Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2024

Tất toán tài khoản tiền gửi là việc người gửi tiền rút hết khoản tiền gửi có kỳ hạn tại đơn vị nhận tiền gửi. Khi khách hàng có nhu cầu rút hết khoản tiền gửi có kỳ hạn, đơn vị sẽ phát sinh nghiệp vụ Tất toán tiền gửi có kỳ hạn, gồm có các hoạt động sau:

  • Khách hàng yêu cầu tất toán sổ tiền gửi có kỳ hạn.
  • Kế toán hoặc Giao dịch viên tiếp nhận yêu cầu, thực hiện tính lãi tiền gửi phải trả, lập giao dịch và chứng từ tất toán sổ tiền gửi có kỳ hạn cho khách hàng.
  • Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra thông tin, ký xác nhận kiểm tra giao dịch.
  • Giám đốc kiểm tra và ký duyệt chứng từ.
  • Thủ quỹ kiểm tra thông tin, lập bảng kê chi tiền mặt, ký xác nhận, kiểm đếm và chi tiền mặt trả khách hàng.
  • Kiểm soát kiểm tra, giám sát các hoạt động tất toán tiền gửi.

Nghiệp vụ “Tất toán tiền gửi có kỳ hạn” được thực hiện trên phần mềm eFUND như sau:

  • Đầu tiên, anh chị truy cập vào chức năng “Huy động tiền gửi -> Tiền gửi có kỳ hạn -> Tất toán tài khoản tiền gửi”, màn hình tất toán tiền gửi có kỳ hạn hiển thị như sau:

Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2024

  • Bước 2: Anh chị hoàn thiện các thông tin sau:

    • Số sổ tiết kiệm: Anh chị nhập số sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc chọn sổ tiết kiệm của khách hàng bằng cách ấn F5 hoặc ấn vào nút “…”. Hệ thống sẽ tự động hiển thị các thông tin liên quan đến khách hàng đã chọn bao gồm: Số dư hiện tại, Tên KH, Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp, Địa chỉ.
    • Số rút gốc: Số dư trong sổ tiền gửi đến thời điểm tất toán
    • Số tháng (có kỳ hạn): Hệ thống sẽ tự động điền số tháng khách hàng được tính lãi suất có kỳ hạn.
    • Lãi suất tính cho tháng: Lãi suất có kỳ hạn là bao nhiêu %.
    • Số tiền lãi tháng: Số tiền lãi được tính bằng tích số của số dư trên sổ, số tháng và lãi suất có kỳ hạn.
    • Số ngày (Không kỳ hạn): Hệ thống sẽ tự động điền số ngày khách hàng được tính lãi suất không kỳ hạn.
    • Lãi suất tính cho ngày: Lãi suất không kỳ hạn là bao nhiêu %.
    • Số tiền lãi ngày: Số tiền lãi được tính bằng tích số của số dư trên sổ, số ngày và lãi suất không kỳ hạn.
    • Tổng số tiền lãi: Tổng số tiền lãi khách hàng nhận được bao gồm số tiền lãi ngày và số tiền lãi tháng.
    • Tổng lãi KH nhận: Số tiền lãi thực tế khách hàng nhận tại thời điểm tất toán.
    • Lãi đã nhận trong kỳ ( Lãi hoàn trả): Lãi khách hàng đã nhận trong kỳ cần hoàn trả lại cho tổ chức tín dụng trong trường hợp tất toán trước hạn.
    • Tổng thanh toán: Số tiền bao gồm cả gốc và lãi thực tế mà tổ chức tín dụng phải trả khách hàng.
    • Lãi dự chi: Số tiền lãi mà TCTD đã dự chi để trả lãi cho khách hàng.
    • Diễn giải: Dựa vào các thông tin anh chị nhập, hệ thống tự sinh ra diễn giải mặc định. Anh chị có thể sửa lại diễn giải theo yêu cầu nghiệp vụ.
    • Loại giao dịch, TK ghi có: Hệ thống mặc định là hình thức tiền mặt. Nếu anh chị chọn là hình thức chuyển khoản, thì anh chị phải nhập hoặc chọn lại Tài khoản ghi có. Hoặc Anh /chị có thể trỏ chuột vào ô tài khoản ghi có, nhấn F5 hoặc kích vào nút “…” để chọn tài khoản.
    • Các thông tin “Số giao dịch”, “Ngày giao dịch”, “Người nhập”, “Ngày nhập”, “Người duyệt”, “Ngày duyệt”, “Trạng thái giao dịch” là do hệ thống tự điền hoặc sinh theo quy tắc, anh chị không can thiệp hay sửa đổi được các thông tin này.

Sau khi hoàn thiện thông tin giao dịch, anh chị nhấn nút “Lưu”, hệ thống sẽ lưu lại giao dịch này.

  • Bước 3: Anh chị thực hiện in giao dịch sau khi lưu:

    • Anh chị nhấn vào nút “In giao dịch”, hệ thống sẽ hiển thị chỉ định in. Anh chị có thể lựa chọn in ra máy in để in trực tiếp hoặc in ra màn hình để xem chứng từ trước khi in.

Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2024

  • * Mẫu chứng từ cần ký như sau:
    • Phiếu chi trả lãi

Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2024

  • * Phiếu thoái lãi dự chi

Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2024

  • * Sau khi in ra, anh chị ký vào mục “Kế toán” và chuyển chứng từ cho “Kế toán trưởng” để kiểm tra và ký xác nhận.
    • Tiếp theo trình “Giám đốc” để ký duyệt.

Định khoản

Với nghiệp vụ “Tất toán tiền gửi có kỳ hạn” sẽ phát sinh hạch toán kế toán sau:

  • Trường hợp Tất toán trước hạn:
  • Bút toán 1: Hạch toán gốc
    • Nợ TK 4212 – Tiền gửi có kỳ hạn: Số tiền gốc
    • Có TK 1011, 1012, 4211 – Tiền mặt tại đơn vị; Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ; Tiền gửi thanh toán: Số tiền gốc.
  • Bút toán 2: Hạch toán lãi
    • Nợ TK 4911 – Lãi phải trả bằng đồng Việt Nam: Số tiền lãi dự chi
    • Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi: Chênh lệch số tiền lãi thực trả và lãi dự chi
    • Có TK 1011, 1012, 4211 – Tiền mặt tại đơn vị; Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ; Tiền gửi thanh toán: Số tiền lãi thực trả khách hàng
  • Bút toán 3: Hoàn lãi dự chi đối với số tiền dự chi năm nay
    • Nợ TK 4911 – Lãi phải trả bằng đồng Việt Nam: Số tiền lãi hoàn dự chi năm nay
    • Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi: Số tiền lãi hoàn dự chi năm nay
  • Bút toán 4: Hoàn lãi dự chi đối với số tiền dự chi năm trước
    • Nợ TK 4911 – Lãi phải trả bằng đồng Việt Nam: Số tiền lãi hoàn dự chi năm trước
    • Có TK 79109 – Thu khác: Số tiền hoàn dự chi năm trước
  • Trường hợp Tất toán đúng hạn
  • Bút toán 1: Hạch toán gốc
    • Nợ TK 4212 – Tiền gửi có kỳ hạn: Số tiền gốc
    • Có TK 1011, 1012, 4211 – Tiền mặt tại đơn vị; Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ; Tiền gửi thanh toán: Số tiền gốc.
  • Bút toán 2: Hạch toán lãi
    • Nợ TK 4911 – Lãi phải trả bằng đồng Việt Nam: Số tiền lãi dự chi
    • Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi: Chênh lệch số tiền lãi thực trả và lãi dự chi
    • Có TK 1011, 1012, 4211 – Tiền mặt tại đơn vị; Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ; Tiền gửi thanh toán: Số tiền lãi thực trả khách hàng
  • Nhận lãi đầu kỳ, tất toán trước hạn: Khi sổ tiết kiệm chưa đến hạn khách hàng có nhu cầu tất toán trước hạn thì lãi sẽ được tính lãi suất không kỳ hạn dẫn đến có thể TK 388 – Chi phí chờ phân bổ chưa được phân bổ hết khi đó kế toán hạch toán như sau:
  • Bút toán 1: Hạch toán trả gốc:
    • Nợ TK 4212 – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Số tiền gốc
    • Có TK 1011, 1012, 4211 – Tiền mặt tại đơn vị; Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ; Tiền gửi thanh toán: Số tiền gốc.
  • Bút toán 2: Hạch toán tất toán chi phí lãi chờ phân bổ (Trường hợp đã phân bổ quá số tiền lãi thực tế phải trả đến thời điểm tất toán).
    • Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ: Tổng lãi khách hàng đã nhận – Lãi chờ phân bổ – Lãi tính được đến thời điểm tất toán
    • Có TK 801 – Trả lãi tiền gửi: Tổng lãi khách hàng đã nhận –Lãi chờ phân bổ – Lãi tính được đến thời điểm tất toán.
  • Trường hợp chưa phân bổ đủ số tiền lãi so với lãi tính được đến thời điểm tất toán, kế toán thực hiện bút toán 2 như sau:
    • Có TK 801 – Trả lãi tiền gửi: Lãi tính được đến thời điểm tất toán – (Tổng lãi khách hàng đã nhận –Lãi chờ phân bổ)
    • Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ: Lãi tính được đến thời điểm tất toán – (Tổng lãi khách hàng đã nhận –Lãi chờ phân bổ)
  • Bút toán 3: Hạch toán hoàn trả lãi đã nhận:
    • Nợ TK 1011; 1012 – Tiền mặt tại đơn vị, Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ: Số tiền lãi hoàn trả = Tổng lãi khách hàng đã nhận – Lãi tính được đến thời điểm tất toán
    • Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ: Số tiền lãi hoàn trả = Tổng lãi khách hàng đã nhận – Lãi tính được đến thời điểm tất toán

Các bút toán hạch toán này đã được thể hiện rõ góc trên tay phải các chứng từ. Anh chị lưu ý kiểm tra lại.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách tất toán sổ tiền gửi có kỳ hạn trên phần mềm eFUND. Hi vọng bài viết có thể giúp các anh/chị thực hiện giao dịch tất toán sổ tiền gửi cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất

Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn là gì?

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng.

Rút sổ tiết kiệm trước hạn mất bao lâu?

Khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy, khi rút trước hạn phải thông báo trước tối thiểu 1 ngày, nếu ngân hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì có thể chi trả ngay. Khách hàng rút tiền trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày mở tài khoản tiết kiệm tại quầy sẽ bị thu phí kiểm đếm theo quy định.

Số dư tiền gửi có kỳ hạn là gì?

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền nhàn rỗi khách hàng gửi tại ngân hàng trong thời hạn nhất định. Khi kỳ hạn kết thúc, khách hàng được nhận lại đầy đủ tiền gốc và lãi theo mức lãi suất được thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Đồng thời, khách hàng cũng được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

6 lãi suất áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn chi trả trước hạn là bao nhiêu?

Theo Quyết định 1812/QĐ-NHNN năm 2022, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn là từ 1,0 - 6,5%/ năm tùy thời hạn và tổ chức tín dụng.