Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu

“Trí tuệ” được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, đây là năng lực riêng của con người.

Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó.

Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;

- Quyền sở hữu công nghiệp;

- Quyền đối với giống cây trồng.

Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu
Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ? (Ảnh minh họa)
 

Các biện pháp đăng ký sở hữu trí tuệ

Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khác nhau để đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:

- Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích;

- Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;

- Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu;

- Mạch bán dẫn được bảo hộ  theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;

- Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;

- Bí mật kinh doanh được bảo hộ là những thông tin bí mật có giá trị thương mại.
 

Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Có thể khẳng định, bất cứ một sản phẩm nào thu hút khách hàng thành công cũng dễ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Do vậy, việc đăng ký sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng để bảo vệ sản phẩm trí tuệ đồng thời việc đăng ký sở hữu trí còn bởi những lý do sau:

- Khuyến khích sự sáng tạo

Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo. Thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu. Cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.

- Thúc đẩy kinh doanh

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất. Và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.

- Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng. Ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn. Và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ.

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.

- Tạo uy tín cho doanh nghiệp

Một cá nhân, tổ chức phải trải qua thời gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Họ phải đầu tư trong nhiều năm. Và có thể phải mất rất nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai mới có thể đưa một sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”, được nhiều người biết đến và tin dùng.

Trên đây là giải đáp về Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đăng ký quyền sở hữu là một trong những cách thức bảo vệ tài sản cho mỗi cá nhân, đặc biệt là những tài sản có giá trị. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng thuộc diện đăng ký theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó, Điều 106 nêu rõ:

- Đối với tài sản là bất động sản: Phải đăng ký.

- Đối với tài sản là động sản: Không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

Như vậy, với quy định này có thể thấy, không riêng bất động sản, một số loại động sản khác cũng phải đăng ký quyền sở hữu.

Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu

Cụ thể các loại tài sản phải đăng ký bao gồm:

Tài sản là bất động sản

- Đất đai

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tài sản là động sản

- Tàu biển (theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP)

- Phương tiện nội thủy địa (theo Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi, bổ sung năm 2014)

- Tàu cá (theo Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT)

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (theo Thông tư 15/2014/TT-BCA)

- Tàu bay (theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP)

- Phương tiện giao thông đường sắt (theo Thông tư 21/2018/TT-BGTVT)

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009)

- Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017­­).

Lưu ý: Việc đăng ký tài sản phải được thực hiện công khai.

hieuluat.vn

Hiện nay, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng phổ biến. Điều này đặt ra vấn đề tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải đăng ký quyền tác giả để có thể chống lại các hành vi xâm phạm và bảo vệ được quyền tác giả của mình một cách hợp pháp nhất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng chưa nhận ra tầm quan trọng của việc đăng ký quyền tác giả, hãy cùng AMI Consulting lý giải lý do vì sao phải đăng ký quyền tác giả qua bài viết sau đây.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu

Tại sao phải đăng ký quyền tác giả?

Pháp luật Việt Nam quy định việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình trạng xâm phạm quyền tác giả trở nên phổ biến với nhiều hình thức xâm phạm phức tạp như đạo nhái tác phẩm âm nhạc, tự ý cắt xén, lưu hành tác phẩm trên thị trường mà không có sự đồng ý của tác giả, tự ý phát tán nội dung tác phẩm nghệ thuật trên internet,... Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, môi trường số phát triển như hiện nay thì thực trạng xâm phạm quyền tác giả ngày càng lan rộng hơn mặc dù cơ quan chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp răn đe.

Để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quan trọng hơn hết các tác giả, chủ sở hữu cần có những biện pháp để tự bảo vệ mình, một trong số đó là việc chủ động đăng ký quyền tác giả. Vậy việc đăng ký quyền tác giả có ý nghĩa gì?

Thứ nhất, việc đăng ký quyền tác giả có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền sở hữu tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu.  Mặc dù pháp luật quy định quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký. Tuy nhiên, việc tác giả, chủ sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh được quyền sở hữu tác phẩm một cách hợp pháp thông qua những thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và ngày đăng ký được ghi nhận trên Giấy chứng nhận.

Thứ hai, việc đăng ký quyền tác giả là cơ sở quan trọng tạo thuận lợi cho tác giả, chủ sở hữu trong quá trình khai thác tác phẩm, đồng thời chống lại những hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký quyền  tác giả sẽ giúp cho tác giả, chủ sở hữu dễ dàng hơn trong việc chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng tác phẩm. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền tác giả rất phổ biến, nếu tác giả, chủ sở hữu có đăng ký quyền tác giả thì việc xử lý xâm phạm cũng hiệu quả hơn.

Thứ ba, việc đăng ký quyền tác giả giúp tác giả, chủ sở hữu không phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được coi như là bằng chứng hợp pháp chứng minh quyền tác giả của chủ sở hữu tác phẩm,  trong trường hợp có tranh chấp thì tác giả, chủ sở hữu có Giấy chứng nhận sẽ không có nghĩa vụ chứng minh. Ngược lại, trong trường hợp không đăng ký thì khi có tranh chấp, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phải có chứng cứ chứng minh tác phẩm là do mình sáng tạo hoặc thuộc sở hữu của mình. Việc chứng minh thường phức tạp và mất nhiều thời gian bởi tác giả, chủ sở hữu phải chuẩn bị rất nhiều chứng cứ, tài liệu liên quan.

Như vậy, việc đăng ký quyền tác giả là vô cùng thiết thực, nếu Quý khách hàng đang muốn đăng ký quyền tác giả thì hãy liên hệ ngay với AMI để được chúng tôi tư vấn nhanh nhất.