So sánh thanh tra và kiểm tra

Thanh tra là gì? Phân biệt giữa thanh tra, kiểm tra và giám sát

Chúng ta đã gặp rất nhiều với các khái niệm thanh tra, điều tra, giám sát. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng về các khái niệm này. Vậy thanh tra là gì và đâu là sự khác biệt giữa các khái niệm trên.

  • Giám sát bán hàng là gì và những thắc mắc về nghề giám sát bán hàng
  • Supervisor là gì? Bí quyết để trở thành một supervisor chuyên nghiệp

Thanh tra là gì?

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau.

So sánh thanh tra và kiểm tra
Thanh tra là gì?

Mục đích của hoạt động thanh tra

Hiện nay, hoạt động thanh tra được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cũng như phục vụ quản lí nhà nước trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp khác nhau.

Ai được quyền thực hiện hoạt động thanh tra?

Theo quy định của pháp luật, các hoạt động thanh tra chủ yếu sẽ xoay quanh những lĩnh vực như: đối tượng, nội dung, nghiệp vụ. Và cùng với đó, những người có thẩm quyền khác nhau sẽ được giao nhiệm vụ thi hành hoạt động thanh tra như:

  • Với thanh tra đối tượng: các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lí nhà nước của tổ chức mình
  • Với thanh tra nội dung: thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lí của nhà nước về sở hữu công nghiệp
  • Với thanh tra nghiệp vụ: thanh tra theo trình tự nghiệp vụ do pháp luật quy định
So sánh thanh tra và kiểm tra
Ai được quyền thực hiện hoạt động thanh tra?

Có thể nói, hoạt động thanh tra là hoạt động của các cơ quan hành pháp nhằm đảm bảo mục tiêu pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh tại các tổ chức, doanh nghiệp. Và trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Nếu như phát hiện được sai phạm thì các thanh tra buộc phải có những biện pháp xử lí nhất định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

► Theo dõi những kiến ngành nghề mới nhất hiện nay

Phân biệt thanh tra và kiểm tra

Giữa hai khái niệm: thanh tra; kiểm tra. Chúng ta có thể thấy những điểm khác nhau như:

So sánh thanh tra và kiểm tra
Phân biệt thanh tra, kiểm tra
  • Về chủ thể tiến hành: mặc dù đều có chung chủ thể tuy nhiên hoạt động của kiểm tra rộng hơn thanh tra rất nhiều. Nếu người tiến hành thanh tra là cơ quan quản lí nhà nước thì hoạt động kiểm tra có thể được thực hiện bởi các tổ chức khác nhau. Hoặc thậm chí trong nội bộ của doanh nghiệp
  • Về mục đích thực hiện: Với hoạt động thanh tra, mục đích thực hiện luôn rộng hơn kiểm tra. Đặc biệt, nếu cuộc thanh tra phải giải quyết những khiếu nại, tố cáo thì mục đích của hoạt động thanh tra lại càng rõ ràng hơn.
  • Về phương pháp tiến hành: CÁc hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng đều áp dụng những cách làm khác nhau để đi đến bản chất cuối cùng của một vấn đề như: đối thoại, phỏng vấn, thẩm định, giám định….
  • Về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi người thực hiện cần phải có một trình đọ nghiệp vụ rất giỏi. Cùng với đó là việc am hiểm tường tận các kiến thức khác nhau về vấn đề cần nghiên cứu. Trong khi đó, công việc kiểm tra sẽ cần người có trình độ chuyên môn thấp hơn.

Phân biệt thanh tra và giám sát

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, hoạt động giám sát được hiểu là việc theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không. Vì thế, hoạt động thanh tra, giám sát đều được tiên hành trên cơ sở các quyền lợi, nghĩa vụ của chủ thể thanh tra và đối tượng phải chịu sự thanh tra, giám sát. Nhưng khái niệm giám sát cũng có các điểm khác nhau như:

So sánh thanh tra và kiểm tra
Phân biệt thanh tra, giám sát
  • Giám sát mang tính quyền lực nhà nước: đây là hoạt động được tiến hành bởi chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền với một hoặc nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.
  • Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: là hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể khác như: các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội đối với nội bộ tổ chức của mình.

Trên đây là một số điều cơ bản trong khái niệm thanh tra là gì. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn rõ hơn về công tác này trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.

► Tìm hiểu thêm: Các kiến thức tìm việc bổ ích hiện nay tại: news.timviec.com.vn

So sánh thanh tra và kiểm tra


             Xuất phát từ nguyên tắc mang tính bản chất của nhà nước ta là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhưng có phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vì vậy trong cơ chế hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước ngoài việc phải thường xuyên tự kiểm tra hoạt động của mình còn phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan khác trong, ngoài hệ thống và sự giám sát của nhân dân.

             1. Giám sát: Là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội

             2. Kiểm tra: Là khái niệm rộng, được hiểu theo hai góc độ:

             Thứ nhất, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới (trong mối quan hệ trực thuộc) nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó. Vì vậy khi tiến hành kiểm tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực với đối tượng bị kiểm tra cũng như động viên khen thưởng về vật chất hoặc tinh thần.

             Thứ hai, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như kiểm tra của Đảng, kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm tra này ít mang tính quyền lực nhà nước và không trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ áp dụng các biện pháp tác đông mang tính xã hội.

             3. Từ quan niệm trên, cụ thể là các mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát như sau:

             Thứ nhất, nhà nước tự kiểm soát hoạt động của mình bằng các hình thức:

             - Các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp;

             - Cơ quan tư pháp kiểm soát cơ quan hành pháp;

             - Cơ quan hành pháp tự kiểm soát thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ; thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; thanh tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…

             Thứ hai, nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua hệ thống cơ quan dân cử, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; giám sát trực tiếp ở cơ sở thông qua tổ chức thanh tra nhân dân, qua hoạt động khiếu nại, tố cáo…

             Từ sự phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng: hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra có mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

             4. Bên cạnh mối quan hệ tác động đó hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát có những điểm khác biệt cơ bản

             -  Về chủ thể:

             Chủ thể thanh tra có phạm vi hẹp hơn và mang tính chuyên trách chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra. Chủ thể kiểm tra có phạm vi rộng hơn và thường gắn với sự kiểm tra của nhà quản lý đối với đối tượng quản lý. Chủ thể giám sát rộng hơn nữa bao gồm: hệ thống cơ quan quyền lực, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân.

             - Về hoạt động

             Hoạt động của thanh tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và mang tính nghiệp vụ cao. Hoạt động giám sát được thực hiện thường xuyên liên tục bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động kiểm tra cũng được thực hiện thường xuyên liên tục và thường là đơn giản hơn thanh tra.

Cao Minh Luận