So sánh thu điếu và cảm thu tiễn thu năm 2024

Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một tài năng nghệ thuật kiệt xuất và đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc, những đóng góp đó có ý nghĩa sâu sắc và rất đáng trân trọng. Nguyễn Khuyến là nhà thơ sớm được mọi người đón nhận khi về ẩn cư ở Yên Đổ. Thơ văn của ông, nhất là thơ Nôm, đã được người đời đua nhau ghi chép. Làm nên giá trị thơ văn của ông là toàn bộ những sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trữ tình cũng như nghệ thuật trào phúng. Tiêu biểu nhất của ông là 3 bài thơ Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm và nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Khuyến.

  1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
  2. Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ tài liệu về ba bài thơ “ Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm” và nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Khuyến.

  1. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chúng tôi giới hạn trong phạm vi nội dung ba bài thơ Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm và nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Khuyến.

  1. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến các mục đích sau: Góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống sâu sắc và cụ thể hơn vấn đề nội dung, nghệ thuật trong đề tài đã chọn. Từ đó có cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn về ba bài thơ và nghệ thuật trào phúng.

4ương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp tổng hợp tài liệu
  • Phương pháp đối chiếu so sánh
  1. Giai đoạn 1885 – 1910

Về ở ẩn nhưng ông vẫn không được yên ổn vì Pháp muốn mượn thanh thế cụ để thu phục lòng người, nên đã dùng nhiều cách mời mọc, cưỡng ép cụ tham chính trở lại nhưng cụ đều tìm cách khước từ. Thấy vậy Tây lệnh cho Hoàng Cao Khải kiểm soát cụ gắt gao. Để họ khỏi nghi ngờ cụ nhận lời dạy học riêng tại nhà họ Hoàng và cho con là Nguyễn Hoan ra làm quan. Có lẽ trong giai đoạn này cụ đã sáng tác các bài thơ kí gửi tâm sự và tỏ bày lập trường riêng.

Khi được thực dân tay sai để yên hoàn toàn, cụ liền rút lui hẳn về thôn quê, hoà mình với đám dâm chất phác, tiêu dao bằng cảnh thú thiên nhiên và nếp sống hiền hoà với dân bình dị ở đây. Và do sự bình dị của ông quan Tổng Đốc về hưu mà dân làng kính yêu quý mến cụ. Cuộc đời cụ êm ả trôi đến ngày 15/11/1910 cụ qua đời tại làng yên đổ thọ 76 tuổi.

  1. Sự nghiệp

Thi ca Nguyễn Khuyến còn để lại khá dồi dào và gồm đủ loại:

  • Về Hán văn: có “Quế Sơn thi văn tập”.
  • Về chữ Nôm có rất nhiều bài thuộc các thể thơ luật, hát nói, lục bát, văn tế,.... Có bài ông viết bằng viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh ba nội dung:
  • Bộc bạch tâm sự của mình.
  • Viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương – một vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ.
  • Chế giễu đã kích những kẻ tham lam, ích kỉ, tuỳ thời, cơ hội lúc bấy giờ.
  • Nguyễn Khuyến là nhà thơ được đào tạo ở “ cửa Khổng sân Trình”, đối với ông con người sinh ra phải học hành, đỗ đạt vad ra làm quan để “ thờ vua giúp nước”, thực hiện nghĩa vụ “ trí quân trạch dân”. Nhưng trong thời buổi bấy giờ, thực dân Pháp đang đánh chiếm nước ta, triều đình bạc nhược đã lần lượt đầu hàng giặc. Cuối cùng một nhà nho chân chính như Nguyễn Khuyến đã quyết định từ quan về ở ẩn. Ông cảm thấy buồn cho những kẻ cơ hội, tuỳ thời dã tiếp tay cho giặc. Ông viết về tiếng cuốc kêu và đó cũng là tiếng lòng của ông đối với non sông đất nước:

“ Năm canh máu chảy đêm hè vắng

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ”

  • Phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến sống ở nông thôn. Ông có quan hệ thân tình với mọi người. Ông viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn. Dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến, dường như cuộc sống ở nông thôn lúc nào cũng khó khăn, túng thiếu:

“ Sớm trưa dưa muối cho qua bửa

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua”

( Chốn quê )

Và khi gặp năm mất mùa thì tết nhất lại càng thê thảm:

“ Dở trời mưa bụi còn hơi rét

Nếm rượu tưởng đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.”

( Chợ đồng )

  • Là một nhà nho đã từng làm quan Nguyễn Khuyến thấy khá rõ cái xấu của xã hội đương thời. Vậy nên, trong thơ ông đã vạch trần tất cả những thói hư tật xấu của đủ mọi hạng người trong xã hội. Trước hết là bọn quan lại, ông gọi họ là “ Tiến sĩ giấy” là “ phỗng đá” ... Ông đã kích thói rởm đời, lố lăng, thứ con đẻ của xã hội thực dân. Ngòi bút đã kích của Nguyễn Khuyến trở nên chua xót, cay đắng khi ông tả cảnh ngày “ Hội Tây”:

“ Khen ai khéo vẽ trò vui thế

Vui thế bao nhiêu nhục bay nhiêu.”

Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Ngõ trúc trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:

“Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy

Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?”

(Nhớ núi Đọi)

Ngõ trúc và tầng mây cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc cùa làng quê. Thi sĩ như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật.Đến hai câu kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một đối tượng khác:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc. Mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: tựa gối ôm cần. Một sự đợi chờ: lâu chẳng được. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu.

Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưa hồn ta về với mùa thu quê hương.

Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng. Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo... và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo.

Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế an nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc thu,

tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết, vần thơ: veo - teo - vèo - teo - bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng... cho thấy một bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên - đúng là xuất khẩu thành chương.

Ảnh minh hoạ của bài thơ Thu điếu

  1. Bài thơ Thu vịnh ( Mùa thu làm thơ )

Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thu vịnh là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Chùm thơ này đã tôn vinh Nguyễn Khuyến lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu của quê hương, làng cảnh Việt Nam. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ này đều rút ra từ cảnh vật thân quen của quê hương tác giả. Vùng đồng chiêm trũng Bình Lục một năm chỉ cấy được một mùa, còn toàn là ngập nước. Trong làng có vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái tranh nghèo.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bầu trời bao la, bát ngát:

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.”

Xanh ngắt là xanh thăm thẳm, mấy từng cao là rất cao, tưởng như có nhiều lớp, nhiều tầng. Trên cái nền là bầu trời bao la nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc

Ngòi bút cũng theo diễn biến tâm tư mà chọn ra nấy nét điển hình kia. Tuy khác nhau nhưng dường như các hình ảnh trên đều cùng gợi lên trạng thái lặng yên, ẩn giấu sự cảm thông, giao hoà giữa tâm hồn tác giả và hồn thu.

Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩ của Nguyễn Khuyến:

“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?”

Sau khi nhìn mặt nước khói phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân. Ở đó, nở mấy chùm hoa. Điều lạ là bỗng dưng, nhà thơ cảm thấy đó là hoa năm ngoái. Ở trên, cảnh vật được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đến đầy cảm xúc của trái tim đã khoác lên cảnh vật màu sắc chủ quan. Hoa nở trước mắt hẳn hoi mà cảm thấy là hoa năm ngoái. Điều gì đã xảy ra trong lòng người? Con người đang ở trong hiện tại mà như lùi về quá khứ hay bóng dáng quá khứ hiện về trong thực tại? Âm điệu câu thơ theo nhịp 4/1/2: Từ Mấy chùm trước giậu đến hoa năm ngoái có một đoạn suy tư, ngẫm nghĩ và sau đó đột nhiên xuất hiện cảm giác lạ lùng là hoa năm ngoái chứ không phải hoa năm nay. Cảm giác ấy khiến nhà thơ nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng nước nào? Mặc dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi độ thu về.

Nếu như trong bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hoà, giao cảm với nhau thì đến đây, con người hoà hợp với cảnh vật trong một nỗi niềm u uất. Cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người thể hiện qua cách nhìn cảnh vật. Như vậy, cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim rung cảm của nhà thơ. Mùa thu tới, nhà thơ nhìn hoa trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời vẳng xuống mà trỗi dậy cả một niềm xót xa, lặng lẽ mà như nẫu ruột, chết lòng. Chiều sâu của tâm hồn thi sĩ lắng đọng vào chiều sâu của câu thơ là vậy.

Trước cảnh thu và hồn thu khiến thi hứng dạt dào, nhà thơ toan cắt bút, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng nhiên thấy thẹn với ông Đào nên đành thôi:

“Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”

Nhà thơ thẹn nỗi gì vậy? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Lôgic của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu kết có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư của cả bài thơ.

Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không... để dẫn đến cảm xúc đầy suy tư ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, ông gửi gắm tâm trạng xót xa, tiếc nuối trước tình trạng đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt lành không còn nữa mà mình thì lực bất tòng tâm.

Thu vịnh là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu quê hương đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến, thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt đến mức điêu luyện, tinh tế, không dễ mấy ai sánh được.

Ảnh minh hoạ bài thơ Thu vịnh

  1. Bài thơ Thu ẩm

Thu ẩm có nghĩa là mùa thu uống rượu. Đây là một trong ba bài thơ Nôm nói về mùa thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến: Thu điếu (Mùa thu câu cá), Thu vịnh

Hai câu thực:

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn áo lóng lánh bóng trăng loe.”

Sương thu lớt phớt như làn khói mỏng phủ lên bờ giậu, khiến cho rằng cây cũng nhạt bớt màu đêm. Đặc biệt tài tình là hình ảnh mặt ao lăn tăn gợn sóng, lóng lánh bóng trăng. Bóng trăng trên mặt nước lúc dồn lại, lúc loe ra, biến dạng liên tiếp.

Hai câu luận:

“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,

Mắt lão không vậy cũng đỏ hoe.”

Nguyễn Khuyến tả cảnh trời và cảnh mình. Dường như bầu trời và con người đều bị một thế lực vô hình nào đó làm cho biến đổi: Da trời không biết ai nhuộm mà xanh ngắt, mắt mình không vậy sao cũng đỏ hoe? Hay là do say rượu? Say rượu cũng thường đỏ mắt. Chữ ai trong câu thơ lấp lửng một mối hoài nghi. Lấp lửng nhưng không vô ý. Đây cũng là biểu hiện tâm trạng của nhà thơ chăng? Hay là nó cũng cùng một mạch với cảm nhận hoa năm nay mà nhìn ra hoa năm ngoái và nghe tiếng ngỗng văng vẳng trên không mà giật mình tự hỏi là ngỗng nước nào? Tâm tư nhà thơ trĩu nặng trước cảnh đất nước bị lũ giặc ngoại xâm giày xéo mà mình thì đau đớn, day dứt không nguôi.

Cuối cùng là tửu lượng của nhà thơ cũng chẳng còn bình thường: Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy, Chỉ dăm ba chén đã say nhè. Tại sao cảnh vật lại có sự biến hình đổi dạng như thế? Do người nhìn say rượu chăng bởi khi say thì nhìn một hoá thành hai, thành ba hoặc nhạt nhoà tất cả. Sự vật biến đổi hình dáng, màu sắc, đường nét rối lên, nhoè ra, chập lại, lảo đảo như say.

Âm thanh bài thơ cũng theo điệu ấy. Rõ nhất và cũng bất ngờ nhất, thú vị nhất là ở các từ: le te, lập loè, loe, đỏ hoe, say nhè. Tất cả các từ quy vào âm chủ đạo là e: từ nhe, say nhè mà ra rồi nhoè ra thành nguyên âm đôi oè (lập loè), oe (loe, hoe), các vần này cũng lảo đảo say theo, say mạnh hơn. Cảnh vật cũng như say: ánh sáng đom đóm hoả lập loè, bóng trăng chập chờn loe ra theo làn sóng, mắt người tự nhiên cũng đỏ hoe. Trong câu: Làn áo lóng lánh bóng trăng loe có đến bốn tiếng có phụ âm nối tiếp nhau, càng làm tăng gấp bội cái cảm giác ngứa nghiêng, chao đảo

không chỉ ở bóng trăng mà ở cả mặt ao, làn nước và từ đó lan toả ra toàn bài để rồi kết thúc bằng hai chữ say nhè.

Nhà thơ một mình đối diện với bầu rượu trong đêm thu vắng. Sau dăm ba chén, hơi men đã khơi dậy tâm tư. Nỗi xúc động sâu xa trong tâm hồn nhà thơ thấm vào cảnh vật, đồng điệu với dáng thu, hồn thu. Cái hay, cái tài của bài thơ Thu ẩm là ở đó. Nhà thơ buồn bã, day dứt không nguôi trước vận nước rối ren, đành mượn vài chén rượu giải khuây nhưng càng uống lại càng thấy nỗi niềm đó hiện ra rõ rệt hơn, làm lảo đảo đến cả cảnh vật đêm thu. Đã có lúc không uống rượu và tâm trạng dường như vui hơn, cụ Tam Nguyên tự cười mình và cũng thấy mình chuếnh choáng: Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say kia mà!

Ảnh minh hoạ bài thơ Thu ẩm

“ Những lúc say sưa cũng muốn chừa

Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.

Hay ưa nên nỗi chưa chừa được

Chừa được nhưng ông vẫn chửa chừa.”

( Chừa rượu )

Hơn nữa mỗi lần nghĩ đến thái độ bất lực của mình trước thời cuộc đen tối lúc bấy giờ, Nguyễn Khuyến không thể không cảm thấy tủi nhục, để rồi thi nhân tự lên tiếng bày tỏ sự hổ thẹn của mình:

“ Ơn vua chưa chút báo đền

Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”

( Di chúc )

3.1. Thế trào phúng

Thái độ tự trào chỉ để sửa soạn cho sự xoay hướng mũi dùi trào phúng vào xã hội. Có thể nói là Nguyễn Khuyến đã không ngần ngại đem tất cả các hạng ngươid xấu xa trong xã hội để làm đối tượng cho những bài thơ thế trào phúng của mình:

  1. Với quan lại

Xã hội thối nát tận gốc rễ khai sinh ra bọn quan lại bất tài, hống hách, Nguyễn Khuyến đã điểm mặt chúng. Thi nhân ví bọn này có khác chi những ông tiến sĩ làm bằng giấy, một thứ dồ chơi của trẻ con nhân Tết Trung thu:

“ Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh ấy mới hời

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi.”

( Ông nghè tháng Tám )

Quan lại đã bất tài, việc nước chẳng biết lo mà còn tham nhũng:

“ Ai rằng ông dại với ông điên

Ông dại sao ông biết lấy tiền.”

( Tặng một viên quan tham nhũng )

Nguyễn Khuyến không ngần ngại tuyên chiến với bọn quan lại này. Vì vậy, khi nghe tin một quan tuần mất cướp, vừa mất của vừa bị đánh một đòn, thi nhân đã hả hê buông lời châm chọc:

“ Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông

Nó lại lôi ông đến giữa đồng

Cướp của đánh người quân tệ nhỉ

Xương già, da cóc có đau không.”

( Hỏi thăm quan tuần mất cướp )

Ngay đến các quan Đốc học cũng không thoát khỏi lời công kích. Nguyễn Khuyến mạt sát Đốc học là tay sai của thực dân:

“ Bổng lộc như ông không mấy nhỉ

Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây.”

  1. Các bậc tu hành

Thành phần lãnh đạo xã hội đã vậy, các vị lãnh đạo tinh thần đa số lại không xứng đáng. Họ lợi dụng thiền ché thực sự không phải muốn tu hành. Nguyễn Khuyến tuy trọng vọng những bậc châu tu nhưng cũng không quen đùa cợt với các nhà sư không trọn đạo:

“ Đầu trọc tếch bình vôi,

Nhảy tót lên chùa ngồi

Y a kinh một bộ,

Lóc cóc mõ ba hồi” ( Vịnh sư )

Ngay đến những hạng người như cô đầu cũng thấy xuất hiện trong thi ca trào phúng của Nguyễn Khuyến. Nhân nghe tin một cô đầu nằm mê bị bóng đè, Nguyễn Khuyến lại có dịp châm biếm:

“Cô đầu sen là người thi liệu,

Cớ làm sao õng ẹo với làng nho.

Bóng đầu mà đến đè cô,

Bỗng thấy chuyện nhỏ to đâm thắc mắc.”

( Cô đầu bị bóng đè)

  1. Những người tham dư Hội Tây

Lời chỉ trích của thi nhân lại nhắm đến hạng bình dân. Người Pháp đến Việt Nam thường tổ chức ngày hội nhân lễ độc lập của họ, thanh niên nam nữ Việt Nam không biết cái nhục vong quốc lại còn hăng hái tham dự, bày cảnh lố lăng:

“Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bay nhiêu.”

(Hội Tây)

Như vậy chúng ta có thể ghi nhận rằng Nguyễn Khuyến đã cười, đã mĩa mai rất nhiều đối tượng.

  1. Đặc tính nghệ thuật

Thái độ trào phúng của thi nhân bao giờ cũng biểu lộ những đặc sắc thái nghệ thuật đặc biệt. Sinh trước Tú Xương hơn 30 năm, được chứng kiến sự biến chuyển của xã hội trong buổi giao thời một cách trọn vẹn. Nguyễn Khuyến không vội vàng hấp tấp. Thi nhân là một nho sinh cho nên không ưa lới biểu lộ tình cảm một cách ồ ạt, suống sã. Khi châm biến, đàu cợt Nguyễn Khuyến vãn giữ được cái cười kín đáo tế nhị và sâu xa.

  1. Lối chỉ trích kín đáo

Khi chỉ trích người, nhà thơ bao giờ cũng giữ sự kín đáo. Chỉ trích quan lại bất tài thi nhân chỉ vì bọn này như “ Tiến sĩ giấy”:

“Mãnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”

Lời lẽ kín đáo được xem là một đặc tính nghệ thuật trong thi ca trào phúng của Nguyễn Khuyến. Thi nhân thường mượn một hình thức tầm thường bên ngoài để che đậy cái nội dung sâu kín bên trong. Mỗi lần muốn chỉ tríchh một đối tượng nào, nhà thơ thường không nêu đích danh mà chỉ dùng lối gián tiếp. Nói đến quan lại bất tài, Nguyễn Khuyến lại mượn hình ảnh tiến sĩ giấy để lên tiếng công kích mỉa mai:

“Mày râu vẻ mặt vang trong nước,

Giấy má nhà bay đáng mấy xu.

Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,

Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.”

( Tiến sĩ giấy )

Đôi lúc lại dựng lên một hoạt cảnh, một vở kịch như “Lời vợ phường chèo” để gián tiếp mạt sát vua quan lúc bấy giờ:

“ Vua chèo còn chẳng ra gì

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.”

( Lời vợ phường chèo )

  1. Lời chỉ trích nhẹ nhàng

Không những thế, vì hấp thu đạo đức Nho giáo lại thêm bản tính hiền hoà, lời chỉ trích của Nguyễn Khuyến không phải là những lời trắng trợn, sỗ sàng, thi nhân cho rằng lối răn dạy, sự sửa lỗi phải nhẹ nhàng để người lầm lỗi đủ bình tĩnh nghiệ xét, may ra mà sửa lỗi chăng? Khi nhắm đến ông đốc Hưng Yên, Nguyễn Khuyến chỉ dùng những lời thật hiền lành: