Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng

Khi trồng Cây Cảnh, Cây Bóng Mát… nhiều khi cần đào, đánh để chuyển vị trí các loại cây nhiều năm tuổi, có kích thước lớn sẽ nhanh có được không gian xanh, nhanh chóng có bóng mát, giúp rút ngắn thời gian chăm sóc mà vẫn có được vẻ đẹp cảnh quan như ý. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc về kỹ thuật bứng chuyển vị trí Cây Kè Bạc có tỷ lệ sống cao.

Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng
Kỹ thuật bứng Cây Kè Bạc

Cây Kè Bạc trước khi đánh chuyển thường không cần phải đôn đảo cây trước mà trực tiếp đánh chuyển cây đem đi trồng tại vị trí mới.

Bước 1: Cắt tỉa cành lá tạo dáng cho tán cây trước khi bứng chuyển

Trước khi bứng Cây Kè Bạc, ta có thể cắt bỏ một số tàu lá cho tán gọn lại để tránh cho cây nặng nề trong quá trình bứng và hạ cây. Sau khi bứng cây và bó bầu xong, hạ cây xuống ta tiếp tục sửa lại các tán lá cho phù hợp với từng điều kiện vận chuyển đến nơi ươm trồng mới.

Bước 2: Đánh bầu

Ta tiến hành đánh dấu một vòng tròn xung quanh thân cây cách gốc cây từ 50-60cm tùy thuộc từng cây và đường kính gốc cây. Tạo bầu cây có hình dạng thang. Tùy theo từng loại cây và kích thước cây để xác định kích thước bầu khác nhau: đường kính gốc > 28cm bầu cây có đường kính > 90 cm và có chiều cao bầu > 80cm.

Ta dùng cuốc, xẻng, xè beng… phải thật sắc tiến hành đào đất và cắt rễ nhỏ, dùng rùi và cưa tay sắc cắt các rễ lớn sao cho thật tròn đều, thật nhẵn ở các đầu cắt. Cứ như vậy tiến hành lần lượt từ trên xuống dưới đến khi nào đủ độ sâu bầu thì thôi. Chú ý hình dáng bầu phải cần đều, tốt nhất là kiểu bầu hình chum. Trước khi cắt rễ cái và rễ to của cây thì phải dùng cọc chống cố định cây hoặc dùng cần cẩu giữ cây không để cho cây đổ.

Trong quá trình đánh bầu ta dùng các loại thuốc kích thích ra rễ trộn lẫn với bùn non xoa xung quanh bề mặt ngoài những đốt rễ cây vừa bị chặt đứt: Dùng thuốc chế phẩm giâm chiết cành 10cc/lọ với tỷ lệ 5 lọ/1kg bùn non sau đó trát lên phần rễ bị chặt quanh đầu. Ta hòa thuốc ABA.247.NHO ( 10 đến 12 giọt cho vào bình 5 lít) xịt đều xung quanh bầu cây.

Chú ý: Kè Bạc có bộ rễ chùm, rễ có dạng hình ống nên khi đánh bầu tránh để rễ dập nát và chú ý trước khi đánh cần đánh dấu hướng đông – tây.

Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng
Đánh bầu cho Cây Kè Bạc

Bước 3: Bó bầu

Ta dùng lưới, dây bọc, dây cao su để bó bầu, khi thực hiên tránh làm vỡ bầu. Đầu tiên ta dùng lưới van để cố định bầu cây, sau đó dùng dây bọc đan theo kiểu mắt cáo luồn từ đáy bầu lên trên và cột chặt vào gốc cây tạo liên kết mắt võng vòng chặt chẽ tránh vỡ bầu khi vận chuyển đến nơi trồng mới. Bầu được bó theo hình đai mắt võng theo kích thước: ngang bầu hàng cách hàng từ 15-20cm, dọc bầu hàng cách hàng 10-20cm.

Ta bó thân, bó cành: Đặt thân cây nằm nghiêng, dùng dây thừng bằng sợi gai mềm quấn sát nhau và chặt xung quanh thân cây từ gốc đến điểm phân cành đầu tiên. Những cành to trên thân cũng được quấn thừng 1 đoạn khoảng 40-50cm. Dây thừng quấn quanh thân cành có tác dụng làm giảm sự khô của vỏ nhờ làm giảm quá trình thoát hơi nước và tránh làm tổn thương vỏ trong quá trình bốc dỡ vận chuyển

Bước 4: Quá trình bốc dỡ và vận chuyển Cây Kè Bạc

Với những cây có kích thước nhỏ hoặc trung bình ta có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công, chú ý tránh va đập rơi vỡ khi di chuyển luôn để bầu cây đi trước. Trên xe cây phải xếp nghiêng, phải để bầu cây phía trước thùng xe, cành lá phía sau, những bộ phận tiếp giáp vật cứng phải lót vải mềm cẩn thận để tránh xây sát vỏ cây. Nếu để đứng phải buộc thật chặt cả bầu cây và thân cây

Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng
Quá trình bốc dỡ và vận chuyển Cây Kè Bạc

Dùng cẩu chuyên dùng để cẩu cây: dùng cáp vải hoặc cáp sắt để buộc vào cây, chỗ nào cố định cáp vào thân cây hoặc cành cây phải lót chăm dạ đóng nẹp tre , gỗ để tránh toạc cành toạc vỏ cây (tránh tổn thương thân cây), tuyệt đối chú ý không được làm vỡ bầu cây trong khi cẩu cây lên xe vận chuyển. Trên đường vận chuyển xe phải đi với tốc độ vừa phải, tránh ổ gà, đảm bảo giữ bầu cây không bị vỡ.

Lưu ý, khi bứng cây giống ra ngoài trồng ta cần trồng cây giống ngay xuống đất, không nên để cây giống qua đêm.

Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng

Gắn bó với núi rừng, làng bản, thôn xóm, hàng trăm năm tuổi, những cây cổ thụ được người dân quý mến và là một di sản văn hoá được các thế hệ người dân giữ gìn, bảo vệ. Đến nhiêu nơi, đi trên nhiều trục đường quốc lộ, thấy nhiều cây cổ thụ do họ đánh bừa, đào ẩu, vận chuyển không đến nơi đến chốn, trồng trái mùa không tính đến sự mẫn cảm thích nghi của thời tiết khí hậu giữa các vùng khác nhau nên nhiều cổ thụ đã trở thành củi khô, củi mục trông thật đáng tiếc.

Là cán bộ kỹ thuật ngành trồng trọt, qua nhiều năm chỉ đạo di rời cây to từ nơi này sang nơi khác và học hỏi thêm, tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm di rời, đào và vận chuyển cây cổ thụ sau đây:

Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng

1. Những điều chú ý khi bứng cây

- Trước hết phải đào hố, chuẩn bị sến đất để có cây về là trồng được ngay, cây đã đào lên càng để lâu càng khó sống, không đào bới cây vào những ngày mưa to, nóng nực, giá lạnh.

- Không đánh cây một cách tức thời, nên đào xung quanh gốc cây, cắt 3/4 số rễ sau đó dừng lại, bón thêm phân hoại, lấp đảy đất mục vào gốc cầy, giũ ẩm cho đất một thời gian từ 1 đến vài tháng, sau đó tiếp tục đào hết số rễ còn lại và chuẩn bị đủ lực lượng chuyển cây lên phương tiện vận chuyển về nơi mới và trồng ngay, không nên để cầy đã đào lên mà không trong.

-  Không được bứng cây khi cây đang ra tược và đọt non

- Đất cát rất khó bứng bầu nên cẩn thận

Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng

- Nếu bầu đất bị bể, khi trồng ta dùng đất đen (nhão) hoặc đáp vào gốc cây và sử dụng thuốc kích kích ra rễ cực mạnh NAA thì cây có khả năng sống.

2. Bứng cây

2.1. Thời điểm bứng cây

Cần quan sát sinh trưởng cây mà quyết định bứng. Chọn cây ở giai đoạn nghỉ hay lá đã già, và tuyệt đối không nên bứng cây đang sung mãn, sinh trưởng mạnh, nhất là những cây đang ra nhiều lá lụa.

2.2. cắt tỉa

Hạn chế phần lớn cành lá (tuy nhiên vẫn chừa lá thở, nhất là những cây lá kim như Phi lao…) giúp cây tránh tiêu hao nhiều năng lượng và tạo cân bằng sinh khối cho cây, bên cạnh đó kết hợp với tạo dáng cây ban đầu.

2.3. Bứng cây

Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng

Tiến hành bứng ngay sau khi cắt tỉa, bầu đất nên gấp 2-3 đường kính gốc. Sau khi vận chuyển về, kiểm tra và gỡ đất đã bị vỡ từ bầu đất trong quá trình vận chuyển. Kiểm tra đầu rễ và cắt trở lại, ở những vết cắt lớn cần bôi thuốc, ngoài ra vết cắt cần phải ngọt, tránh dập rễ vì như thế sẽ tránh cho rễ dễ bi bịnh do vi sinh vật tấn công.

2.4. Chăm sóc tại vườn ươm

Trùm rơm hay bất kỳ vật dụng nào có thể để tránh gió và giữ ẩm cho thân. Cần thiết kế bồn để chăm sóc cây, dùng chất trồng là những giá thể thô như tro và cát hạt to hay các giá thể thô khác nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho rễ cây phát triển. Xin lưu ý, không trộn phân hữu cơ hay vô cơ vào giá thể để trồng.

Trong quá trình chăm sóc tưới nước chỉ vừa đủ. Khi cây ra 3-4 cặp lá thì phun nhẹ phân (ở giai đoạn này, cây cần được bón đạm) với nồng độ 1 g/1 lít nước, cao hơn có thể dẫn đến cháy lá. Đến đợt lá thứ 2 thì có thể dùng thuốc thích với nồng độ 10ppm NAA, vì giai đoạn này rễ đã hình thành, chất điều hòa sinh trưởng NAA có vai trò kích thích cây ra rễ.

Khoảng 3 tháng sau, bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục.

Tại sao phải đào bầu trước khi bứng cây đi trồng

3. Đem cây ra công trình, sân vườn

Tương tự như trên, khi trồng cây ra công trình không nên bứng cây từ vườn ươm khi cây đang phát triển, ra nhiều lá non. Trường hợp cây đã có một số ít lá non cần bấm bỏ tối thiểu hai tuần trước khi trồng.

3.1. Chọn hố trồng

Chọn hố trồng tùy vào mực nước ngầm mà chọn độ sâu thích hợp, đối với mực nước ngầm cao thì không đào hố, chỉ đắp mô. Chất trồng cũng giống như mới vừa bứng cây (ở giai đoạn 1), chất trồng cần khô, thoáng (lưu ý không trộn phân ở giai đoạn này).

Chất trồng đầu tiên là đá mi hay xà bần, kế đến là tro cát sau cùng là đất. Đặt bầu cây vào hố, đổi với bầu cây sâu quá thì ½ chiều cao bầu nằm dưới hố, ½ chiều cao bầu cây nằm ở trên (đối với trường hợp này cần đắp mô, phủ thêm chất trồng như tro, cát).

3.1 Tưới nước, chăm sóc

Sau khi trồng cây vào hố, cần tưới xung quanh cây, cũng tránh không tưới cho cây quá ướt. Sau 3 giờ, gạt 5-6 cm đất mặt kiểm tra, bốc lên bóp mạnh, ướt tay thì có thể kết luận là thừa nước, không ướt tay và vừa, còn chất trồng vỡ vụn là quá khô.

Không nên tưới vào lúc chiều vì tưới vào thời điểm này chất trồng giữ ẩm lâu, nhiệt độ hạ thấp, điều này có thể cản ngăn sự phát triển của rễ (đối với khí hậu nước ta, rễ cây thường phát triển tốt ở nhiệt độ 25°c trở lên) hay cây dễ bị nấm bệnh tấn công.

Sau khi cây ra lá, bung đọt non, tiến hành bón phân vô cơ, chủ yếu là đạm (1g/1 lít nước), sau 1 tháng cây bung đọt non có thể tăng nồng độ lên 2g/1 lít. Đến khi cây thành thục cần bón lân, sau đó là kali (2 – 4g/1 lít nước), kết hợp bón phân hữu cơ sẽ giúp cây phát triển tốt. Trong quá trình chăm sóc, cần lưu ý sâu bịnh tấn công cây mà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.

ThS. Bùi Văn Hiệu

0932.32.31.65