lor-ca . Như vậy dù sống trong một môi trường xã hội ngột ngạt nhưng người nghệ sĩ Lor-ca vẫn không ngừng sáng tạo nghệ thuật, vẫn say xưa với những sáng tạo nghệ thuật của mình. “Đi lang thang về miền đơn độc”, người nghệ sĩ đi nhưng chưa xác định rõ được đích đến, người nghệ sĩ vừa đi vừa suy nghĩ vừa tìm tòi. Đi về miền đơn độc là đi về miền của tâm trạng, miền của cảm xúc. Đây là hành trình đi tìm cái tôi sáng tạo, đi tìm cái tôi của người nghệ sĩ, tìm cảm hứng sáng tạo. Đồng hành cùng với người nghệ sĩ là vầng trăng, là chú ngựa nhưng lại là vầng trăng “chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn”. Vầng trăng thì xa vời, hư ảo, nửa say nửa tỉnh, chú ngựa cũng mỏi mòn, mệt mỏi rã rời, một hành trình vô cùng nhọc nhằn và cô đơn, hành trình “đơn thương độc mã”. Lor-ca là một người nghệ sĩ dám sống và cả dám chết vì nghệ thuật, dám cháy hết mình cho nghệ thuật. Mặc dù luôn luôn phải đối mặt với khó khăn khốc liệt nhưng khát vọng cách tân nền nghệ thuật già nua lúc nào cũng bùng cháy mãnh liệt trong Lor-ca. Hai khổ thơ tiếp theo, Thanh Thảo tái hiện cái chết của Lor-ca cũng vẫn qua 64

những hình ảnh thơ mang tính tượng trưng. “Tây ban Nha hát nghêu ngao”, Tây Ban Nha ở đây chính là Lor-ca, dường như tất cả những tinh hoa những vẻ đẹp của Tây Ban Nha đã hội tụ trong con người Lor-ca. Lor-ca bây giờ không chỉ là con người cá nhân mà là một biểu tương cho xứ sở Tây Ban Nha. Thanh Thảo đã thể hiện rất rõ tình cảm ngưỡng mộ, khâm phục, kính trọng của mình dành cho thần tượng – Lor-ca. Hành động “hát nghêu ngao” cho thấy một tâm trạng phấn khích, vui vẻ, một cuộc sống đang diễn ra bình dị. “bỗng kinh hoàng”, tín hiệu báo hiệu tin dữ, việc xấu ập đến. “áo choàng bê bết đỏ”, Lor-ca đã bị bắn trọng thương. Sau hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”, nghĩa là sau khi Lor-ca đã bị bắn trọng thương là một loạt hình ảnh diễn tả sự biến đổi liên tục, liên hoàn của tiếng đàn: “tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta xanh”, “tiếng ghi ta tròn bọt nước”, “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. Từ khi viên đạn xuyên thấu vào cơ thể Lor-ca, nó đã phá tan những điều giản dị nhưng đáng quí như là tình yêu, hi vọng, để rồi cuối cùng kết lại trong một cái chết oan nghiệt và thảm khốc. Thanh thảo đã có cách diễn đạt hình tượng hóa giúp chúng ta như cảm nhận được quá trình ập đến của cái chết và qua đó cũng ta cũng cảm nhận được sự đau đớn, xót xa của Thanh Thảo trước sự ra đi của thần tương trong lòng mình. Khổ thơ tiếp theo chính là tiếng nói tri âm đồng vọng của Thanh Thảo với Lor-ca. Hai câu thơ đầu của khổ thơ mang hình thức đối thoại “không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang”, đó là lời đối của Thanh Thảo lại lời chăng chối của Lor-ca là lời đề từ của bài thơ “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Lor-ca nhắn nhủ rằng hãy đưa tôi vào quá khứ, hãy để tôi làm nền móng để cho thế hệ sau xây lên lâu đài nghệ thuật vĩ đại hơn nhưng thực tế thì “không ai chôn cất tiếng đàn” nghĩa là không ai thấu hiểu và thực hiện được tâm nguyện chân chính mà Lor-ca đã gửi gắm. Tiếng đàn được ví như cỏ mọc hoang, nền nghệ thuật của Tây Ban Nha đang phát triển nhưng không theo một đường lối thống nhất, nó phát triển tùy theo sở thích và cảm hứng của người sáng tạo. Thanh Thảo và Lor-ca là hai người nghệ sĩ cách xa nhau về thế hệ, khác xa nhau về nề văn hóa nhưng ở họ vẫn có những tiếng nói tri âm đồng vọng, phải chăng đó là sự gặp gỡ của người nghệ sĩ có cùng quan điểm sáng tác, có chung nguồn cảm hứng sáng tạo. hai câu thơ cuối đoạn thơ đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Thanh Thảo trong một hình ảnh được khúc xạ nhiều chiều không gian “giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng”, Phải chăng hình ảnh này xuất phát từ một sự việc sau khi giết chết Lor-ca, để giấu giếm tôi ác, để phi tang, bọn giết Lor-ca đã vứt thi thể ông xuống giếng. Phải chăng đó là hình ảnh biểu thị cho một nỗi đau không thể nguôi ngoai? Hai khổ thơ cuối bài thơ Thanh Thảo tập trung diễn tả sự giã từ của Lor-ca, Lor-ca đã chết nhưng đối với Thanh Thảo Lor-ca có thực sự đã vĩnh viễn ra đi? Thanh Thảo nhắc tới “đường chỉ tay đã đứt” là nhắc tới cái chết, nhắc tới sự hữu hạn của đời người, nhắc tới “dòng sông rộng vô cùng” chỉ sự vô hạn của cuộc đời chung, dòng sông cuộc đời. Đó là một quy luât nghiêt ngã mà mỗi người đều phải trải qua và Lor-ca cũng không thể tránh khỏi. Chỉ có điều trong cảm nhận của Thanh Thảo, đây là cuộc giã từ 65

chủ động và thanh thản. Chàng chủ động bơi sang bên kia dòng sông cuộc đời trên chiếc ghi ta đã ngả màu bạc. Chàng chủ động để lại tín ngưỡng, tình yêu “chàng ném lá bùa cô gái Di-gan – vào xoáy nước – chàng ném trái tim mình – vào lặng yên bất chợt”. Lor-ca không chết trong cảm nhận của Thanh Thảo, Lor-ca vẫn sống, sống ở phía bên kia của dòng sông cuộc đời. thanh Thảo đã bất tử hóa hình tượg nhân vật Lor-ca. Với Thanh Thảo, Lor-ca vẫn sống bằng những sáng tạo, bằng những cống hiến cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha và nền nghệ thuật thế giới. Câu thơ cuối bài ghi lại hợp âm tiếng đàn ghi ta “li la li la li la . . .” và nó tiếp tục biểu trưng cho những sáng tạo của Lor-ca. Như vậy trong cảm nhận của Thanh Thảo ở phía bên kia dòng sông cuộc đời Lor-ca vẫn không ngừng sáng tạo nghệ thuật. Hay nói cách khác Lor-ca và những sáng tạo của ông vẫn còn mãi trong tâm tưởng của tác giả Thanh Thảo và của mọi người. Hai câu thơ đặc biệt đã mang lại tính nhạc cho bài thơ, hơn nữa câu thơ cuối bài như một giai điệu ngân vang tạo nên dư âm trong lòng người đọc. Bằng việc sử dụng hình ảnh thơ có tính tượng trưng cao, Thanh Thảo đã xây dựng thành công hình tượng Lor-ca từ sự sống tới cái chết, đồng thời thể hiện những tình cảm của mình dành cho thần tượng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được Lor-ca là một người chiến sĩ, người nghệ sĩ đấu tranh không ngừng nghỉ cho những khát vọng chân chính và cao cả: cách tân nền nghệ thuật già nua, đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân phát xít đã quá phản động. Bên cạnh việc sử dụng hình ảnh thơ mang tính tượng trưng Thanh Thảo còn tổ chức bài thơ, phân câu theo một trật tự khác thường.Bài thơ có hình thức âm thanh, nhưng câu thơ không vần, không dấu chấm, không dấu phẩy, không viết hoa đầu dòng. Bài thơ thành công trong việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật của trường phái thơ tượng trưng siêu thực . Tác phẩm cũng là một minh chứng cho việc luôn luôn tìm hướng để cách tân thơ Việt của ông. Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca mang tầm vóc vĩ đại sẽ sống mãi trong lòng độc giả bao thế hệ. Đề bài 3: Chứng minh nhận định: Tiếng Đàn Là Sức Sống Và Cũng Là Nghệ Thuật Bất Tử Của Lorca BÀI LÀM Trong chặng đường hiện đại hóa văn học Việt Nam, Thanh Thảo là một trong những tác giả tiên phong và được biết đến với những tác phẩm giàu tính suy tư và nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. \"Đàn ghi - ta của Lorca\" là bài thơ thể hiện rõ điều này. Trong tác phẩm, bên cạnh hình tượng người nghệ sĩ Lorca, tiếng đàn cũng là một hình 66

tượng nghệ thuật đặc sắc và để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: \"Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca\". Bài thơ \"Đàn ghi ta của Lorca\" được in trong tập \"Khối vuông Ru - bích\" và là kết quả từ sự ngưỡng mộ và nhận thức của tác giả Thanh Thảo đối với tài năng và con người của Lorca. Lorca là người nghệ sĩ tài năng của nền văn học Tây Ban Nha. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị cai trị bởi chế độ độc tài chuyên chế đã bắt đầu bộc lộ sự già cỗi về mặt chính trị cũng như nghệ thuật, Lorca đã đi tiên phong trong việc khởi xướng những cách tân về nghệ thuật, đồng thời tích cực cổ vũ cho phong trào đấu tranh nổi dậy của nhân dân. Bởi vậy, ông trở thành cái gai trong mắt và là \"tội nhân\" của chế độ độc tài nên đã trở thành đối tượng bị truy lùng, bắt giam, sau đó hành hình. Tuy nhiên, hình ảnh của Lorca vẫn còn tồn tại mãi với những giá trị nghệ thuật vĩ đại. Trong \"Đàn ghi ta của Lorca\", nhà thơ Thanh Thảo đã tập trung miêu tả hình tượng Lorca với cảm hứng bất tử hóa theo khuynh hướng tượng trưng siêu thực. Và tiếng đàn cũng là hình ảnh thể hiện \"sức sống và nghệ thuật bất tử của Lorca\". Trong văn học, tiếng đàn luôn là xuất hiện với những âm thanh, giai điệu và thậm chí trở thành hình ảnh tượng trưng cho toàn bộ cuộc đời, con người của người nghệ sĩ. Nguyễn Du cũng đã từng miêu tả tiếng đàn \"Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân\" để dự báo về số phận, cuộc đời \"đoạn trường\" của Thúy Kiều. Còn đối với \"Đàn ghi ta của Lorca\", tiếng đàn được miêu tả qua những hình ảnh giàu sức gợi về sự sống: \"tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy\" Tiếng ghi ta được miêu tả thông qua những màu sắc như \"nâu\", \"xanh\" đã tạo nên những liên tưởng độc đáo trong mối liên hệ giữa âm thanh và hình ảnh. Khi \"tiếng ghi ta nâu\" gắn với \"bầu trời cô gái ấy\", tiếng đàn trở thành biểu tượng của tình yêu của chàng nghệ sĩ đa tài với cô gái Digan có vẻ đẹp hoang dại. Không gian sự sống hiện lên với sự rạo rực say mê trong tình yêu. Còn \"tiếng ghi ta lá xanh biết mấy\" với sắc xanh của cỏ cây, sắc xanh hi vọng đã gợi lên niềm khắc khoải đối với cuộc đời. Không chỉ dừng lại ở đó, tiếng đàn còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho nghệ thuật bất tử của Lorca. Mặc dù người nghệ sĩ đã hi sinh nhưng những giá trị nghệ thuật của ông vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tạo nghệ thuật khác: \"không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang\". Câu thơ đã thể hiện sự bất tử hóa của nghệ thuật chân chính. Dù Lorca không còn nhưng những sáng tác 67

của ông vẫn trường tồn với sức sống kì diệu, bất tử một cách tự nhiên mà không cần vun xới, chăm bón. Qua hình ảnh ẩn dụ \"cỏ mọc hoang\" được kiến tạo theo khuynh hướng tượng trưng siêu thực, nhà thơ Thanh Thảo đã làm nổi bật niềm tin đối với sự vĩnh hằng của nghệ thuật. Hình ảnh tiếng đàn cùng những ám ảnh về sự sống, về nghệ thuật đã được tác giả tái hiện thành công thông qua sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là những hình ảnh đậm chất tượng trưng siêu thực, gợi ra nhiều ám ảnh trong lòng độc giả. Đó là thế giới hình ảnh đi được khơi gợi từ tiềm thức, thậm chí là tầng sâu của vô thức. Qua những liên tưởng, tưởng tượng, độc giả có thể thấy được đặc trưng trong phong cách thơ của nhà thơ Thanh Thảo. Như vậy, tiếng đàn ghi ta đã trở thành biểu tượng của sức sống mãnh liệt và là tiếng nói nghệ thuật bất tử của người nghệ sĩ Lorca, thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo đối với Lorca, làm sống dậy trong lòng người đọc về hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa cũng như những giá trị nghệ thuật của ông. Điều này đã khẳng định sức sống mãnh liệt, vĩnh hằng của nghệ thuật, giống như nhà văn Nga Xantưkốp Sêđrin từng nhấn mạnh: \"Nghệ thuật nằm ngoài những định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Đề bài 4: Phân Tích Nghệ Thuật Đặc Sắc Trong Tiếng Đàn Của Lor-ca BÀI LÀM Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách thơ sáng tạo độc đáo. Nghệ thuật thơ ông là sự hòa quyện giữa chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng và những nét đẹp trong văn học truyền thống tạo nên một phong cách Thanh Thảo rất riêng, nổi bật hẳn trong một loạt các nhà thơ cùng thời. Trong sáng tác của mình ông luôn cố gắng tạo ra những sáng tạo, những khoảng trống, khoảng mờ, cùng nhưng chi tiết có sức ám ảnh lớn để kích thích tư duy và liên tưởng của độc giả. Trong Đàn ghi ta của Lor-ca phong cách thơ của Thanh Thảo đã được thể hiện một cách khá hoàn thiện với nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Đặc sắc nghệ thuật của Đàn ghi ta của Lor-ca trước hết là đến từ những trải nghiệm về một phong cách thơ ca mới với những hình ảnh thơ theo chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực, khó hiểu nhưng giàu ý nghĩa. Khởi đầu với hình ảnh \"tiếng đàn bọt 68

nước\", đó là một hình ảnh so sánh có vẻ lạ, trong văn học cổ điển các văn nhân thi sĩ thường so sánh tiếng đàn với tiếng nước chảy thể hiện sự thanh khiết, tao nhã, thì đến Thanh Thảo ông lại có sự kết hợp Đông-Tây đầy đặc sắc. \"Tiếng đàn bọt nước\" là một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, vừa thể hiện tài năng của Lor-ca, thông qua hình ảnh tiếng đàn xinh đẹp, thánh thót, thế nhưng đó cũng chính là những dự báo đầy đau xót về số phận của người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh. Cuộc đời Lor-ca tựa như pháo hoa chóng tàn, từng rất rực rỡ và xinh đẹp thế nhưng lại nhanh chóng vụt tắt để lại nhiều nuối tiếc, cũng như chính chính tiếng đàn, thanh mảnh, trong suốt nhưng cũng như những bọt nước lăn tròn, sớm vỡ tan. Hình ảnh \"chiếc áo choàng đỏ gắt\" lại là tượng trưng về dáng vẻ của một người anh hùng dũng cảm, chiến đấu hết mình, đồng thời cũng là biểu tượng cho nền văn hóa của xứ sở Tây Ban Nha xinh đẹp. Như vậy gộp chung lại, thì Lor-ca chiến đấu hăng hái tựa như một nghệ sĩ đấu bò để bảo vệ chính quê hương, đấu tranh giành lấy quyền tự do cho nhân dân, đó là một hình ảnh đẹp và kiêu hùng về người nghệ sĩ trong thơ Thanh Thảo. Tuy mạnh mẽ và kiêu hùng như thế, nhưng cũng có những lúc người nghệ sĩ cảm thấy chán chường mệt mỏi, ánh mắt cũng có những lúc lay động, hình ảnh siêu thực \"vầng trăng chếnh choáng\" đã xuất sắc lột tả được những cảm giác ấy. \"Chếnh choáng\" là một từ lạ, gắn với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên là vầng trăng lại càng mơ hồ và khó hiểu hơn, thế nhưng ngẫm kỹ người ta mới chợt hiểu rằng, trong đôi mắt của người anh hùng, trong bước chân rệu rã và mỏi mệt, trong cảm giác cô đơn và chán chường thì dường như mọi thứ đều như bị dịch chuyển, mơ hồ không rõ nét. Cũng là một hình ảnh mang tính tượng trưng nhưng \"áo choàng bê bết đỏ\" lại đem đến những cảm giác ám ảnh không thôi, đó là bi kịch của người anh hùng dũng cảm chiến đấu trong cô đơn rồi bị ám hại một cách đau đớn. Đó là cái chết đầy bi thương, máu nhuộm áo choàng, nhuộm cả những khao khát đấu tranh vì nền độc lập, tự do của quê hương. Tương tự hình ảnh tiếng đàn ghi ta với những sắc thái khác nhau \"Tiếng ghi ta nâu/ tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy/tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan/tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy\" cũng đưa độc giả đến những suy tư, những liên tưởng xung quanh cái chết của Lor-ca và cuộc đời tài hoa bạc mệnh của người nghệ sĩ anh hùng thông qua hình tượng tiếng đàn. Một hình ảnh siêu thực khác, có vai trò quan trọng nhấn mạnh tầm vóc của Lor-ca và cái chết đầy bi thảm của ông ấy là \"giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng\". Đôi lúc người ta nói thơ Lor-ca quá sáng tạo, quá tượng trưng khiến độc giả khó có thể cảm nhận, tôi nghĩ có lẽ đúng, bởi thơ ông cần một sự xâu chuỗi và am hiểu rộng, như trong hình ảnh trên cũng vậy. Đâu phải ai cũng rõ rằng Lor-ca bị bắn chết và 69

xác ông bị lũ phát xít độc tài vứt vào một cái giếng hoang, một kết cục bi thảm, cô đơn và lạnh lẽo của người anh hùng vĩ đại. Để hình tượng hóa và giảm bớt những đau đớn trước sự hy sinh ấy, Thanh Thảo đã chọn một hình ảnh vô cùng siêu thực \"giọt nước mắt vầng trăng\", đó là hình ảnh đẹp, tượng trưng cho lòng thương xót to lớn của tác giả, cũng như của toàn nhân loại đối với cái chết của Lor-ca. Một cái chết mà đến thiên nhiên vĩ đại cũng phải xót thương, nhỏ giọt lệ quý giá phủ lên tấm thân người anh hùng, càng để an ủi rằng, Lor-ca không cô đơn, sự hy sinh của ông đã được trời đất chứng giám. Thêm vào đó đặc sắc nghệ thuật của Đàn ghi ta của Lor-ca còn nằm ở lối thơ tự do, không hè theo một hình thức nào cả, điều đó dễ dàng tạo điều kiện cho tác giả được thể hiện những cảm xúc của mình, lúc ngưỡng mộ, lúc đau đớn xót xa, lúc lại lâm vào khoảng trắng suy tư rộng lớn. Bài thơ còn có kết cấu đứt đoạn, chỗ thì liền mạch như tự sự, chỗ lại ngắt quãng như đang nức nở, khiến độc giả nhiều lần phải không ngừng tư duy về ý thơ và mạch cảm xúc có phần \"nhảy cóc\" của tác giả. m điệu của bài thơ xen lẫn những tiếng đàn \"li-la li-la li-la\" mang đến âm hưởng cổ điển, suy tư và có phần lãng mạn, bi thương. Đàn ghi ta của Lor-ca là một sáng tạo độc đáo, là đại diện xuất sắc nhất cho phong cách thơ sáng tạo mang đậm màu sắc chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng của Thanh Thảo. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nằm ở những hình ảnh đầy sáng tạo, đôi phần khó hiểu vì vượt ra khỏi những quy chuẩn thông thường, mạch cảm xúc tác giả trong thơ là sự ngắt quãng, xen nhiều khoảng không gian trống, chứa đựng nhiều suy tư, kích thích sự tư duy và liên tưởng của của độc giả. VI. MỘT SỐ MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI HAY 1. Mở Bài Số 1: Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, ông nổi bật với phong cách thơ ca giàu chiêm nghiệm cùng lối tư duy siêu thực tượng trưng. Đàn ghi ta của Lorca là một trong những bài thơ kết tinh thành công nhất tài năng cùng phong cách sáng tác của Thanh Thảo. Bài thơ là tiếng nói mến mộ, đồng cảm với tài năng, con người đồng thời bộc lộ nỗi xót xa với số phận ngắn ngủi, bi thảm của người nghệ sĩ, chiến sĩ được coi là con “chim họa mi”, người khởi xướng cho những phong trào đấu tranh vì dân chủ của đất nước Tây Ban Nha -Lorca. 70

2. Mở bài số 2 Lorca là người nghệ sĩ thiên tài, một nhà cách tân nghệ thuật vĩ đại, người đi đầu trong phong trào đấu tranh vì dân chủ của đất nước Tây Ban Nha. Lorca có những đóng góp vĩ đại cho nền nghệ thuật, chính trị Tây Ban Nha nhưng lại có một cuộc đời ngắn ngủi, bi thảm khi ông bị chính quyền độc tài thủ tiêu khi mới 37 tuổi. Vốn có niềm say mê đặc biệt với thơ văn của Lorca và nền văn hóa Tây Ban Nha, nhà thơ Thanh Thảo trong một cuộc nói chuyện với những người bạn yêu thơ Lorca của mình đã viết bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” để bày tỏ sự trân trọng, ngưỡng mộ với tài năng, xót xa cho cuộc đời ngắn ngủi của người nghệ sĩ thiên tài. Qua bài thơ Thanh Thảo cũng kín đáo thể hiện niềm tin của mình đối với sức sống bất tử của những giá trị tinh thần mà Lorca đã sáng tạo ra. 3. Mở Bài Số 3: Bằng sự trân trọng, nỗi niềm cảm mến của mình với người nghệ sĩ được mệnh danh là con “chim họa mi của đất nước Tây Ban Nha” - Lorca, nhà thơ Thanh Thảo trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” đã dựng lên bức tranh đầy sống động về con người và những cống hiến vĩ đại mà thầm lặng của Lorca đối với nền nghệ thuật, chính trị của đất nước Tây Ban Nha. Qua bài thơ, Thanh Thảo không chỉ tái hiện chân dung về con người, vẻ đẹp phẩm chất của Lorca mà còn thể hiện thái độ trân trọng đối với những sản phẩm tinh thần mà Lorca đã sáng tạo ra, đó là những sản phẩm vô giá, sức sống của nó lâu bền, có sức lan tỏa mạnh mẽ như “cỏ mọc hoang” trong đời sống tinh thần của con người Tây Ban Nha cũng như những độc giả yêu thơ trên toàn thế giới. 4. Mở Bài Số 4: Thanh Thảo là nhà thơ giàu suy tư, trăn trở với những vấn đề của đời sống. Bằng tài năng và lối tư duy độc đáo Thanh Thảo thường đi sâu khám phá những sự kiện nổi bật của đời sống xã hội ở chiều sâu bản chất, khước từ lối biểu đạt dễ dãi, nhạt nhòa. Đàn ghi ta của Lorca là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách và tài năng của Thanh Thảo, bài thơ được sáng tác chớp nhoáng khi nhà thơ ngồi đàm đạo về thơ Lorca với một số người bạn. Bài thơ đã làm sống dậy hình ảnh Lorca- một người nghệ sĩ thiên tài, một người hiệp sĩ của đất nước Tây Ban Nha, là nỗi đồng cảm, mến mộ của Thanh Thảo với một người nghệ sĩ tài hoa nhưng có số phận bi thảm, ngắn ngủi. 71

5. Kết Bài 1 Như vậy, bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” rút từ tập “Khối vuông Ru - bích” xứng đáng là một trong những sáng tác tiêu biểu thể hiện rõ đặc trưng thơ của Thanh Thảo. Qua những vần thơ đầy ám ảnh về số phận và cuộc đời bi kịch của người nghệ sĩ tài ba Lorca cùng âm vang tiếng đàn “li-la li-la li-la” ngân vang xuyên suốt bài thơ, chúng ta có thể thấy được tư duy tượng trưng, siêu thực, lối viết phóng túng, tự do trong thơ Thanh Thảo. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện sự đồng cảm, đau xót của tác giả trước số phận ngắn ngủi của người nghệ sĩ Lorca cùng niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của các giá trị nghệ thuật chân chính. 6. Kết Bài 2 Qua chuỗi hình ảnh mang đậm tính ẩn dụ, biểu tượng theo khuynh hướng tượng trưng, siêu thực, bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” đã phác họa thành công tầm vóc và những tư tưởng cách tân về con đường nghệ thuật và cách mạng của người nghệ sĩ thiên tài Ph.Ga- xi-a Lor-ca. Âm vang tiếng đàn “li-la li-la li-la” được điệp đi điệp lại và kết thúc thi phẩm đã khiến bài thơ trở thành khúc ca ngợi ca con người sáng tạo với giọng điệu cảm phục, ngưỡng vọng và say mê. Như vậy, “Đàn ghi ta của Lorca” đã xây dựng và tái hiện thành công hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca qua hình ảnh quen thuộc về cây đàn ghi ta như một biểu tượng vĩnh hằng đại diện cho sự bất tử của các giá trị nghệ thuật. 7. Kết Bài 3 Như vậy, bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” đã tái hiện thành công bức chân dung về người nghệ sĩ thiên tài Lora qua hệ thống ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cùng lối tư duy theo khuynh hướng tượng trưng, siêu thực. Đồng thời, thi phẩm còn thể hiện những đóng góp của nhà thơ Thanh Thảo trong tiến trình vận động và đổi mới của nền văn học Việt Nam thông qua hình thức thơ độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ và nhạc, quyện hòa giữa chất trữ tình và tự sự, giữa cảm quan phương Đông và lối tư duy phương Tây. Bởi vậy, khi khám phá từng thi liệu, hình ảnh, con chữ, độc giả luôn thấy được mĩ cảm mới mẻ của tính liên tục trong dòng tự sự và tính gián đoạn trong tư duy và suy cảm của nhà thơ. 8. Kết Bài 4 72

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” là tiếng lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ Thanh Thảo trước cái chết của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Thông qua mạch cảm xúc, suy tư đa chiều vừa mãnh liệt, vừa sâu sắc cùng hệ thống hình ảnh thơ theo phong cách tượng trưng và màu sắc siêu thực, hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca đã được khám phá, xây dựng như một biểu tượng nghệ thuật vĩnh hằng, bất tử. Đó cũng chính là những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ thể hiện những đóng góp tích cực và khát vọng đổi mới thơ ca theo một mĩ cảm độc đáo, khác lạ của tác giả, đồng thời thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo trước số phận bi kịch và cái chết đầy đau đớn của người nghệ sĩ thiên tài Lorca. 9. Kết Bài 5 Như vậy, thông qua hệ thống hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng và hình thức câu thơ tự do, tác giả Thanh Thảo đã thổi một luồng gió mới vào sự đổi thay của nền văn học Việt Nam. Đó là đóng góp về lối tư duy tượng trưng mang màu sắc siêu thực - một mỹ cảm mới mẻ, hiện đại giàu tính sáng tạo trong tiến trình vận động của văn học. Bài thơ còn là sự quyện hòa và kết hợp thành công giữa thơ và nhạc, đem đến những giai điệu ngân vang, bất tử về số phận và những đóng góp nghệ thuật của Lorca - người nghệ sĩ thiên tài và vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha. --@..#..$..%..&...Hếttttttttt...@..#..$..%..&-- 73