So sánh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Answers ( )

  1. So sánh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

    – Giống nhau:

    + Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế, Hướng nghiêng chung là tây bắc- đông nam.

    – Khác nhau:

    + Địa hình:

    Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung hình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình caxtơ khá phổ biến, đồng bằng mở rộng hơn. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi phát triển kinh tế biển về nhiều mặt.

    Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: đây là miền duy nhất có địa hình cao nhất Việt Nam với đầy đủ ba đai cao, có nhiều cao nguyên, lòng chảo,… địa hình hướng tây bắc- đông nam rõ rệt của ba dải địa hình và các sông Tây Bắc, các dãy núi Trường Sơn Bắc ăn lan sát ra biển chia cắt dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.

  2. So sánh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

    – Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
    – vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi – cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu…)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
    Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

Câu 2 trang 55, SGK Địa lí 12.


Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền?


Hướng dẫn: Học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14.

Lời giải:Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền.

MIỀN

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phạm vi

Dọc theo tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và ĐBSH

Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

Địa hình

- Hướng vòng cung của các dãy núi và thung lũng sông.

- Núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi vòng cung

- Hướng nghiêng: Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

- Các dạng địa hình:

+ Đồinúi.

+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng về phía Đông Nam.

+ Địa hình bờ biển đa dạng: Vịnh, đảo, quần đảo.

+ Địa hình caxtơ khá phổ biến

- Hướng núi và sông theo hướng TB - ĐN.

- Núi cao chiếm ưu thế, độ dốc lớn.

- Hướng nghiêng: Tây Bắc - Đông Nam.

- Các dạng địa hình:

+ Địa hìh núi chiếm ưu thế.

+ Nhiều cao nguyên, sơn nguyên, bồn địa...

+ Ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá.

+ Có các ĐB nhỏ hẹp

- Khối núi cổ, nhiều sơn nguyên xói mòn, cao nguyên bazan.

Địa hình bờ biển Nam Trung Bộ khúc khủy.Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi phát triển giao thông vận tải, nghề cá...

- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, đồng bằng Nam Bộ mở rộng

Khoáng sản

Than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…

Sắt, crôm, titan, thiếc, apatit…

Dầu khí, Bô xít

Khí hậu

- Mùa đông: chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh, kéo dài.

- Mùa hạ nóng, mưa nhiều

- Thời tiết biến động thất thường và có bão.

- Tính chất nhiệt đới tăng, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc suy giảm.

- Có hiện tượng phơn.

- Nhiều thiên tai: bảo, lũ lụt…

- Không còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trên 200C.

- Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt

Sông ngòi

- Sông Hồng, Thái Bình có hướng TB – ĐN.

- Sông Cầu, s.Thương… theo hướng vòng cung

Sông Mã, sông Cả, sông Chu... có hướng TB - ĐN

- S.XêXan. S.Xrê Pok Hướng có hướng Tây- đông.

- S.Thu Bồn, sông Cái có hướng Đông- tây

- Có 2 hệ thống sông lớn: S.Đồng Nai và S.Mê Kong

Sinh vật

Nhiệt đới, á nhiệt đới.

Các loài nhiệt đới là chủ yếu, trên cao còn có các loài ôn đới.

- Các loài xích đạo và nhiệt đới.

- Có hệ thống rừng ngập mặn.

Thế mạnh

- Phát triển du lịch

- Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

- Giàu thủy năng và KS để phát triển CN

- Phát triển thủy điện và du lịch

- Phát triển nông nghiệp

- Phát triển thủy điện và công nghiệp

Hạn chế

- Mùa đông lạnh

- Diện tích đồi núi trọc lớn

- Địa hình hiểm trở, bị chia cắt

- Đồng bằng nhỏ hẹp, ít màu mỡ

- Bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất….

- Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.

- Hạn hán, lũ lụt và ngập úng.