So sánh đường biển và đường hàng không

Khái quát chung về vận tải hàng không


Ðặc điểm của vận tải hàng không
•    Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau. •    Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh. •    Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác. •    Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao. •    Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác. •    Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác.

Những hạn chế của vận tải hàng không:

•    Cước vận tải hàng không cao. •    Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh, hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp. •    Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực phục vụ.

Hàng hoá thường vận chuyển bằng đường hàng không

•    Các lô hàng nhỏ •    Hàng hoá đòi hỏi giao ngay, an toàn và chính xác •    Hàng hoá có giá trị cao

•    Hàng hoá có cự ly vận chuyển dài

Khái quát chung về vận tải đường biển

•    Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế •    Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên •    Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn.

•    Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tầu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác

Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp.


Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:

•    Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên
•    Tốc độ của tầu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tầu biển còn bị hạn chế

Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển , ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:

•    Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.

•    Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng.

Để xác định phương thức vận chuyển cho hàng hóa cần phải phân tích các loại hình vận chuyển qua nhiều khía cạnh, việc này làm giảm thiếu tối đa chi phí và đạt hiệu quả cao nhất về thời gian. Vận tải hàng không và vận tải biển là hai phương thức phổ biến nhất để vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới và đều có những lợi thế riêng, cần xem xét những yếu tố liên quan trước khi chọn lựa.

Chi phí dựa trên các đặc điểm

Mặc dù, có vẻ vận chuyển đường biển rẻ hơn so với vận tải hàng không, nhưng trước tiên chúng ta cần nhìn vào cách thức.

Vận tải hàng không được tính chi phí bằng cách kết hợp trọng lượng và kích thước của lô hàng. Đối với vận tải đường biển, trọng lượng lô hàng thường không được tính đến. Thay vào đó, vận chuyển đường biển được lập hóa đơn trên đơn vị một container tiêu chuẩn đầy đủ (20ft x 40ft) được tính theo tỷ lệ cố định. Hàng lẻ (LCL) được tính bằng mét khối.

Đối với các lô hàng lớn, nặng, vận chuyển qua đại dương thường ít tốn kém hơn. Nhưng khi kích thước lô hàng giảm, tỉ lệ chênh lệch giữa giá hàng không và đường biển cũng giảm.

Chi phí vận chuyển thực tế chỉ là mặt nổi. Chi phí tồn kho cũng cần được tính đến. Phí lưu kho liên quan đến vận tải biển có xu hướng đắt hơn phí lưu kho tại các sân bay.

Khác biệt lớn về thời gian

Vận tải hàng không nhanh hơn vận tải biển, lô hàng được vận chuyển đường biển đôi khi có thể mất vài tuần để đến nơi. Vận tải hàng không có thể đến điểm đích trong một hoặc hai ngày. Trong khi các con tàu đang ngày một được nâng cấp để chạy nhanh hơn và các tuyến đường biển liên tục được tối ưu hóa, vẫn không thể so sánh được với đường hàng không.

Thời gian giao hàng nhanh là điều mà doanh nghiệp ở bất cứ ngành nào cũng mong muốn, nhưng trước khi vận chuyển mọi thứ bằng đường hàng không, hãy dành thời gian để lên kế hoạch cho chiến lược vận chuyển của bạn. Điều này sẽ tạo ra hiệu quả lâu dài và giúp tiết kiệm tiền.

Độ tin cậy

Các hãng hàng không thường xử lý việc thay đổi lịch trình nhạy hơn so với các hãng vận tải biển. Các yếu tố như điều kiện thời tiết có thể dễ dàng ảnh hưởng tới lịch trình của hãng hàng không. Tuy nhiên, các chuyến bay sẽ được sắp xếp lại một cách nhanh chóng và hiệu quả, sẽ có nhiều chuyến bay mỗi ngày giữa các thành phố lớn, trong khi tàu có xu hướng nhổ neo hàng tuần.

Điều này không có nghĩa là vận tải đường biển thiếu sự tin cậy hơn. Khi tàu thay đổi lịch trình, sẽ mất một vài ngày. Tuy nhiên, liên minh giữa các hãng vận tải biển có thể xử lý điều này một cách gọn gàng, khiến cho việc vận chuyển đường biển uy tín hơn ngay cả đối với một số loại hàng hóa nhạy cảm với thời gian như hàng dễ hỏng, thực phẩm hay phụ tùng ô tô.

Sự phức tạp của các liên minh đại dương có thể ảnh hưởng đến dịch vụ

Trong khi liên minh giữa các hãng vận tải biển đem đến độ tin cậy cao hơn, một số liên minh có thể tạo ra những vấn đề. Ví dụ: nếu ba hãng tàu biển làm việc cùng nhau, tuần một bạn có thể đưa hàng lên tàu bởi 1 hãng tàu và tuần sau đó, cũng cùng con tàu đó nhưng khác nhà vận chuyển. Mỗi hãng vận chuyển sẽ có bộ quy tắc riêng về những mặt hàng được phép và không được phép. Vì vậy, ngay cả khi vận chuyển cùng một sản phẩm trên cùng một tàu, nếu một hãng vận chuyển khác phụ trách, có khả năng sản phẩm của bạn có thể bị từ chối vì các quy tắc đã thay đổi.

Nên sử dụng vận tải hàng không hay vận tải biển?

Thông thường, lý do số một để chọn hàng không là tốc độ giao hàng. Việc di chuyển hàng hóa của bạn ở trên trời sẽ rút ngắn thời gian so với đường biển. Điều này đặc biệt hữu ích khi vận chuyển các mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn hoặc cần giao nhanh. Bạn sẽ không đủ kiên nhẫn để đợi khoảng 1 tháng cho một bưu kiện hàng nhỏ với giá trị cao và đang cần gấp. Ngược lại, bạn sẽ không cần gửi một lô hàng lớn mà người nhận cũng chưa muốn nhận ngay qua đường hàng không.

Mức giá cũng là điều mà chúng ta nên cân nhắc, tùy vào kích thước và trọng lượng của lô hàng, có thể sẽ có sự chênh lệch lớn hoặc nhỏ, hãy luôn so sánh hai loại hình vận tải này hàng ngày và ở tất cả các mức khác nhau, để chọn ra phương thức vận chuyển phù hợp với từng lô hàng, bưu kiện của bạn.

SWIFT247 – SHIP NƯỚC RÚT – KỊP TỪNG PHÚT

So sánh đường biển và đường hàng không
Hotline: 1900 27 27 47

🌐Website: https://swift247.vn/

So sánh đường biển và đường hàng không
Trụ sở chính: Tầng 6 Vietjet Plaza, 60A Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

💞Tải app ngay hôm nay trải nghiệm ngay dịch vụ tận hưởng siêu tiện ích vận chuyển 4.0:

Android: http://bit.ly/2kkZK2O

IOS: https:https://apple.co/2kDLIK0

Website: https://app.swift247.vn/authorize

📌Địa chỉ bưu cục SWIFT247:

  • Đà Nẵng: 157-159 Hàm Nghi, quận Thanh Khê.
  • Hà Nội: 69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng.
  • Hồ Chí Minh:
    • 60A Trường Sơn, quận Tân Bình.
    • 8bis Công Trường Quốc Tế (đối diện Hồ Con Rùa), quận 3.

  • So sánh đường biển và đường hàng không

    I.ĐƯỜNG SẮT
    Ưu điểm: 
    Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa.
    Tốc độ nhanh, ổn định, mức đô an toàn và tiện nghi cao => tiết kiệm thời gian.
    Nhược điểm:
    Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn => tuyến đường cố định.

    II. Đường ô tô
    Ưu điểm: 
    Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.
    Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
    Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng
    Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.
    Nhược điểm:
    Tốn nhiên liệu vận chuyển.
    Gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường.
    Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
    Tai nạn giao thông đường ô tô
    Vận tải bằng ô tô ngày càng chiếm ưu thế. Khối lượng luân chuyển bằng ô tô bằng ½ khối lượng luân chuyển bằng tàu hỏa.
    Thế giới hiện nay có khoảng 700 triệu đầu xe ô tô, trong đó có 4/5 là xe du lịch các loại.
    Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm trong về môi trường.


    III. Đường ống
    - Ưu điểm: 
    + Vận chuyển hiệu quả các chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ.
    + Không tốn mặt bằng xây dựng.
    - Nhược điểm: 
    + Phụ thuộc vào địa hình. 
    + Không vận chuyển được chất rắn.
    + Khó xử lí khi gặp sự cố.
    - Tình hình phát triển:
    + Chiều dài đường ống tăng nhanh.
    + Sự phát triển của ngành gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt. Phân bố chủ yếu tại Trung Đông, Hoa Kì, Liên Bang Nga.
    Ở Việt Nam, có khoảng 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170 Km đường ống dẫn khí. Ngoài ra còn có thêm 400 Km đường ống đang trong dự án khí Nam Côn Sơn.


    IV. Đường Sông Hồ
    Vận tải đường sông hồ có lịch sử khai thác vô cùng sớm, phân chia theo lưu vực sông, gọi là lưu vực vận tải.
    Ưu điểm:
    Thích hợp với vận chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh.
    Cước phí vận chuyển ổn định và tương đối rẻ.
    Nhược điểm:
    Phụ thuộc vào thiên nhiên như chế độ dòng chảy, thủy chiều…
    Tốc độ chậm.

    V. Đường Biển
    Ưu điểm:
    Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của thế giới.
    Vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài.
    Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới
    Lộ trình đường đang được rút ngắn lại.
    Nhược điểm:
    Luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương.
    Khó khăn trong việc quản lí nhập cư, quản lí hàng hóa của các nước

    VI. Đường Hàng Không
    Là loại hình giao thông vận tải trẻ tuổi nhất, nhưng tốc độ phát triển khá nhanh cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
    Ưu điểm:
    Tốc độ vận chuyển khá cao, thời gian vận chuyển ngắn.
    Nhược điểm:
    Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối tượng chuyên chở ngặt nghèo…
    Vốn đầu tư lớn, vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng.
    Gây ô nhiễm môi trường.
    Năm 2008 thế giới có khoảng 5.616 sân bay dân dụng, trong đó có 413 sân bay quốc tế.
    Bắc Mỹ tập trung 30% sân bay của thế giới, Châu Âu 26,3%, Châu Á chiếm 11,2%.
    Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga…
    Các tuyến hàng không sầm uất nhất là tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.



    Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net