So sánh Viếng lăng Bác và nói với con

So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương

  • Dàn ý so sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương
  • So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương
  • So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương - Mẫu 1
  • So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương - Mẫu 2
  • So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương - Mẫu 3

Dàn ý so sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương

I. Mở bài: giới thiệu chung về 2 tác giả và 2 tác phẩm

Ai cũng có những ước muốn của riêng mình, ước muốn ấy có thể bình thường, giản dị nhưng cũng có thể là khao khát nguyện vọng thực hiện được khi thoát khỏi cái tôi cá nhân hóa thân, hòa nhập vào cộng đồng. Đứng trước thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân xứ Huế, Thanh Hải đã thể hiện khát vọng dâng hiến mùa xuân của mình vào mùa xuân chung đất nước qua bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ. Hay đó là niềm thành kính, nỗi xúc động chân thành của Viễn Phương lần đầu ra thăm lăng Bác được bộc lộ qua bài thơ Viếng lăng Bác.

II. Thân bài:

- Khổ 4,5 của bài Mùa xuân nho nhỏ: màu xuân gợi cho con người niềm tha thiết và hi vọng, dù ở cái tuổi gần đất xa trời và những ngày trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn bộc bạch tâm niệm của mình:

Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến

- Điệp ngữ “ta làm” cộng với nhịp thơ dồn dập diễn tả khát vọng thôi thúc mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Đó là khát vọng góp một phần nhỏ bé của mình để tô điểm cho mùa xuân quê hương.
Ước nguyện làm con chim để mang tiếng hát cho đời thêm rộn ràng, một cành hoa để khoe sắc trước ánh mặt trời tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, một nốt trầm góp nên bản hòa ca xao xuyến. Những nguyện ước ấy không cao xa, không ồn ào chứng tỏ nhà thơ rất khiêm tốn và mong muốn được cống hiến lặng thầm đời mình. Tiếng chim ấy, cành hòa ấy, khúc ca ấy đều là tấm lòng của nhà thơ để mừng cho ngày xuân thống nhất của quê hương, mừng cho xứ Huế thanh bình, mỗi ngày càng phát triển.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

- Thái độ sống tích cực, lạc quan của một nhà thơ đã nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam và cho cả cuộc kháng chiến vẫn cho sự cống hiến của mình là lặng lẽ. Dẫu qua cái tuổi xuân của cuộc đời vẫn muốn cống hiến sức lực của mình.

- Điệp ngữ “dù là” là lời nhắc nhở bản thân luôn cố gắng để đối đầu với tuổi già, bệnh tật. Theo nhà thơ, không chỉ tuổi trẻ mới có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội mà đó là nghĩa vụ của tất cả mọi người.

- Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, ngọt ngào như tiếng lòng thủ thỉ của chính nhà thơ. Ước nguyện đó là ước nguyện cao đẹp không cho riêng mình mà dành riêng cho cuộc đời.

Khổ thơ cuối Viếng lăng Bác

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

- Mặc dù đang đứng trước hình hài người lãnh tụ nhưng Viễn Phương đã lo sợ khi mai phải lìa xa nơi này. Nỗi thôi thúc trong lòng thành kính và tình cảm vô bờ đối với người lãnh tụ đã khiến nhà thơ bật lên thành tiếng khóc “thương trào nước mắt” ý thơ mộc mạc mà chân thành.

- Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng được hóa thân để ở bên cạnh Người. Viễn phương muốn làm con chim để hót chào bình minh thức dậy trước lăng và mang tiếng hát say sưa cho Bác ngủ yên bình, muốn làm đóa hoa trước lăng khoe sắc, muốn làm cây tre canh giữ sự thiêng liêng. Hình ảnh cây tre Việt Nam được lặp lại phần đầu thêm vào phẩm chất trung hiếu để hoàn thiện tính cách của người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, trung hiếu.

- Viễn Phương sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi cảm, tinh tế và khéo léo trong chọn lựa hình ảnh để bày tỏ tấm lòng thành kín của đứa con miền Nam khi đứng trước lăng Bác. Bài thơ truyền cho người đọc tình yêu mến vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân và thái độ sống ơn nghĩa, trung hiếu đối với đất nước.

* So sánh:

- Điểm giống nhau:

  • Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
  • Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.

- Khác nhau:

  • Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hòa nhập dâng hiến cho cuộc đời.
  • Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

III. Kết bài: Dù ngày Viễn Phương ra viếng lăng Bác đã rất xa, Thanh Hải thì không còn nhìn thấy mùa xuân quê hương mình nữa. Nhưng mỗi nhà thơ đều để lại những dòng thơ chan chứa, ấm áp về tình người, tình cảm sâu nặng với quê hương, xứ sở.

Ôn "Viếng lăng Bác"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.96 KB, 3 trang )

Bài tập ôn luyện Viếng lăng Bác
BT 1:
a. Mở đầu bài thơ Viếng lăng Bác , Viễn Phơng viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sơng hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp ma sa đứng thẳng hàng .
và ở cuối bài thơ, nhà thơ bày tỏ nguyện ớc Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này .
Theo em, hình ảnh nào là ẩn dụ? Em cảm nhân đợc từ các hình ảnh ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa
nh thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu.
b. Cây tre đã trở thành hình tợng trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Hãy
chép hai câu thơ nối tiếp nhau của một bài thơ mà em biết trong đó tác giả có mợn hình ảnh
cây tre để gợi liên tởng đến tình yêu thơng đoàn kết của ngời Việt Nam (ghi rõ tên tác giả,
tác phẩm).
BT 2: Có câu thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
( Từ ấy Tố Hữu)
a. Hình ảnh Mặt trời trong câu thơ trên đợc hiểu theo nghĩa ẩn dụ hay nhân hoá? Em hãy
chép nguyên văn câu thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phơng có hình ảnh mặt
trời đợc dùng với ý nghĩa tơng tự . Phân tích cái hay của hình ảnh mặt trời trong câu thơ
của Viễn Phơng
b. So sánh ý nghĩa của hình ảnh mặt trời trong câu thơ của bài Viếng lăng Bác với ý
nghĩa của hình ảnh mặt trời trong câu thơ:
Mặt trời đội biển nhô màu mới
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
BT 3: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phơng để
thấy đợc tình cảm thành kính của tác giả đối với Bác Hồ kính yêu
Ngày ngày mặt trời đi qua trong tim .
BT 4: Cho câu văn sau:
Trong khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Y Ph ơng thể hiện thật súc động tâm


trạng nhớ thơng nu nuyến của tác giả khi sắp phải trở về miền Nam.
a. Chép lại câu viết trên sau khi sửa xong lỗi chính tả , ngữ pháp và lỗi kiến thức.
b. Lấy cây vừa sửa làm câu chủ đề viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn nữa để tạo thành một
đoạn văn tổng - phân - hợp, câu kết đoạn là một câu cảm thán.
c. Trong khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác , biện pháp tu từ nào đã đợc dùng ở đây? Việc
sử dụng biện pháp tu từ ấy mang lại hiệu quả gì? Em hãy tìm thêm ví dụ trong các bài văn
thơ đợc học để chứng tỏ rằng biện pháp tu từ đó còn đợc sử dụng rất nhiều.
Trờng THCS Cổ Loa
Năm học 2006 - 2007
Đề thi tốt nghiệp THCS - Đợt II
Môn: Ngữ văn 9
Phần I (5 đ): Trắc nghiệm: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng ngời đi trong thơng nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mơi chín mùa xuân
Câu 1: Khổ thơ vừa chép trong bài thơ nào, của ai? (1đ)
A. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận C. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
B. Viếng lăng Bác - Viễn Phơng D. Nói với con - Y Phơng
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời của bài thơ (1đ)
A. Năm 1976, khi đất nớc thống nhất, lăng Bác vừa đợc khánh thành, tác giả cùng
đồng bào Nam Bộ ra Hà Nội viếng Bác.
B. Năm 1969, sau khi Bác mất, đất nớc thống nhất.
C. Năm 1975, đất nớc thống nhất.
D. Năm 1976, lăng Bác đợc khánh thành.
Câu 3: Trong những hình ảnh sau, hình ảnh nào là ẩn dụ? (1đ)
A. mặt trời đi qua trên lăng C. mặt trời trong lăng
B. dòng ngời đi trong thơng nhớ D. bảy mơi chín mùa xuân
Câu 4: Hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng có những nghĩa nào trong các nghĩa sau đây
(2đ):

A. Tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả.
B. Tác giả ca ngợi công lao nh trời biển của Bác đối với Cách mạng.
C. Sự nhân hậu bao dung của Ngời.
D. Nỗi tiếc thơng vô hạn của nhân dân đối với Bác.
Phần II (5 đ) : Tự luận
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã thể hiện niềm yêu mến cuộc sống và ớc
nguyện thiết tha của tác giả.
Hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận xét trên.
Trờng THCS Cổ Loa
Năm học 2006 - 2007
Đáp án chấm bài thi tốt nghiệp THCS (Đợt II)
Môn: Ngữ văn 9
Phần I: Trắc nghiệm:
Câu 1 (1đ) 2 (1đ) 3 (1đ) 4 (2đ)
Đáp án B A C A, B
Phần II: Tự luận
* Về hình thức : đủ ba phần :MB, TB, KB
* Về nội dung:
MB:
- Giới thiệu về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nêu ND cần phân tích: bài thơbày tỏ niểm yêu mến trớc cuộc sống và tâm nguyện thiết tha
của tác giả.
TB: HS phân tích bài thơ theo hai ý:
1. Niềm yêu mến thiết tha tr ớc cuộc sống đ ợc nhà thơ gửi gắm vào bức tranh mùa xuân
thiên nhiên t ơi thắm :
- Hình ảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật đẹp với những chi tiết, hình ảnh, màu sắc âm
thanh vừa gợi sức sống của mùa xuân, vừa biểu lộ tình cảm tha thiết của tác giả trớc mùa
xuân.
- Trong mùa xuân lớn ấy, đất nớc và con ngời cũng mang theo vẻ đẹp của sức sống vô tận.
Lộc xuân theo ngời cầm súng, lộc xuân trải dài nơng mạ Con ngời nh trở thành ngời làm

nên mùa xuân, bảo vệ mùa xuân. Đất nớc bốn nghìn năm cũng tràn đầy sức xuân, cứ đi lên
phía trớc.
2. Từ mùa xuân của thiên nhiên đất n ớc nhà thơ nghĩ đến mình. Nhà thơ mong ớc muốn làm
một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân rộng lớn của cuộc sống, của đất n ớc .
- Những hình ảnh xinh xắn: con chim hót, một nhành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho
nhỏ và thái độ lặng lẽ dâng cho đời nói lên ớc nguyện thật khiêm nhờng nhng hết sức
bền bỉ và vô cùng đáng quí vì đó là kết tinh những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Những câu
thơ thật giản dị và dạt dào xúc động nói lên một cách chân thành khát vọng đẹp đẽ: đợc
cống hiến cả cuộc đời mình, đợc hóa thân vào đất nớc và mùa xuân rộng lớn.
- Cùng với ý nguyện đó, khúc Nam ai, Nam bình (những khúc ca của xứ Huế) ở khổ thơ kết
nói lên niềm tin yêu tha thiết với quê hơng, đất nớc và cuộc đời. Đặt trong hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ, tình cảm đó càng đáng trân trọng, đáng cảm động biết bao.
*KB: Bài thơ là tâm nguyện cảm động của tác giả trớc lúc từ giã cõi đời.