Tại sao phải hạn chế sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại

Trên Trái Đất có khoảng 1 triệu loài côn trùng, trong đó có khoảng 5 vạn loài ăn thực vật và chỉ có khoảng 1% (khoảng 500 loài côn trùng) chuyên ăn hoa màu, cây ăn quả. Tuy số lượng chủng loại không nhiều nhưng chúng rất phàm ăn và ăn rất khoẻ, gây tác hại rất lớn đối với cây lương thực, rau xanh, cây ăn quả. Theo thống kê, ở Trung Quốc mỗi năm sâu bọ gây tổn thất 10% sản lượng lương thực, 20% sản lượng dầu thực vật, 30% sản lượng rau xanh và 40% sản lượng trái cây các loại.

Ngành hoá học và công nghiệp hoá chất không ngừng phát triển và sản xuất ra hết loại thuốc sâu này đến loại thuốc sâu kia để đối phó với côn trùng có hại. Nhưng chỉ một thời gian sau các côn trùng có hại không sợ thuốc nữa. Con người buộc phải tăng liều lượng phun thuốc và thu được kết quả nhất định, nhưng cũng chỉ kéo dài được một thời gian.

Từ đó, con người lại tìm cách chế ra các loại thuốc sâu tổng hợp mới. Tính đến thập kỉ 70, toàn thế giới đã sử dụng hơn 12.000 loại thuốc trừ sâu để đối phó với côn trùng có hại. Nhưng trong thực tế, con người không những không tiêu diệt hết được côn trùng có hại mà càng ngày chúng càng phát triển hơn.

Tại sao phải hạn chế sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại

Nếu chỉ dựa vào thuốc trừ sâu thì không thể tiêu diệt hết được côn trùng có hại cho cây trồng. (Ảnh minh họa)

Ðến nay, loài người mới phát hiện ra rằng, nếu chỉ dựa vào thuốc trừ sâu thì không thể tiêu diệt hết được côn trùng có hại. Bởi trong quá trình sử dụng thuốc sâu tràn lan, đối tượng bị hại nhiều nhất không phải là côn trùng có hại mà là kẻ thù của chúng - đó là các loài chim có ích. Thực tế cho thấy rất nhiều loại chim có ích đã bị chết vì thuốc trừ sâu, trứng của nhiều loại chim bị nhiễm thuốc trừ sâu không thể nở thành chim non được.

Trong khi đó các loại sâu bọ có hại sinh sôi nảy nở rất nhanh và mau chóng nhờn thuốc. Dù phun với liều lượng lớn, chúng vẫn không chết mà vẫn sinh sôi nảy nở như thường. Thuốc sâu càng phun nhiều càng làm ô nhiễm không khí, nước, đất và cây trồng. Có thể thấy, hiện nay trên Trái Đất không có nơi nào không có thuốc trừ sâu xâm nhập vào môi trường sống.

Tuy nhiên, con người vẫn phải sử dụng thuốc trừ sâu trong phạm vi cho phép, nhưng không thể chỉ dựa vào thuốc trừ sâu để tiêu diệt côn trùng có hại. Ngày nay, con người ta áp dụng các biện pháp tổng hợp đối phó với côn trùng có hại, trong đó có biện pháp dùng côn trùng diệt côn trùng, dùng vi trùng diệt côn trùng và đặc biệt chú ý bảo vệ các loài chim chuyên ăn côn trùng có hại. Ngoài ra, giải pháp gây, nhân giống và nhập khẩu các loại côn trùng có ích để tiêu diệt côn trùng có hại cũng được áp dụng phổ biến. Chỉ như vậy mới có thể ngăn chặn được ô nhiễm môi trường và khống chế một cách hiệu quả các loại côn trùng có hại.

Tại Việt Nam, theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật với trên 4.000 sản phẩm thương mại có các tên gọi khác nhau. Việc nghiên cứu khai thác lợi dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại hiệu quả là một hướng quan trọng trong công tác bảo vệ cây trồng, phát triển nông nghiệp bền vững.

Từ năm 2009, các nhà khoa học ở trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hiện nhân nuôi nhện và bọ xít bắt mồi. Kết quả điều tra cho thấy, loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. xuất hiện rất phổ biến trên các cây trồng bị nhện đỏ gây hại ở Việt Nam, kết quả nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đều cho thấy loài này có tỉ lệ tăng tự nhiên cao, có sức ăn nhện hại lớn và hoàn toàn có khả năng khống chế số lượng nhện đỏ gây hại ngoài tự nhiên. Đặc biệt, việc nhân nuôi nhện bắt mồi lại rất thuận lợi với khí hậu miền Bắc nước ta.

So với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch dường như còn mới mẻ và lạ lẫm với những người nông dân ở nước ta. Trong tương lai, việc phát triển nhân nuôi các loài nhện và bọ xít bắt mồi sẽ giúp cho giá thành sản phẩm phù hợp với chi phí của người nông dân và phải hạ thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu, đồng thời giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Nguồn kinhtemoitruong

Ôn tập Phần I – Trồng trọt – Câu 13 trang 53 SGK Công Nghệ 7. Em hãy nêu tác hại của thuốc hoá học trừ sâu ,bệnh đối với môi trường ,con người và các sinh vật khác ?

Em hãy nêu tác hại của thuốc hoá học trừ sâu ,bệnh đối với môi trường ,con người và các sinh vật khác ?

Hướngđẫn trả lời

Đố với con người:

– Khi ta ăn nhưng loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu thì ta dễ bị ngộ độc thực phẩm trường hợp nặng lắm là dẩn tới tử vong.

Đối với động,thực vật tự nhiên:

– Làm cho động vật bị ngộ độc.

Quảng cáo

– Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc sử dụng,mua thuốc trừ sâu ko đúng cũng dẫn đến làm hư hại cây trồng.

(Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến môt số loài động,thực vât trên thế giới bị tuyệt chủng)

Đối với môi trường:

– Làm ô nhiễm đất 

– Ô nhiễm nước sông, nước ngầm

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao người ta lại khuyến khích sử dụng biện pháp sinh học hạn chế sử dụng biện pháp hóa học để trừ sâu bệnh hại

Các câu hỏi tương tự

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

(trang 30 sgk Công nghệ 7): Tại sao phải lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?

Trả lời:

Vì phòng bệnh ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.

(trang 30 sgk Công nghệ 7): Em hãy ghi ào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống cây chống sâu, bệnh theo mẫu bảng sau:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng.
– Làm đất.
– Gieo trồng đúng thời vụ.
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh

Trả lời:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng. – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
– Làm đất. – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
– Gieo trồng đúng thời vụ. – Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh.
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. – Tăng cường sức chống chịu cho cây.
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. – Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh.
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh – Hạn chế sâu bệnh.

(trang 31 sgk Công nghệ 7): Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh.

Trả lời:

– Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

– Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công.

(trang 32 sgk Công nghệ 7): Quan sát hình 23, em hãy cho biết thuốc hóa học được sử dụng trừ sâu bệnh bằng những cách nào?

Tại sao phải hạn chế sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại

Trả lời:

Các cách sử dụng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học:

– 23a : phun thuốc.

– 23b : rắc thuốc vào đất.

– 23c : trộn thuốc vào hạt giống.

Lời giải:

Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.

Lời giải:

– Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại có ba cách:

       + Phun thuốc.

       + Rắc thuốc vào đất.

       + Trộn thuốc vào hạt giống.

– Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

       + Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.

       + Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,…).

Lời giải:

– Tùy vào từng địa phương có thể sử dụng những biện pháp phòng chống sâu bệnh hại khác nhau. Thường thì biện pháp hóa học được sử dụng nhiều nhất.

– Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:

       + Biện pháp hóa học.

       + Biện pháp sinh học.

       + Biện pháp thủ công.

Lời giải:

– Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

       + Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

– Biện pháp thủ công:

       + Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công, khi sâu bệnh quá nhiều thì không thể sử dụng.

– Biện pháp hóa học:

       + Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.

       + Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng.

– Biện pháp sinh học:

       + Ưu điểm: Hiệu quả cao không gây ô nhiễm.

       + Nhược điểm: Không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu bệnh.

– Biện pháp kiểm dịch thực vật:

       + Ưu điểm: Ngăn chặn được sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm.

       + Nhược điểm: Không ngăn chặn được những sâu bệnh đã phổ biến, thực chất chỉ ngăn được sự lây lan của những bệnh mới.