Sơn tinh thủy tinh tác giả là ai

Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩmđược VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • I. Đôi nét về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • II. Dàn ý phân tích văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

  • Ý nghĩa tượng trưng của Sơn Tinh, Thủy Tinh lớp 6
  • Văn mẫu lớp 6: Đóng vai Thủy Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Văn mẫu lớp 6: Đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

I. Đôi nét về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

(Mời các bạn tham khảo thêm nhiều bài tóm tắt khác của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh tại đây)

2. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

3. Chủ đề của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh mượn câu chuyện lịch sử để kể và giải thích về hiện tượng thiên nhiên.

4. Bố cục của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Gồm 3 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "mỗi thứ một đôi"Vua Hùng kén rể và các yêu cầu về sính lễ
Phần 2"Hôm sau, mới tờ mờ sáng" → "thần Nước đành rút quân"Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh
Phần 3Phần còn lạiCuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh - lý giải hiện tượng nước lũ dâng hàng năm

5. Giá trị nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Sơn tinh thủy tinh tác giả là ai

Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

6. Giá trị nghệ thuật của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, tưởng tượng, kì ảo (các vị thần với nhiều phép lạ, những món sính lễ quý hiếm không thể gặp được ở cuộc sống bình thường...)

- Sử dụng các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian:

  • Lối kể chuyện theo trình tự thời gian (cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau)
  • Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Thánh Gióng - sinh ra với những đặc điểm khác thường, có sức mạnh tài năng phi thường, trổ tài để cứu nguy cho nhân dân, đất nước, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì trở về trời.

II. Dàn ý phân tích văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Mở bài

- Giới thiệu thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)

- Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Vua Hùng kén rể và các yêu cầu về sính lễ

- Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức

  • Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn cát; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
  • Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

- Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

- Lễ vật thách cưới gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi

→ Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi

b. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh

Sơn tinh thủy tinh tác giả là ai

- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương

- Diễn biến:

  • Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước
  • Sơn Tinh: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

- Kết quả: Thủy Tinh thua trận, đành phải rút quân

→ Sơn Tinh là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

c. Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh - lý giải hiện tượng nước lũ dâng hàng năm.

- Hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại, đành phải rút quân về

→ Khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

  • Nội dung: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
  • Nghệ thuật: xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn mang đậm chất dân gian.

- Cảm nhận của bản thân về văn bản, liên hệ với vấn đề thủy lợi, củng cố đê điều trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn bài lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Soạn Văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

1. Tìm hiểu chung

a. Tóm tắt

Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

b. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “mỗi thứ một đôi”): Vua Hùng thứ 18 kén rể.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “thần Nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng.

- Đoạn 3 (Còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

c. Thể loại: truyền thuyết

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

b. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

Sơ đồ tư duy "Sơn Tinh, Thủy Tinh":

Sơn tinh thủy tinh tác giả là ai

 HocTot.Nam.Name.Vn

Sơn Tinh Thủy Tinh (山精水精) hay Sơn Thần Thủy Quái (山神水怪) là tên gọi của một truyền thuyết[1] của văn hóa Việt Nam.

Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành nàng Mỵ Nương, con gái của Hùng Duệ Vương. Thủy Tinh đem sính lễ muộn, Sơn Tinh dẫn Mỵ Nương theo trước, do đó Thủy Tinh nổi giận gây chiến tranh giành nàng Mỵ Nương. Câu chuyện mang yếu tố thần thoại và quỷ dị, nhưng vẫn thường là đề tài bất tận trong thi ca và nghệ thuật của Việt Nam.

Trong văn học trung đại Việt Nam, Sơn Tinh thường được gọi là Tản Viên Sơn Thánh, do Sơn Tinh ngự trị trên núi Tản Viên (nay gọi là núi Ba Vì).

Sơn Tinh - Thủy Tinh được ghi chép trong Việt điện u linh tập với nhan đề Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Linh Ứng vương, gọn lại là Hựu Thánh Hiện Ứng vương (佑聖顯應王). Đây là một quyển sách ra đời khá sớm, ước tính vào thời nhà Trần, chuyên ghi chép những câu chuyện thần lịch quỷ dị của nước Đại Việt. Truyện lấy bối cảnh thời Hùng vương thứ mười tám

Xét Giao Châu ký của Tăng Côn chép rằng: Vương là Sơn Tinh cùng với Thủy Tinh làm bạn rất thân thiết, ở ẩn tại động Gia Ninh, Phong Châu. Hùng vương có một cô con gái được gọi là Mỵ Nương, nhan sắc tuyệt diễm khuynh thành. Thục vương Phán sai sứ sang cầu hôn, vua muốn gả. Quan Đại thần là Lạc hầu cản rằng: "Ông ấy muốn dòm dỏ nước ta đó".

Hùng vương sợ sinh ra hiềm khích. Lạc hầu tâu: "Đại vương đất rộng dân đông, tìm kẻ nào có kỳ tài dị thuật mà gả cho làm rể, rồi thiết lập quân kỵ thì sợ gì?".

Vương nghe phải mới tuyệt giao với Thục vương rồi tìm khắp trong nước những người có dị thuật. Vương (ý nói Sơn Tinh) cùng với Thủy Tinh đều đến ứng tuyển. Hùng Vương bảo đem ra thi tài. Vương có thuật xem suốt ngọc đá; Thủy Tinh có thuật nhập vào nước lửa; người nào cũng có tài linh thông. Hùng Vương cả mừng, bảo Lạc hầu rằng: "Xem tài của hai chàng thì ta thấy đều nên gả con cho cả hai, duy ta chỉ có một người con gái mà đến hai người thì tính làm sao?".

Lạc hầu tâu: "Vua nên hẹn với hai chàng hễ ai cưới trước thời được".

Hùng Vương cho là phải; vua bảo với hai chàng về chuẩn bị lễ vật. Vương về bản hộ, suốt đêm biện gấp thổ vật như là: vàng, bạc, ngọc báu, tê giác, ngà voi, với lại chim quý, thú lạ, mỗi thứ một trăm. Hôm sau, sáng tinh sương, Vương đệ đến dâng hiến Hùng Vương. Hùng Vương mừng lắm, gả Mỵ Nương cho Vương; Vương rước vợ về đem lên ở núi Lôi Sơn. Đến chiều tối, Thủy Tinh cũng đem thủy vật đến, như là trân châu, đồi mồi, san hô, hổ phách, với lại cá kình, cá nghê, các thứ cá ngon mỗi thứ một trăm, đem đến bày ra để dâng vua, nhưng Mỵ Nương đã theo Vương về mất rồi!

Thủy Tinh đại nộ đem quân đuổi theo, toan muốn nghiền nát núi Lôi Sơn. Vương dời lên ở trên chóp núi Tản Viên, đời đời cùng với Thủy Tinh là kẻ thù. Cứ mỗi năm đến mùa thu, Thủy Tinh dâng nước lên đánh núi Tản Viên, dân chúng đem nhau đắp đê để giúp Vương. Thủy Tinh không thể phạm đến được. Linh tích của Vương rất nhiều, kể không xiết.

— Trích chuyện Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Linh Ứng vương trong Việt điện u linh tập

Lĩnh Nam chích quái

Bên cạnh Việt điện u linh tập, tác phẩm Lĩnh Nam chích quái cũng ghi lại truyền thuyết này với tựa đề là Tản Viên sơn truyện (傘圓山傳; tạm hiểu là Câu chuyện về thần núi Tản Viên).

Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành Thăng Long nước Nam Việt[2]. Núi cao một vạn hai nghìn ba trăm trượng, chu vi chín vạn tám nghìn sáu trăm vạn. Ba núi đứng xếp hàng, đỉnh tròn như cái tán cho nên có tên ấy.

Theo sách Ai giao châu tự của Đường Tăng thì Đại vương núi này là Sơn Tinh, họ Nguyễn, vô cùng linh ứng. Khi hạn hán, lúc lụt lội cầu đảo để phòng tai trừ hoạn lập tức có ứng nghiệm. Kẻ thờ cúng hết lòng thành kính. Thường thường, vào những ngày quang đãng như có bóng cờ xí thấp thoáng trong hang núi. Dân trong vùng nói rằng đó là Sơn thần hiển hiện. Khi Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm những nơi linh tích bèn mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc áo quần vào rồi đặt ngồi trên ngai tế bằng trâu bò, hễ thấy cử động thì vung kiếm mà chém đầu. Phàm muốn đánh lừa các thần đều dùng thuật đó. Biền đem thuật đó để tiến đại vương núi Tản Viên, thấy Vương cưỡi ngựa trắng ở trên mây nhổ nước bọt vào mà bỏ đi. Biền than rằng: "Linh khí ở phương Nam không thể lường được, cái vượng khí đời nào hết được!". Sự linh ứng đã hiển hiện ra như vậy đó.

Xưa kia, Đại vương trông thấy phong cảnh núi Tản Viên đẹp đẽ bèn làm một con đường từ bến Bạch Phiên đi lên phía nam núi Tản Viên, qua động An Vệ, tới các ngọn nguồn lạch suối đều dựng điện để nghỉ ngơi. Rồi lại đi qua rìa núi đến chỏm núi có mây che thì định cư ở đó. Đôi lúc rong chơi trên sông Tiểu Hoàng Giang xem đánh cá, phàm đi qua các làng xóm đều dựng điện để nghỉ ngơi. Về sau, nhân dân theo dấu vết các điện đó mà lập đền miếu để thờ cúng.

Lại theo truyện cũ ở sách Giao Châu ký của Lỗ Công, tương truyền rằng Đại Vương sơn tinh họ Nguyễn, cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu. Thời vua Chu Noãn vương, Hùng Vương thứ 18 đến ở đất Việt Trì, Châu Phong, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Vua có người con gái tên là Mỵ Nương (cháu 18 đời của Thần Nông), có sắc đẹp; Thục vương Phán cầu hôn, nhà vua không bằng lòng, muốn chọn rể hiền. Mấy hôm sau, bỗng thấy hai người, một người xưng là Sơn Tinh, một người xưng là Thủy Tinh đến để cầu hôn. Hùng Vương truyền tỉ thí pháp thuật. Sơn Tinh chỉ núi, núi lở, ra vào trong đá không có gì trở ngại. Thủy Tinh lấy nước phun lên không biến thành mây mưa. Vua nói: "Hai vị đều có phép thần, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang sính lễ tới trước, ta khắc gả cho".

Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang ngọc quý, vàng bạc sơn cầm, dã thú... các lễ vật đến tiến, vua y cho. Thủy Tinh đến sau, không thấy Mỵ Nương, cả giận đem loài thủy tộc định đánh để cướp lại. Vương lấy lưới sắt ngăn ngang sông huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn mở một dải sông Tiểu Hoàng Giang từ Lý Nhân ra Hát Giang, vào sông Đà Giang để đánh ập sau lưng núi Tản Viên. Lại mở ngách sông Tiểu Tích Giang hướng về trước núi Tản Viên, đi qua Cam Giá, Xa Lâu, Cổ Hào, Ma Sá ở khoảng ven sông đánh sụt thành cái vũng lớn để mở lối đi cho quân thủy tộc. Thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên đánh Vương. Dân ở chân núi thấy thế bèn cắm một hàng rào thưa để đón đỡ, đánh trống gõ cối, hò reo để cứu viện. Thấy rơm rác trôi bên ngoài hàng rào bèn bắn, thủy tộc chết biến thành thây ba ba thuồng luồng trôi tắc cả khu sông. Hàng năm vào khoảng tháng bảy tháng tám vẫn thường như vậy. Dân vùng chân núi hay bị gió to nước lớn, lúa má thiệt hại cả. Người đời tương truyền rằng đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy Mỵ Nương.

Đại Vương được bí quyết trường sinh của thần tiên nên rất hiển linh, đó là vị đệ nhất phúc thần của nước Đại Việt vậy. Hàn Lâm học sĩ Nguyễn Sĩ Cố đời Trần đến phía Tây bái yết, có làm thơ rằng:

Sơn tự thiên cao thần tối linh, tâm quynh tài khấu dĩ văn thanh. Mỵ Nương diệc hữu hiển linh thuật, thả vi thư sinh bảo thử hành.
— Trích từ Tản Viên sơn truyện trong Lĩnh Nam chích quái[3]

Đại Việt Sử ký Toàn thư

Truyền thuyết này vốn không được ghi trong những cuốn sử biên niên như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử lược, nhưng đến Đại Việt sử ký toàn thư thời Hậu Lê thì lại chép vào, phần ngoại kỷ thời Hồng Bàng Thị - Hùng vương.

{{WPːKHONG}}

Cuối thời Hùng vương (sách Toàn thư vốn không ghi Hùng vương có 18 đời như truyền thuyết), vua có con gái gọi là Mỵ Nương, nhan sắc xinh đẹp. Thục vương nghe tiếng, đến cầu hôn. Vua muốn gả, nhưng Hùng hầu can rằng: "Họ muốn chiếm nước ta, chỉ lấy việc hôn nhân làm cớ mà thôi". Thục vương vì chuyện ấy để bụng oán giận.

Vua muốn tìm người xứng đáng để gả, bảo các bề tôi rằng: "Đứa con gái này là giống tiên, người nào có đủ tài đức mới cho làm rể". Bấy giờ có hai người từ ngoài đến, lạy dưới sân để cầu hôn. Vua lấy làm lạ, hỏi thì họ thưa rằng một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh, đều ở trong cõi cả, nghe nhà vua có thánh nữ, đánh bạo đến xin lĩnh mệnh.

Vua nói: "Ta có một người con gái, lẽ nào lại được cả hai rể hiền?". Bèn hẹn đến ngày hôm sau, ai đem đủ sính lễ đến trước thì gả cho người ấy. Hai người vâng lời, lạy tạ ra về.

Hôm sau, Sơn Tinh đem các đồ châu báu vàng bạc, chim núi thú rừng đến dâng. Vua y hẹn gả con cho. Sơn Tinh đón vợ về ở ngọn núi cao trên núi Tản Viên. Thủy Tinh cũng đem sính lễ đến sau, giận tiếc là không kịp, bèn kéo mây làm mưa, dâng nước tràn ngập, đem các loài thủy tộc đuổi theo. Vua cùng Sơn Tinh lấy lưới sắt chăng ngang thượng lưu sông Từ Liêm để chặn lại. Thủy Tinh theo sông khác, từ Ly Nhân vào chân núi Quảng Oai rồi theo dọc bờ lên cửa sông Hát, ra sông lớn mà rẽ vào sông Đà để đánh Tản Viên, nơi nơi đào sâu thành vực thành chằm, chứa nước để mưu đánh úp. Sơn Tinh có phép thần biến hóa, gọi người Man đan tre làm rào chắn nước, lấy nỏ bắn xuống, các loài có vẩy và có vỏ trúng tên đều chạy trốn cả. Rốt cuộc Thủy Tinh không thể xâm phạm được núi Tản Viên. Tục truyền Sơn Tinh và Thủy Tinh từ đấy về sau đời đời thù oán, mỗi năm mùa nước to thường vẫn đánh nhau.

Núi Tản Viên là dãy núi cao của nước Việt ta, sự linh thiêng rất ứng nghiệm. Mỵ Nương đã lấy Sơn Tinh, Thục vương tức giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đến đời cháu là Thục Phán có dũng lược, bèn đánh lấy nước.

— Trích từ Ngoại kỷ thời Hồng Bàng Thị trong Đại Việt sử ký Toàn thư

Phiên bản Sách giáo khoa ngữ văn

Câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh phổ biến thì lại có một số chi tiết khác hẳn. Đặc biệt là phiên bản Sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn tập 2 lớp 6, Nhà Xuất bản Giáo dục.

Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (nhiều phiên bản về sau cho rằng nàng tên Ngọc Hoa). Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn(1). Một người ở vùng núi Tản Viên(2) có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu(3) vào bàn bạc. Xong, vua phán(4):

"Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ(5) đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta". Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: "Một trăm ván(6) cơm nếp, một trăm nệp(7) bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao(8), mỗi thứ một đôi”.

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp lấy Mỵ Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu(9) như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng(10). Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt. Thần Nước đành rút quân. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mệt mỏi, chán chê không thắng nổi Thần Núi để cướp Mỵ Nương, đành rút quân về.

— (Theo Huỳnh Lý, Văn 6, tập một, NXB Giáo Dục,1994,tr 7-9.)

Truyền thuyết này đã trở thành chất liệu để nhiều người khác sáng tác nhạc, truyện, thơ và kịch. Có thể kể đến:

  • Bài thơ "Sơn Tinh, Thủy Tinh" do Nguyễn Nhược Pháp sáng tác.
  • Truyện "Sự tích những ngày đẹp trời" do Hòa Vang sáng tác.
  • Bài hát "Chuyện tình Thủy Thần" do Trần Lập sáng tác, ban nhạc Bức Tường thể hiện.
  • Vở kịch "Truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh" do Thanh Phương viết kịch bản.[4]
  • Đại hồng thủy
  • Hùng Vương
  • Sơn Tinh
  • Thủy Tinh

  1. ^ Sách giáo khoa Ngữ Văn Tập 1 Lớp 6 - Nhà Xuất bản Giáo dục.
  2. ^ Bản A 2914 thì chép rằng: "Núi Tản Viên, là kinh đô nước Việt Thường, ở phía tây thành Thăng Long đời Lý".
  3. ^ Xem bản chữ Hán trên zh.wikisource.org
  4. ^ 'Truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh' mở màn hè 2007, VnExpress.

  • Bản đồ về sự ngập lụt vùng Đông Nam Á cổ (Sundaland)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sơn_Tinh_–_Thủy_Tinh&oldid=68136503”