Soạn luyện tập đoạn văn thuyết minh

I. Đoạn văn thuyết minh

– Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
– Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
– Diễn đạt chính xác, trong sáng.
– Gợi cảm, hùng hồn.

2. Theo anh (chị), giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau? Vì sao có sự giống nhau và khác nhau như thế?

3. Một đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh không? Vì sao?

II. Viết đoạn văn thuyết minh

1. Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết.

2. Tiếp đó, hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn.

– Anh (chị) định tập viết đoạn văn nào? Đoạn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?
– Câu chuyển đoạn cần được viết thế nào để đoạn văn sẽ viết có thể tiếp nối được với đoạn văn trước đó?
– Phải sắp đặt các ý theo thứ tự nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn?
– Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh nào và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động hấp dẫn?
– Có thể học tập được gì từ đoạn văn sau:

   Với Anh-xtanh, thời gian /…/ trở nên co dãn khi nó tỏ ra phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Nếu ta chuyển động càng nhanh thì thời gian càng chậm lại. Chẳng hạn, một người ở trên con tàu vũ trụ bay với một vận tốc bằng 87% vận tốc ánh sáng sẽ thấy thời gian chậm lại một nửa. Anh ta sẽ già đi chậm hơn hai lần so với người sinh đôi với anh ta ở Trái Đất. Người sinh đôi với anh ta ở Trái Đất có nhiều nếp nhăn và tóc bạc sớm hơn anh ta. Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn. Đó là nghịch lí cặp sinh đôi của Lăng-giơ-vanh (tên của nhà vật lí người Pháp phát biểu nghịch lí này). /…/ Ở 99% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 7 lần. Ở 99,9% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 22,4 lần.

I. Đoạn văn thuyết minh

Câu 1 trang 62 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Hãy nhắc lại:

a) Thế nào là một đoạn văn?

b) Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào trong các yêu cầu kể dưới đây:

– Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
– Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
– Diễn đạt chính xác, trong sáng.
– Gợi cảm, hùng hồn.

a) Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.

b) Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

– Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

– Diễn đạt chính xác và trong sáng.

Câu 2 trang 62 - SGK Ngữ văn 10 tập 2

Theo anh (chị), giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau? Vì sao có sự giống nhau và khác nhau như thế?

Sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh.

+ Giống nhau: đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh đều có mục đích là trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng trong đời sống.

+ Khác nhau: đoạn văn thuyết minh thiên về việc giới thiệu các thông tin khách quan mang tính chính xác, đoạn văn tự sự thiên về việc bộc lộ cách nhìn, cảm nhận của người viết về sự kiện, sự vật hiện tượng đó.

 

Câu 3 trang 62 - SGK Ngữ văn 10 tập 2

Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh không? Vì sao?

Kết cấu của đoạn văn thuyết minh

– Mở đoạn
– Phát triển đoạn
– Kết đoạn

Thông thường thì có 2 phần chính là mở đoạn và phát triển đoạn.

– Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho đoạn văn.

II. Viết đoạn văn thuyết minh

Câu 1 trang 62 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết.

Thuyết minh về tác phẩm văn học

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm văn học.

Thân bài: Thuyết minh về tác phẩm văn học ấy.

+ Nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm văn học: tác phẩm này là tác phẩm văn học của nước nào, của tác giả nào, được sáng tác vào giai đoạn nào.

+ Vị trí của tác phẩm văn học ấy đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với nền văn học của dân tộc ấy và đối với nền văn học toàn nhân loại.

+ Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ấy; tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào, ngôn ngữ, hình ảnh có gì đáng chú ý.

+ Tác phẩm văn học gửi gắm những nội dung, tư tưởng sâu sắc gì tới người đọc.Kết bài: Cảm nhận khái quát của bản thân về tác phẩm văn học được nói đến ở trên, suy nghĩ mở rộng nâng cao về giá trị của văn học đối với đời sống con người.

Câu 2 trang 62 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Tiếp đó, hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn.

Diễn đạt một ý thành một đoạn văn:

Lựa chọn ý “Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”:

  Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu nhất phải kể đến là yếu tố kì ảo. Ngô Tử Văn vốn là người trần mắt thịt mà có thể chiến thắng hồn ma của tên giặc, xuống một thế giới ngoài trần gian. Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kì ảo xen kẽ yếu tố hiện thực làm tăng thêm sắc màu huyễn hoặc và sức hấp dẫn ma lực của thể truyền kì, đồng thời còn thể hiện được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh người Việt xưa, thế giới cõi âm là sự phản chiếu đời thực.

* Khi viết một đoạn văn thuyết minh cần:

– Xác định được vị trí và nội dung của đoạn văn đó.

– Có câu chuyển ý, chuyển đoạn để tạo sự liên kết với đoạn khác và với toàn bài.

– Các ý phải sắp xếp hợp lí, rõ ràng, rành mạch.

– Có vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp thuyết minh để đoạn văn cụ thể, sinh động, hấp dẫn.

Câu 1 trang 63 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.

Đây là đoạn nối tiếp đoạn văn ở trên, đoạn này đánh giá, tổng kết giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm:

“Như vậy, có thể thấy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên vừa đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức Việt, vừa thể hiện niềm tin công lí của nhân dân – chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Đồng thời tác phẩm còn mang nét nghệ thuật đặc trưng của lối truyền kì là yếu tố kì ảo.”

Câu 2 trang 63 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã ó dịp tìm hiểu kĩ.

Gợi ý:

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về văn thuyết minh, tự chọn một đối tượng (một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh, hay một phong trào hoạt động). Đề bài yêu cầu mở để người viết chọn một đối tượng mà mình thích và am hiểu. Bài viết cần đạt được các yêu cầu sau:

– Giới thiệu được những nội dung cơ bản về đối tượng. Nếu là một con người thì phải giới thiệu được tiểu sử, những nét cơ bản về đặc điểm tính cách, phẩm chất, tài năng, vị thế xã hội, sức ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc tới lịch sử, xã hội, văn hóa,… Nếu là một miền quê, một danh lam thắng cảnh thì phải giới thiệu được lịch sử, những đặc điểm cơ bản của miền quê hoặc danh lam thắng cảnh đó đặc biệt sức hấp dẫn của nơi ấy là ở đâu,… Nếu là một phong trào hoạt động thì tốt nhất là những phong trào mà bản thân đã từng tham gia như phong trào Mùa hè xanh, phong trào hoạt động từ thiện, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao,… cần giới thiệu phong trào do ai hoặc đoàn thể nào tổ chức; thời gian, đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động; quá trình hoạt động và những kết quả đạt được,…– Chọn và kết hợp được những phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung. Diễn đạt linh hoạt để bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.a. Thuyết minh giới thiệu một con người