So sánh quyền tác giả và sáng chế

So sánh quyền tác giả và quyền sáng chế

02/06/2020 Bản quyền tác giả, Sáng chế, Sở hữu trí tuệ Bình luận

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Việc so sánh quyền tác giả và quyền sáng chế sẽ giúp chủ đơn xác định được hình thức bảo hộ hiệu quả nhất. Bài viết này Luật TGS sẽ đưa ra các tiêu chí để so sánh cụ thể giữa chúng.

Tiêu chí

Quyền tác giả

Quyền sáng chế

Khái niệm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Sáng chếlà giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. ( Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Đối tượng bảo hộ

Tất cả các ý tưởng của con người được thể hiện dưới dạng: chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc chương trình, dữ liệu.

Sản phẩm, quy trình do con người sáng tạo ra đảm bảo tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đối tượng không được bảo hộ

– Tin tức thời sự thuần túy.

– Văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

– Phát minh lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.

– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính.

– Cách thức thể hiện thông tin, giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.

– Giống động vật, giống thực vật.

– Quy trình sản xuất động vật, thực vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh.

– Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Thời gian bảo hộ

Trong suốt cuộc đời tác giả và sau khi tác giả qua đời 50 năm.

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

20 năm kể từ ngày nộp đơn

Hiệu lực bảo hộ

Quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ đương nhiên mà không cần đăng ký trong phạm vi công ước Berne.

Quyền sáng chế được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ, không được bảo hộ đương nhiên tại các quốc gia khác.

Thời gian đăng ký

15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ đầy đủ và được cơ quan chấp nhận hợp lệ.

Khoảng từ 36-40 tháng

Cách thức đăng ký bảo hộ.

Đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả.

Đăng ký yêu cầu bảo hộ sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Công ước quốc tế

Công ước Berne.

Công ước Paris, Hiệp định TRIPS, Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT)

Trên đây là các tiêu trí để mọi người có thể dễ dàng phân biệt được quyền tác giả và quyền sáng chế, nếu có thắc mắc gì liên hệ tổng đài 024.6682.8986 để được tư vấn chi tiết.

So sánh quyền tác giả và sáng chế
  • tweet
  • So sánh quyền tác giả và sáng chế

Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM

So sánh quyền tác giả và sáng chế

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – GĐ Hãng Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

So sánh quyền tác giả và sáng chế

Luật sư – Phạm Nhung

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Nhung là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

So sánh quyền tác giả và sáng chế

Nguyễn Hồng Dinh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Dinh là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng,Hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

So sánh quyền tác giả và sáng chế

Hồ Phương Thanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế

So sánh quyền tác giả và sáng chế
So sánh quyền tác giả và sáng chế

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 5, Ngách 24, Ngõ 1, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.6682.8986
  • Email:
  • Hotline: 024.6682.8986. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

Việt nam có bao nhiêu dân tộc (trả lời bằng số)

Bài viết liên quan
So sánh quyền tác giả và sáng chế

Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch mới nhất

14/12/2021

So sánh quyền tác giả và sáng chế

Thủ tục sửa đổi Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

02/12/2021

So sánh quyền tác giả và sáng chế

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

26/11/2021

So sánh quyền tác giả và sáng chế
2020-06-02

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Giải quyết tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan

Phân biệt sáng chế và quyền tác giả

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam

Ai là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan?

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Quyền liên quan là gì?

Quyền tác giả là gì?

Bảo hộ quyền tác giả

Phân biệt sáng chế và quyền tác giả

Phân biệt sáng chế và quyền tác giả giúp chủ đơn xác định hình thức bảo hộ hiệu quả nhất.

Tiêu chí

Quyền tác giả

Sáng chế

Đối tượng bảo hộ

Tất cả các ý tưởng được thể hiện của con người dưới dạng chữ viết, hình ảnh, âm nhạc… hoặc chương trình, dữ liệu.

Sản phẩm, quy trình do con người sáng tạo ra đảm bảo được tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp

Đối tượng không được bảo hộ

Tin thức thời sự thuần tuý;

Văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật;

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

Cách thức thể hiện thông tin;

Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

Giống thực vật, giống động vật;

Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Thời gian bảo hộ

Trong suốt cuộc đời tác giả, và sau khi tác giả qua đời 50 năm.

Tác phẩm phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ 50 năm kể từ khi được công bố lần đầu tiên.

20 năm kể từ ngày nộp đơn

Hiệu lực bảo hộ

Quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ đương nhiên mà không cần đăng ký trong phạm vi thành viên công ước Berne.

Bảo hộ sáng chế trong phạm vi lãnh thổ, không được bảo hộ đương nhiên tại các quốc gia khác.

Cách thức đăng ký bảo hộ

Đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.

Đăng ký yêu cầu bảo hộ sáng chế tại Cục SHTT.

Công ước quốc tế

Công ước Berne

Công ước Paris, Hiệp định TRIPS, Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT)

Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 58, Điều 59, Điều 93 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

Một số kinh nghiệm

Một số tác phẩm, sản phẩm, quy trình rất khó xác định được cách thức bảo hộ hiệu quả.

Ví dụ: Chương trình tự động hoá dây chuyền sản xuất có thể đăng ký bảo hộ dưới cả hai hình thức sáng chế (cho quy trình sản xuất) và đăng ký quyền tác giả (cho chương trình, bản vẽ, thiết kế).

Thời gian xem xét cấp bằng sáng chế tương đối dài (24 đến 30 tháng) và chi phí cao (phí Nhà nước khoảng 2triệu đồng, phí dịch vụ từ 10 – 15 triệu đồng) gây khó khăn cho các chủ đơn là cá nhân trong việc đăng ký và duy trì sáng chế.

Ngược lại, đăng ký bản quyền tác giả sẽ có kết quả trong thời gian sớm hơn (2-3 tuần) và chi phí thấp (phí Nhà nước trung bình 300-500 trăm nghìn đồng, phí dịch vụ từ 2 – 3.5 triệu đồng). Tuy nhiên, quyền tác giả với tác phẩm, bản vẽ được bảo hộ kém hiệu quả hơn so với sáng chế.

Ví dụ: Đinh vít gỗ đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ năm 1979. Nếu chỉ được bảo hộ quyền tác giả với bản vẽ thiết kế sẽ khó ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại sản xuất và kinh doanh cây đinh có hình dáng tương tự.

Riêng đối với phần mềm, chương trình máy tính, Luật SHTT chấp nhận bảo hộ quyền tác giả.

Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016

PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần tư vấn quyền tác giả, sáng chế vui lòng liên hệ PLF

Liên Hệ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
Tên *
Email *
Phản Hồi hoặc Đặt Câu Hỏi *
Gửi

1. Bản chất của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Để so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, chúng ta nên đi từ bản chất của chúng.

1.1. Quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của một tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra, sở hữu chúng. Quyền tác giả cũng hay được gọi là tác quyền, bản quyền hoặc độc quyền của một tác giả.

So sánh quyền tác giả và sáng chế
So sánh quyền tác giả và sáng chế

Bản chất của quyền tác giả và quyền sở hữu công ngiệp

1.2. Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra và sở hữu. Quyền này giúp các doanh nghiệp, chủ sở hữu chống việc kinh doanh không lành mạnh.

So sánh Bản quyền, Nhãn hiệu và Sáng chế

Các thuật ngữ bản quyền, nhãn hiệu và sáng chế khác nhau như thế nào và làm thế nào để phân biệt chúng?

Thuật ngữ bản quyền (copyright), nhãn hiệu (trademark), sáng chế (invention) xuất hiện khá nhiều trong đời sống hằng ngày và chúng ta có thể bắt gặp tại bất kỳ đâu. Khi lướt các web bạn thấy dòng chữ “© Copyrights” ở dưới mỗi website, hay TV đưa tin “Các nhà khoa học đã tạo ra sáng chế mới…”, hay bạn đi mua sắm cũng bắt gặp các nhãn hiệu có dấu hiệu ® quen thuộc trên các bao bì sản phẩm.

So sánh quyền tác giả và sáng chế

Vậy bản quyền, nhãn hiệu và sáng chế khác nhau như thế nào và cơ chế bảo hộ cụ thể ra sao. Dưới đây là một số tiêu chí được sử dụng để phân biệt các đối tượng này.

Tiêu chí

Bản quyềnSáng chế

Nhãn hiệu

Dạng thể hiện© và năm công bố hoặc tên của chủ sở hữu

Ví dụ: ©2020

Patented hoặc “Pat.” và số văn bằng bảo hộ

Ví dụ: Pat. 12546

® sau khi được bảo hộ hoặc “TM” (trademark) hay “SM” (service mark) trước khi được bảo hộ
Đối tượng bảo hộCác tác phẩm thuộc quyền tác giả, ví dụ: tác phẩm viết, tác phẩm báo chí, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng,….

Giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật. Sáng chế có thể là hợp chất, máy móc, quy trình hoặc kết hợp các điều trên

Bất kỳ dấu hiệu hoặc biểu tượng nào có thể chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm
Điều kiện cơ bản để được bảo hộTính nguyên gốc– Tính mới

– Trình độ sáng tạo

– Khả năng áp dụng công nghiệp

khả năng phân biệt
Đối tượng bị loại trừ bảo hộ– Ý tưởng sáng tạo không được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nào

– Và các đối tượng thuộc Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ: tin tức thời sự, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu

– Quy luật của tự nhiên, ý tưởng trừu tượng

– Các đối tượng không được bảo hộ quy định tại điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.

– Dấu hiệu bị loại trừ theo quy định tại điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến chính trị, tôn giáo,…

– Dấu hiệu đơn giản, không có khả năng phân biệt

– Dấu hiệu mang tính mô tả chất lượng, nguồn gốc, đặc tính,…của sản phẩm/dịch vụ

Căn cứ phát sinh quyềnphát sinh tự động khi tác phẩm được định hình dưới dạng một hình thức vật chất nhất địnhNộp đơn đăng ký tại Cục SHTTĐăng ký hoặc sử dụng thực tế trong thương mại
Thời gian bảo hộQuyền nhân thân được bảo hộ vĩnh viễn.Quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.Sáng chế được bảo hộ từ ngày cấp văn bằng bảo hộ và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và không giới hạn số lần gia hạn. Như vậy nhãn hiệu có thể được bảo hộ vĩnh viễn nếu được sử dụng và gia hạn liên tục.
Phạm vi quyềnĐộc quyền sao chép tác phẩmQuyền sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng sản phẩm theo sáng chế hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ theo sáng chế

Sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho sản phẩm/dịch vụ trùng hoặc tương tự

Bảo hộ quốc tếĐược bảo hộ không phân biệt hình thức thể hiện ở hầu hết các quốc gia (theo công ước Bern)Đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ ở từng quốc gia, hoặc thông qua cơ chế tập trung như PCTĐăng ký và cấp văn bằng bảo hộ ở ở từng quốc gia, hoặc thông qua cơ chế tập trung như hệ thống Mandrid.

Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để phân định các đối tượng này. Tuy nhiên, một đối tượng có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, một logo vừa có thể được bảo hộ là nhãn hiệu, vừa được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Để được tư vấn và xác định đối tượng bảo hộ phù hợp với chiến lược kinh doanh, Quý Khách có thể liên hệ với ANLIS IP để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.