So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

A. Đôi nét về tác phẩm Bạnđến chơi nhà

1. Hoàn cảnh rađời

Sau khi cáo quan vềởẩn, Nguyễn Khuyếnđã chọn cuộc sốngđiền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉđã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gìđể thiếtđãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyếnđã làm bài thơ Bạnđến chơi nhàđể tự tràođồng thời giãi bày nỗi lòng mình.

Nội dung tác phẩm Qua đèo ngang

Bài thơ là cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, tuy có sự sống con người nhưng còn vắng vẻ hoang sơ. Giữa khung cảnh ấy là nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn cô đơn của tác giả.

2. Ngôn ngữ

- Bài thơ Bạnđến chơi nhàđược viết bằng chữ Nôm

3. Thể thơ

- Bài thơ Bạnđến chơi nhàđược viết theo thể thất ngôn bát cúđường luật.

4. Phương thức biểuđạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

5. Bố cục bài thơ Bạnđến chơi nhà

- Gồm 3 phần:

Phần 1Câu thơ 1

Giới thiệu sự việc bạnđến chơi nhà

Phần 2Câu thơ 2đến câu thơ 7

Hoàn cảnh nhà thơ khi bạnđến chơi nhà

Phần 3Câu thơ cuối

Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

6. Giá trị nội dung bài thơ Bạnđến chơi nhà

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết,đậmđà, mộc mạc và trànđầy niềm vui dân dã của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bạnđến chơi nhà

- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên,ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu,ấm áp, chân tình của nhà thơ

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữđời thường và ngôn ngữ bác học

B. Đôi nét về tác phẩm Qua đèo ngang

1. Tác giả

- Bà Huyện Thanh Quan tên thật Nguyễn Thị Hinh, sống ở TK XX.

- Bà là nữ sĩ tài danh hiếm có.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Trên đường vào kinh đô Phú Xuân dạy học, dừng chân ở Đèo Ngang.

b. Bố cục: 4 phần Đề- Thực- Luận- Kết

- Phần 1(hai câu đề): Cảnh vật Đèo Ngang buổi chiều tà

- Phần 2 (hai câu thực): Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang

- Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng của tác giả

- Phần 3 (hai câu kết): Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả

c. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d. Thể thơ

- Thất ngôn bát cú, gồm 8 câu, gieo vần cuối câu 1,2,4,6,8

e. Giá trị nội dung

- Cảnh đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút dù đã có sự xuất hiện của con người nhưng còn hoang sơ vắng vẻ. Nỗi nhớ nước, thương nhà, buồn lặng cô đơn của tác giả.

f. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

- Lời thơ trang nhã

- Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà và Qua Đèo Ngang

  • So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 1
  • So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 2
  • So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 3
  • So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 4
  • So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 5
  • So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 6

So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 1

Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn. Nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỷ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy “Tam nguyên Yên Đổ”.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai bài thơ đều kết thúc với cụm từ “ta với ta”:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”

(Qua đèo Ngang)

“Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta”

(Bạn đến chơi nhà)

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách ly hương. Còn “Bạn đến chơi nhà” thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại” và bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời, non, nước” - đó là vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng - “một mảnh tình riêng” - càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Đến ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, người bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có gì để tiếp đãi bạn: cải, cà, bầu, bí… Ngay đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta” - vang lên như một tiếng cười vui vẻ. “Ta” là là tôi, ta là “bác” cũng có thể “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

So Sánh Cụm Từ Ta Với Ta Trong 2 Bài Thơ Qua Đèo Ngang Và Bạn Đến Chơi Nhà

So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

RSS

So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

Trang chủ »Viết đoạn văn so sánh câu ta với ta trong 2 bài thơ vượt cạn và em về nhà lớp 7