Tại sao nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến giảm chi phí sản xuất kinh doanh

Cắt giảm chi phí vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm?

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất đã cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất bằng cắt giảm các bộ phận sản phẩm hoặc tìm cách mua nguyên vật liệu từ các công ty cung cấp giá rẻ hơn.Đây là cách một công ty có thể làm để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, cách này cũng làm tăng tỉ lệ sản phẩm bị lỗi hoặc luôn cần được đàm phán lại về giá nhập nguyên liệu đầu vào. Cách thức giảm giá thành như trên không làm tăng chất lượng của một sản phẩm và gây lãng phí thời gian. Theo nghiên cứu, việc cắt giảm chi phí từ 25% – 45% trong tất cả các ngành công nghiệp trong các sản phẩm thiết kế không mang lại giá trị cho sản phẩm hoặc khách hàng. Trọng tâm trong việc cắt giảm chi phí trong tương lai phải đến từ phía người tiêu dùng sản phẩm. Hiểu được nhu cầu của khách hàng có thể tạo ra một sản phẩm rẻ hơn, tốt hơn và đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Cách thức cũ Cắt giảm chi phí đã được ưu tiên hàng thập kỷ trong các ngành công nghiệp phải cạnh tranh toàn cầu, chẳng hạn như điện tử tiêu dùng và công nghiệp ô tô. Đặt các mục tiêu cho mỗi bộ phận chức năng tổ chức là một cách tiếp cận dễ dàng theo cơ cấu tổ chức của công ty: Bộ phận thu mua được chỉ thị để giảm giá nguyên liệu; Bộ phận Sản xuất được yêu cầu giảm chi phí sản xuất; Và Bộ phận Kỹ thuật được cho là “thiết kế để giảm chi phí”, v.v… Những nỗ lực này không thể đem lại những kết quả tối ưu. Chẳng hạn, người quản lý mua hàng của nhà sản xuất ô tô có thể có được mức giảm giá 2% đối với dây dẫn điện nếu nhà cung cấp không đóng gói theo đúng trình tự lắp ráp. Nhưng sự chuyển đổi này trở thành một gánh nặng cho sản xuất, sau đó phải trả cho ai đó giải quyết và sắp xếp các dây dẫn điện để lắp ráp. Trong trường hợp này, tiết kiệm trong một bộ phận đã dẫn đến chi phí cao hơn ở một bộ phận khác. Ngay cả khi các nhà sản xuất tạo ra các sáng kiến ​​liên chức năng, trong đó bộ phận chức năng từ mua sắm, kỹ thuật, sản xuất và kiểm soát chất lượng giải quyết được chi phí của các hệ thống, mô đun hoặc các nhóm sản phẩm rộng hơn, họ vẫn có khuynh hướng đưa ra các giải pháp ngắn hạn nếu các nhà quản lý chỉ yêu cầu tập trung vào việc cắt giảm chi phí. Cả hai phương pháp tiếp cận này dẫn các đội bỏ qua các vấn đề chất lượng tiềm ẩn và sự thuận tiện cho việc sản xuất hay lắp ráp. Thêm vào đó, cách tiếp cận này có thể làm giảm các tính năng mà khách hàng quan tâm. Hỏi đúng câu hỏi Chìa khóa chính là liệu những nỗ lực này có bắt đầu với những câu hỏi đúng hay không. Chẳng hạn, một nhà cung cấp phanh trống cho ô tô, người đã phải đối mặt với vấn đề cách đây vài năm với tấm phanh dán. Giải pháp ban đầu, được phê duyệt trong giai đoạn khởi động của chiếc xe, liên quan đến việc bổ sung các đinh tán để giúp đảm bảo miếng đệm. Giải pháp được đưa vào Hệ thống Phân tích Hiệu quả (Failure Modes and Effects Analysis – FMEA) và dự kiến ​​sẽ được triển khai. Nhưng vấn đề cuối cùng không phải là keo dính, đó là bề mặt miếng đệm kết hợp với chất kết dính cụ thể. Việc khám phá ra nguyên nhân gốc rễ không dễ dàng như việc thêm các đinh tán, nhưng việc theo dõi lại để xác định nguyên nhân tiềm ẩn làm cho giá phanh cạnh tranh trở lại đối với tất cả các mô hình tấm lót đã được sử dụng. Ngày nay, giải pháp này gần như là ngành công nghiệp tiêu chuẩn và đinh tán đã được loại bỏ hoàn toàn. Cách tiếp cận mới như vậy được đưa ra từ cách thức tổ chức thực hiện và việc tập trung vào nguyên nhân gốc rễ sẽ có tác động lâu dài, ảnh hưởng đến sản phẩm cả trong tương lai. Có hơn 20 lĩnh vực có thể được nghiên cứu sẽ giúp giải quyết các nguyên nhân tăng chi phí trong sản xuất, bao gồm sự xuống cấp đặc trưng, ​​sự can thiệp về chức năng, sự đổi mới trong công tác kiểm tra và sự hợp lý hoá về mặt kỹ thuật. Đối với các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng phải đối mặt với áp lực về chi phí tăng do môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gia tăng và các công nghệ phá hoại, cách tiếp cận mới này cho phép họ vượt xa các phương pháp cắt giảm chi phí trước đây. Trong xu thế hiện nay, việc cắt giảm chi phí sẽ mất đi ý nghĩa tiêu cực của nó và trở thành một cách thức khiến sản xuất hiệu quả hơn và làm khách hàng hài lòng hơn.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: industryweek.com

Tin mới
  • Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng TPM của Bộ Công Thương
  • Tại sao bạn nên sử dụng Takt Time và cách thực hiện (Phần 2)
  • Tại sao bạn nên sử dụng Takt Time và cách thực hiện (Phần 1)
  • Áp dụng kết hợp hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất chất lượng 5S trong doanh nghiệp
  • Cách nhận biết các lãng phí thường thấy bằng phương pháp tiếp cận 3M (Phần 2)
  • Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng thí điểm hệ thống đo lường và phân tích dữ liệu tiêu thụ điện (PMSA) tại Công ty TNHH Seikico Việt Nam
  • Hướng dẫn triển khai xây dựng hệ thống lương 3PS tại công ty cổ phần đầu tư Long Biên

Giảm chi phí sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Có thể hiểu chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ quá trình sản xuất hoặc cho hoạt động kinh doanh. Đó có thể là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, chi phí bảo trì, chi phí mặt bằng,… Trong nhà máy, người ta thường gọi các loại chi phí này là chi phí sản xuất. Chúng có ảnh hưởng rất lớn, tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp.

Quyết định giá bán sản phẩm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh

Nếu chi phí sản xuất đầu vào tăng cao thì chắc chắn giá thành của sản phẩm cũng sẽ tăng theo. Bởi có như thế doanh nghiệp mới đảm bảo thu hồi lại số vốn ban đầu. Nhưng đây lại là nguyên do khiến sản phẩm, hàng hóa khó tiêu thụ trên thị trường, dẫn đến sức cạnh tranh bị suy giảm so với các đối thủ sản xuất trong ngành và khó chiếm được thiện cảm từ người dùng. Hậu quả nghiêm trọng nhất là khi sản phẩm có giá chênh lệch nhiều với mặt bằng chung nhưng chất lượng không thực sự vượt trội sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng tồn đọng hàng hóa, lâu dần sẽ không còn đủ chi phí để sản xuất tiếp tục, thậm chí phải đóng cửa.

Giảm chi phí sản xuất tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả của phép trừ giữa doanh thu và chi phí sản xuất. Do đó, nếu một trong 2 yếu tố kia thay đổi thì lợi nhuận cũng sẽ biến đổi theo. Có thể chia thành 4 trường hợp như sau (giả sử chất lượng hàng hóa tốt).

  • Chi phí sản xuất cao, doanh thu thấp thì lợi nhuận hầu như bằng 0 huề vốn hoặc thậm chí bị lỗ.
  • Chi phí sản xuất cao, doanh thu cao thì lợi nhuận sẽ có nhưng không nhiều.
  • Chi phí sản xuất thấp, doanh thu thấp thì lợi nhuận không cao, lý do chủ yếu sẽ nằm ở bộ phận bán hàng.
  • Chi phí thấp, doanh thu cao thì lợi nhuận sẽ ở mức tối ưu. Đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến.

Tại sao nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến giảm chi phí sản xuất kinh doanh

Tại sao nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến giảm chi phí sản xuất kinh doanh
Có thể bạn sẽ quan tâm:7 loại lãng phí trong sản xuất

Chi phí sản xuất là gì và có ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động kinh doanh?

Chi phí sản xuất, hiểu theo một cách đơn giản nhất đó là số tiền doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất phải bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Trong quá trình làm ra sản phẩm, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố nguyên vật liệu, huy động các nguồn tài lực, vật lực, bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa. Các chi phí này phát sinh thường xuyên và gắn với quá trình sản xuất dưới hình thái tiền tệ.

Chi phí sản xuất ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

• Tác động đến quá trình bán hàng: Chi phí sản xuất tăng sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao vì phải đảm bảo thu lại đủ số vốn đã bỏ ra. Do đó, hàng hóa sẽ khó tiêu thụ trên thị trường.

• Không cạnh tranh được về giá so với đối thủ: Khi thị trường xuất hiện sản phẩm thay thế cùng chất lượng, nhưng giá thành lại thấp hơn, đương nhiên người mua sẽ chọn những mặt hàng có giá rẻ hơn thay vì những sản phẩm đắt tiền. Vì vậy, cần phải có biện pháp giảm chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh về giá với đối thủ cùng ngành.

Tại sao nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến giảm chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất cao sẽ không cạnh tranh được về giá so với đối thủ

• Ảnh hưởng đến mức lợi nhuận: Lợi nhuận là hiệu số giữa giá thành sản phẩm và chi phí đầu vào. Chi phí đầu vào cao, doanh nghiệp lại không thể đẩy giá thành lên mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận mục tiêu ước tính của doanh nghiệp, thậm chí gây thâm hụt và thua lỗ về tài chính. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu chi phí chất lượng, mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể.

• Giảm thị phần của doanh nghiệp: Giá sản phẩm cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp. Mức giá quá cao sẽ dẫn đến khó tiêu thụ và hàng tồn đọng nhiều. Giá thấp sẽ không đủ chi phí cho đợt sản xuất tiếp theo. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng không tốt đến thị phần của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất cao gây ra nhiều bất lợi cho các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp để có thể tăng khả năng cạnh tranh, lượng tiêu thụ sản phẩm và nguồn lợi nhuận cho tổ chức.

Mục tiêu quản lý chất lượng

Tại sao nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến giảm chi phí sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của quản lý chất lượng

Mục tiêu quản lý chất lượng của sản phẩm là nghiên cứu triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.

Để giải quyết được nhiệm vụ này, tất cả cán bộ của doanh nghiệp, những người lãnh đạo cao nhất, cán bộ tất cả các bộ phận và tất cả công nhân đều phải tham gia vào hoạt động quản lý chất lượng và bằng mọi cách tạo điều kiện cho nó phát triển.

Tăng cường quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm