Tam cá nguyệt thứ hai là gì

Khi lần đầu mang thai, hầu hết các mẹ bầu thường cảm thấy khá bỡ ngỡ và không chắc chắn vì họ phải đối mặt với một lượng kiến thức mới lạ. Trong quá trình tìm hiểu về sự phát triển của thai kỳ, một số mẹ bầu đã gặp phải thuật ngữ "tam cá nguyệt" và không hiểu ý nghĩa của nó. Vậy tam cá nguyệt là gì và liệu có những điều cần lưu ý khi mang thai? Hãy cùng Mẹ Ơi tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Tam cá nguyệt là gì?

Tam cá nguyệt (tiếng Anh là Trimester) là khoảng thời gian từ lúc mang thai đến khi sinh nở, các mẹ sẽ phải trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tính từ ngày bắt đầu có thai (thường quy định là ngày đầu của kỳ kinh cuối) đến hết tuần thai thứ 13.
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Hay 3 tháng giữa thai kỳ, kéo dài từ tuần thai thứ 14 đến hết tuần thai thứ 27.
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Hay 2 tháng cuối thai kỳ, tính từ tuần thai thứ 28 đến khi chuyển dạ, kết thúc thời gian mang thai.

Theo như cách quy định ở trên thì mỗi tam cá nguyệt trung bình sẽ kéo dài khoảng 13 tuần thai và cộng thêm 1 tuần ở tam nguyệt cá nguyệt thứ 3. Nắm rõ được cách chia các tam cá nguyệt sẽ giúp cho mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng Mẹ Ơi tìm hiểu 3 tam cá nguyệt trong 3 chặng đường gắn kết đặc biệt giữa mẹ và bé 9 tháng 10 ngày mẹ nhé!

2. Đặc điểm từng giai đoạn tam cá nguyệt

2.1 Tam cá nguyệt thứ nhất

Dấu hiệu mang thai

Tùy thể trạng của mỗi người mà chị em sẽ cảm nhận được những thay đổi của cơ thể khi bắt đầu cấn bầu. Các biểu hiện phổ biến nhất khi mang thai là: mất kinh, buồn nôn, đau tức ngực, tăng hoặc giảm cân, nhạy cảm với mùi, mệt mỏi, tâm trạng dễ thay đổi, thèm hoặc ghét một loại thực phẩm có mùi vị nào đó, ốm nghén. Có nhiều chị em ốm nghén nặng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cơ thể có sự thay đổi rất nhiều cả về thể trạng, vóc dáng, nước da, do sự thay đổi của nội tiết tố khi mang thai.

Tam cá nguyệt thứ hai là gì

Sự phát triển của thai nhi

Trong giai đoạn tam nguyệt cá thứ nhất của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi diễn ra theo từng tuần tuổi như sau:

  • Tuần 1-2: Phôi thai xuất hiện và bắt đầu phát triển trên thành tử cung.
  • Tuần 3: Thai nhi bắt đầu phát triển rõ rệt hơn.
  • Tuần 5: Thai nhi có hình dạng giống con nòng nọc và tim thai bắt đầu được nghe thấy.
  • Tuần 6: Các cơ quan như não bộ, tủy sống và ruột bắt đầu phát triển.
  • Tuần 7: Các chi bắt đầu hình thành và có kích thước từ 9-15mm.
  • Tuần 8: Hệ thống thần kinh bắt đầu hình thành và ống hô hấp đang phát triển.
  • Tuần 9: Các chi tiết của trẻ, bao gồm cả dái tai, bắt đầu xuất hiện và kích thước thai nhi đạt 23-30mm.
  • Tuần 10: Thai nhi tăng kích thước lên khoảng 31-40mm và các ngón tay, ngón chân được hình thành.
  • Tuần 11: Ngoài các bộ phận trên khuôn mặt, các cơ quan sinh dục ngoài của trẻ cũng bắt đầu phát triển.
  • Tuần 12: Não bộ phát triển mạnh mẽ hơn và các đốt ngón chân đã có thể thực hiện động tác căng duỗi.
  • Tuần 13: Cơ quan nội tạng và hệ thống tĩnh mạch trở nên rõ ràng dưới lớp da của thai nhi.

Những điều mẹ cần lưu ý giai đoạn đầu

Mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ. Đặc biệt không bỏ qua các thời điểm quan trọng là tuần 7-8 và tuần 12-13 nhằm siêu âm kiểm tra tim thai, đo độ mờ sau gáy, xét nghiệm máu, sàng lọc sơ sinh,... Đồng thời cung cấp dinh dưỡng cần thiết, bổ sung các vi chất đặc biệt như acid folic, DHA,... để hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện, tránh dị tật thai nhi.

2.2 Tam cá nguyệt thứ hai

Trong giai đoạn trước khi sinh, bà bầu sẽ trải qua những thay đổi phổ biến như rốn lồi, phù nề ở chân và tay, tiểu nhiều nhất là vào buổi đêm, ợ hơi và ợ nóng thường xuyên, tê bì ở chân và tay, mệt mỏi và khó di chuyển. Trong những tháng cuối trước khi sinh, cơ thể thai nhi đã hoàn thiện các cơ quan và hình thái để sẵn sàng chào đón sự ra đời.

Sự phát triển của thai nhi

  • Tuần thai thứ 14: Do các xung thần kinh đã bắt đầu hoạt động nên trẻ có thể thực hiện một số vận động như cử động cánh tay, cơ mặt.
  • Tuần thai thứ 15: Giới tính của trẻ đã có thể quan sát rõ ràng trên hình ảnh siêu âm, kích thước đã lớn khoảng bằng quả táo.
  • Tuần thai thứ 16: Phần da đầu của trẻ đã dần được tạo thành, mẹ bắt đầu cảm nhận được những cử động rõ rệt do trẻ đạp mạnh.
  • Tuần thai thứ 17: Trẻ hoạt động xoay, lăn lộn qua lại mạnh mẽ.
  • Tuần thai thứ 18: Kích thước của trẻ tăng lên khoảng 140mm, hệ thống tiêu hóa bắt đầu hoạt động, trẻ đã có khả năng nghe được những tiếng động bên ngoài.
  • Tuần thai thứ 19: Hệ thống bảo vệ da bên ngoài của bé dần hoàn thiện.
  • Tuần thai thứ 20: Kích thước của bé khoảng 260mm, giai đoạn này trẻ đã có khả năng thải ra phân su có màu đen hoặc xanh đậm.
  • Tuần thai thứ 21: Toàn bộ cơ thể trẻ giờ đây đã được bao phủ bởi một hàng lông tơ mềm mại để giữ cho chất gây có thể bám chặt trên da.
  • Tuần thai thứ 22: Kích thước thai nhi dài khoảng 280mm, lớp lông mày, tóc dần mọc và nhìn thấy rõ ràng hơn.
  • Tuần thai thứ 23: Trẻ có thể xuất hiện những cơn nấc đột ngột nên đôi khi mẹ có thể cảm nhận được cơn đau đột ngột ở bụng. Chuyển động của mắt của bé linh hoạt hơn; các đường vân trên tay, chân dần hình thành.
  • Tuần thai thứ 24: Bé có chiều dài khoảng 300mm, nặng khoảng 0,63kg và những nếp nhăn trên da ban đầu được xuất hiện.
  • Tuần thai thứ 25: Trẻ phản hồi lại âm thanh bên ngoài bằng cách đạp mạnh vào thành bụng.
  • Tuần thai thứ 26: Trẻ dài khoảng 360mm, phổi phát triển mạnh mẽ và dần hoàn thiện.
  • Tuần thai thứ 27: Giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 2, hệ thống tóc phát triển dài ra và lớp da bên ngoài của bé trở nên mịn màng hơn do lớp mỡ dưới da bắt đầu xuất hiện.

Tam cá nguyệt thứ hai là gì

Những điều mẹ cần lưu ý giai đoạn này

Trong thời kỳ này, bà bầu nên chú ý thực hiện đầy đủ việc khám thai đúng ngày vào các tuần thai thứ 18, 20-22 và 24-28. Bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết, đặc biệt là việc tăng lượng vitamin, protein, canxi và sắt; và cũng nên bổ sung nhiều chất xơ để tránh tình trạng táo bón. Bà bầu nên chọn một môn thể dục phù hợp để tập luyện thường xuyên, chẳng hạn như Yoga. Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi và thư giãn cũng rất quan trọng và có thể giúp truyền tải những cảm xúc tích cực đến thai nhi, ví dụ như nghe nhạc hoặc đọc sách. Cuối cùng, việc thực hiện các tiêm phòng đúng lịch cũng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

2.3 Tam cá nguyệt thứ ba

Sự phát triển của thai nhi

Mẹ ơi, ngôi nhà nhỏ của bé con giai đoạn này hơi chật chội, bé phát triển mạnh mẽ từng ngày và dần hoàn thiện các cơ quan quan trọng:

  • Tuần 28, mí mắt của baby mở 1 phần, lông mi bắt đầu xuất hiện. Vào tuần này, bé nặng khoảng 1000g.
  • Tuần 29 trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bé cưng đá và duỗi người.
  • Tuần 30, mí mắt bắt đầu mở to, tủy xương cũng bắt đầu sản sinh ra hồng cầu. Cân nặng của bé khoang 1300g.
  • Tuần 31, đây là giai đoạn bé con tăng cân rất nhanh, hoàn thành những bước phát triển chủ yếu.
  • Tuần 32, thai nhi nặng khoảng 1700g, bé bắt đầu tập thở.
  • Tuần 33, đồng tử bé của bạn thay đổi kích thước phản ứng lại các kích thích của ánh sáng. Giai đoạn này, xương của bé đã chắc khỏe hơn.
  • Tuần 34, móng tay của bé mọc dài hơn, cân nặng của bé khoảng 2100g.
  • Tuần 35, da của bé bắt đầu mịn màng hơn và có màu hồng.
  • Tuần 36, trong lúc này “tổ ấm” của bé chật hẹp hơn, ít “đi đường quyền” hơn vì số ký ngày một tăng, nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận rõ được những cử động của bé.
  • Tuần 37, đây là giai đoạn bé biết “quay đầu xe” di chuyển vào vùng xương chậu và sẵn sàng vượt cạn cùng mẹ.
  • Tuần 38, móng chân dài ra, lông tơ rụng hết khỏi người và bé có cân nặng khoảng 2900g.
  • Tuần 40, đây chính là thời điểm vàng cho sự gặp nhau giữa mẹ và bé. Cân nặng khoảng 3400g và dài dài khoảng 480mm.

Tam cá nguyệt thứ hai là gì

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý

  • Tham gia lớp tiền sản để được hướng dẫn cách hít thở giúp giảm đau khi sinh, cách chăm sóc, vệ sinh, tắm giặt cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh.
  • Khám thai thường xuyên: Từ tuần thai thứ 34, mẹ bầu nên đi siêu âm khoảng 1-2 lần/tuần để theo dõi quá trình quay đầu, phát hiện dị tật của trẻ, từ đó chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
  • Sắm đầy đủ đồ cho bé: Ở giai đoạn này bố mẹ cần lên danh sách và mua sắm dần những đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé sau khi sinh.
  • Vận động nhẹ nhàng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo một sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu rõ tam cá nguyệt là gì. Có thể thấy, ở mỗi giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi quan trọng. Để giúp mẹ và bé trải qua một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ bầu nên lưu ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, nhất là khám thai định kỳ. Hãy để Mẹ Ơi đồng hành giúp đỡ ba mẹ vượt qua nhé

Bao nhiêu tuần thì hết tam cá nguyệt thứ nhất?

Tam cá nguyệt thứ nhất – 3 tháng đầu thai kỳ (tuần 1 – 13)

Tam cá nguyệt thứ 2 nên và không nên ăn gì?

Ngoài ra, trong tam cá nguyệt thứ 2 cũng như trong cả thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm sống như thịt sống, trứng sống, cá sống hoặc các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, các chất gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Thai 24 tuần là tam cá nguyệt thứ mấy?

Tam cá nguyệt đầu tiên: Tương đương với 3 tháng đầu hành trình mang thai hay cách khác là tính đến hết tuần thứ 13. Tam cá nguyệt thứ 2: tương đương với 3 tháng giữa thai kỳ (tuần 14 ~ tuần thứ 27) Tam cá nguyệt thứ 3: tương đương với 3 tháng cuối ( từ tuần thứ 28 ~ tuần thứ 40)

Tam cá nguyệt thứ 2 nên tăng bao nhiêu cân?

Trong tam cá nguyệt 2 và 3, mẹ cần tăng từ 360g đến 450g/tuần. Mẹ trong nhóm thừa cân có BMI từ 25 – 29,9: Để hạn chế nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ, mẹ chỉ cần tăng từ 6 – 11kg. Ở hai tam cá nguyệt sau, mẹ nên tăng từ 225g – 360g/tuần. Mẹ thuộc nhóm béo phì: chỉ cần tăng từ 5 – 9kg.