Thế nào là nhà nước thành bang, nhà nước đế chế

Trả lời câu hỏi:

1/ Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã?

2/ Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?

3/ Có ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

4/ Dựa vào nội dung của bài và tìm kiếm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về một thành tựu của nền văn minh cổ đại mà em ấn tượng nhất và chia sẻ với bạn.

Trả lời:

1/ Điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã:

Đặc điểm chung:

– Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).

– Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việ trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.

– Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.

– Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.

– Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.

– Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…

2/ Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có sự khác nhau:

Nhà nước thành bang ở Hy Lạp Nhà nước đế chế ở La Mã
Đặc điểm hình thành – Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới danh những quốc gia thành bang (polis) đọc lập về kinh tế, chính trị, lực lượng vũ trang và luật lệ riêng.

– Không có nhu cầu hợp nhất hay sáng lập thành một quốc gia thống nhất

– Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộ chiến tranh xâm lược và bảo vệ lãnh thổ, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác.
Tổ chức nhà nước – Đứng đầu là vua (không nắm toàn bộ quyền hành). Tiêu biểu là tổ chức Nhà nước thành bang A-ten:

– Đại hội nhân dân:

+ Gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên

+ Có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước

– Đại hội nhân dân bầu ra:

+ Hội đồng 500 người

+ Tòa án 6000 người

+ Hội đồng 10 tư lệnh

– Đứng đầu là Hoàng đế

– Đại hội công dân, gồm:

+ Đại hội Xăng tu ri: Là đại hội tổ chức theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp. CÓ quyền hành lớn.

+ Đại hội nhân dân: Mọi công dân La Mã đến tuổi trưởng thành đều được tham gia. Tuy nhiên sự dân chủ này chỉ mang tính hình thức.

– Viện nguyên lão: Là cơ quan quyền lực của nhà nước, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, gồm các quý tộc giàu sang, có thể lực. Cơ quan hành pháp bao gồm 2 hội đồng Hội đồng chấp chính và Hội đồng quan án đều do Đại hội Xăng tu ri bầu ra và hoạt động có nhiệm kỳ.

– Viện giám sát: Do Hội đồng nhân dân bầu ra để bảo vệ quyền lợi cho giới bình dân. Tuy vậy, quyền lực của Viện giám sát rất hạn chế.

→ Thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nền cộng hòa La Mã. Đó là chính thể Cộng hòa quý tộc chủ nô

Hình thức nhà nước Hai hình thức chính thể cộng hòa (cộng hòa quý tộc chủ nô và cộng hòa dân chủ chủ nô) Hình thức cộng hòa quý tộc chủ nô -> chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế (cuối TK II)
Nguồn luật – Các đạo luật do Hội nghị công dân thông qua

– Những tập quán bất thành văn

 – Các quyết định của các hoàng đế La Mã, các quyết định của lực cao nhất (viện nguyên lão), các quyết định của tòa án.

– Các tập quán pháp

– Văn bản pháp luật – là sản phẩm của hoạt động hệ thống hóa pháp luật. → Nguồn luật rất phong phú,

3/ Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ không những do tiếp thu mà còn phát triển, sáng tạo những thành tựu của người phương Đông cổ đại:

  • So với Phương Đông nền văn minh Phương Tây ra đời chậm hơn đến cả thiên niên kỷ. Khi Phương Đông đã gặt hái được những thành tựu rực rỡ của văn minh thì Phương Tây đang đắm chìm trong lạc hậu và dã man. Họ đã tiếp thu những thành tựu văn minh của người phương Đông thông qua người Ả Rập để làm giàu thêm kho tàng tri thức của mình. Những phát minh vĩ đại của người Phương Đông (Trung Quốc) đã được người phương Tây sử dụng một cách hiệu quả cho sự phát triển.
  • Kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in thay vì dùng để in lá bùa, chú… phục vụ cho cúng bái của người Trung Quốc đã được người phương Tây sử dụng phục vụ để in tài liệu phổ biến khoa học và in sách giáo khoa phục vụ cho cho giáo dục nhà trường. Trường học ra đời sớm và giáo dục phát triển là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội Tây Âu vào thời hậu kỳ trung đại và thời cận đại đã bứt phá một cách ngoạn mục để lại phương Đông trì trệ ở đằng sau.

 4/ HS tự làm

Tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức | Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức | Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức; Bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ đại – Kết nối tri thức; Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?

Thế nào là nhà nước thành bang, nhà nước đế chế

Các bài giải cùng bộ sách:

Bài 11 Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á – Kết nối tri thức

Bài 12 Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X) – KNTT

              Fanpage:  PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?; Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?; Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?; Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?; Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?

Câu hỏi 5 trang 47 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin trong mục và sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

Thế nào là nhà nước thành bang, nhà nước đế chế

Lời giải:

- Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:

+ Đứng đầu đế chế là Hoàng đế - nắm trong tay mọi quyền hành, có quyền lực tối cao. Trên lý thuyết, Hoàng đế sẽ do Viện nguyên lão bầu ra; tuy nhiên, trên thực tế, các vị hoàng đế tương lai thường do chính hoàng đế đương nhiệm lựa chọn.

+ Dưới hoàng đế là Viện nguyên lão. Viện nguyên lão gồm khoảng 300 người, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

+ Dưới viện nguyên lão là Đại hội nhân dân gồm các công dân của La Mã. Tuy nhiên, Đại hội nhân dân chỉ là hình thức.

Câu hỏi 4 trang 47 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là gì?

Lời giải:

- Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang Hi Lạp:

+ Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng.

+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.

+ Mô hình thể chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau. Ví dụ: thành bang Xpac-ta theo thể chế Cộng hòa quý tộc; thành bang A-ten theo thể chế dân chủ chủ nô.

- Ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang:

+ Có thể đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực (vì mỗi thành bang là 1 nhà nước).

+ Dù cho mô hình thể chế chính trị của các thành bang có sự khác biết, song về cơ bản, các thành bang đều theo chế độ dân chủ, trong đó: các công dân có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước.