Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng

Có câu nói quen thuộc, hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau. Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại, mỗi gia đình thường luôn bận bịu công việc riêng. Vấn đề xây dựng tình cảm lối xóm, do đó, trở thành một ưu tiên ‘thứ cấp’; thậm chí bị xem nhẹ đi rất nhiều. Vậy, vì sao việc giữ mối giao thiệp – quan hệ ứng xử tốt với nhiều gia đình khác sống gần bạn, lại nên được đề cao? Dưới đây, bài viết xin nêu ra một số lợi ích cụ thể, quan trọng hàng đầu, của việc phát triển và củng cố tình thân với hàng xóm láng giềng.     

Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng

Cẩm nang cuộc sống cho thấy, mối quan hệ gắn bó với láng giềng luôn cần được coi trọng. Hàng xóm láng giềng luôn có thể trở thành người trợ giúp lý tưởng trong một vấn đề thường trực, dễ khiến bạn lo lắng, như an ninh quanh nhà. Họ sẽ là người ‘để mắt’ trông nhà giúp bạn những lúc gia đình bạn đi du lịch, đi nghỉ dài ngày. Nhiều khu phố, khu dân cư đông đúc ngày nay thậm chí có cả những toán dân phòng hay đội trị an do người dân tự mình lập tổ, lên lịch trình hoạt động; với mục đích tuần tra, đảm bảo an ninh hơn cho khu vực sinh sống của họ.

  1. Môi trường kết nối lành mạnh cho trẻ nhỏ:

Củng cố mối quan hệ hàng xóm thân tình, còn là cách để bạn tạo dựng môi trường kết nối lành mạnh, tích cực cho con trẻ. Các bé có thể thoải mái chơi đùa với nhiều trẻ khác cùng trang lứa trong khu phố. Bạn cũng sẽ an tâm hơn về quan hệ bạn bè của con, diễn ra tại khu phố quen thuộc – nơi bạn và nhiều bậc phụ huynh khác cùng sinh sống, và có các thấu hiểu nhất định về gia đình nhau.

Hàng xóm láng giềng còn dễ dàng trở thành những người bạn thân thiết, giúp bạn tìm thêm niềm vui trong cuộc sống. Ở nhiều khu phố hay chung cư, có không ít hoạt động chung thú vị, mang tính chất giao lưu – gặp gỡ giữa các gia đình cùng sinh sống quanh khu vực. Để kết giao, tạo ấn tượng tốt với hàng xóm gần nhà, bạn cũng có thể chủ động tổ chức bữa tiệc, bữa ăn nhỏ ấm cúng. Đây đều là dịp tốt giúp mọi người tìm hiểu nhiều hơn về nhau; thông qua đó tạo nên niềm vui gặp gỡ, chia sẻ.

Bất kể là một quả trứng, bó rau hay chiếc thang, cây búa, xẻng làm vườn,.. bạn luôn có thể nhờ cậy người hàng xóm thân thiện gần nhà những thứ nho nhỏ này. Xây dựng quan hệ láng giềng tích cực, hơn thế nữa, còn mang đến không ít các dạng hỗ trợ thực tiễn, mang tính cấp bách khác liên quan đến sức khỏe hay tài chính.

Một người hàng xóm tốt bụng, trong không ít trường hợp, còn là nhà cố vấn, đưa ra nhiều lời khuyên thiết thực. Chẳng hạn, khi gia đình bạn vừa dọn đến khu vực nhà mới, họ sẽ sẵn sàng tư vấn cho bạn về địa điểm, nơi chốn – giúp bạn đi lại thêm phần thuận tiện, tiết kiệm thời gian. Những người láng giềng lâu năm, thân thiết, còn có thể trở thành người cố vấn tin cậy trong vấn đề như tài chính gia đình, giáo dục con cái,..

Với đời sống hối hả – bộn bề ngày nay, tiêu chí ‘hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau’ lại càng phát huy giá trị quan trọng thiết yếu. Riêng với gia đình và khu vực bạn đang sinh sống thì sao? Tiêu chí cùng lợi ích nào bạn cảm thấy quan trọng nhất, khiến bạn muốn “siết chặt” mối kết giao với những người hàng xóm láng giềng quanh nhà?

Như Ý (Jane) Tổng Hợp

Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng

Đạo đức (Tiết 14)

Đề bài: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG.(Tiết 1)

 Ngàydạy: 24. 11. 2009

I.Mục tiêu:

 -Nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.

 *HS có khả năng phát triển: Biết ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.

 -Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Thẻ màu xanh, đỏ.

 -Hộp thư có câu hỏi.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 3 tiết 14: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Đạo đức (Tiết 14) Đề bài: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG.(Tiết 1) Ngàydạy: 24. 11. 2009 I.Mục tiêu: -Nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. *HS có khả năng phát triển: Biết ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. -Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Đồ dùng dạy học: -Thẻ màu xanh, đỏ. -Hộp thư có câu hỏi. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Bài cũ (3 phút) B.Bài mới HĐ 1 Phân tích truyện (8 phút) HĐ 2 Đặt tên cho tranh (6-8 phút) HĐ 3: Bày tỏ ý kiến (8-10 phút) HĐ 4 Trò chơi: Hộp thư chạy (6 phút) Hướng dẫn thực hành, nhận xét, dặn dò: (3 phút) -Nêu câu hỏi: +Vì sao hs phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường? +Em đã tích cực tham gia việc lớp, việc trường chưa? +Mời một số hs kể những việc đã tham gia? -Nhận xét. -Gt bài, ghi đề bài. -Mục tiêu: Biết được một biểu hiện của quan tâm giúp đỡ hàng xóm. -Tiến hành: -Kể chuyện: “ Chị Thuỷ của em”. -YC lớp thảo luận: +Trong câu chuyện có những nhân vật nào? +Vì sao bé Viên cần sự quan tâm của Thuỷ? +Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui trong nhà? +Vì sao mẹ Viên lại cảm ơn Thuỷ? +Qua câu chuyện trên, em học tập được ở Thuỷ điều gì? +Vì sao chúng ta cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng? -Chốt ý: Hàng xóm , láng giềng là những người sống bên cạnh gia đình chúng ta, vì vậy, chúng ta cần quan tâm giúp đỡ họ khi khó khăn, lúc hoạn nạn. -Giúp đỡ bằng cách nào, đó là công việc gì? Cô và các em cùng làm bài tập 2, trang 23. -Mục tiêu: Nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. *HS có khả năng: Biết ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. -Tiến hành: -Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3,vở bài tập. -Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi và đặt tên cho tranh trong 4 phút. VD: +Tranh 1: Chào hỏi. +Tranh 2: Đá bóng. +Tranh 3: Đưa thư hộ. +Tranh 4: Cất quần áo. -Mời các nhóm báo cáo kq. - Mời đại diện các nhóm lên bảng nêu nội dung tranh, các nhóm khác bổ sung. -Nhận xét. -Hỏi: Dành cho hs có khả năng +Trong 4 tranh trên, nội dung tranh nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng? +Còn tranh 2 thì sao? -Chốt: Đá bóng gây ồn ào, mất trật tự, làm ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng(cất tranh 2). Chào hỏi, đưa thư hộ, cất quần áo là những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Có như thế, tình làng nghĩa xóm mới thêm thân thiết và gắn bó hơn. Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Điều đó thể hiện rất rõ trong những bài ca dao, tục ngữ , ví như bài ca dao trang 25. -Mời 1 hs đọc bài ca dao. -Chuyển ý: Để giúp các em được bày tỏ những suy nghĩ của mình trước những ý kiến có liên quan đến nội dung bài học, chúng ta sang bài tập 3. -Mục tiêu:Hs bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến nội dung bài học. -Tiến hành: -Gọi hs nêu yêu cầu và đọc 4 ý kiến của bài tập 3. -Giải thích ý b: Đèn nhà ai nhà nấy rạng có nghĩa là việc nhà ai nhà ấy biêt -Yêu cầu hs đọc từng ý kiến, nếu tán thành thì đánh dấu +vào ô trống, nếu không tán thành thì đánh dấu – vào ô trống, giải thích vì sao tán thành hoặc không tán thành, còn phân vân thì đánh vào ô trống phân vân. -Cho hs làm bài cá nhân trong 1 phút. -Cho hs bày tỏ ý kiến; nhận xét từng ý. Hỏi:+Trong 4 ý kiến đó, ý kiến nào chưa đúng? Vì sao? -Chốt: Đèn nhà ai nhà nấy rạng đó là suy nghĩ chưa đúng vì chưa thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm, láng giềng. Do đó, để tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó, không những người lớn mà trẻ em cũng cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức, phù hợp với khả năng. -Tổng kêt số câu đúng. -Mục tiêu: Củng cố bài học: -Tiến hành: -Hướng dẫn: Cô có một hộp thư, trong hộp thư có nhiều câu hỏi về nội dung bài học hôm nay, các em vừa hát vừa chuyền tay hộp thư này. Khi bài hát dừng, hộp thư ngừng di chuyển, hộp thư trong tay ai , người đó có quyền mở hộp, đọc và trả lời một trong những câu hỏi trong hộp. Nếu trả lời hay, đúng, sẽ được phép bắt bài hát và tiếp tục di chuyển hộp thư đi, nếu trả lời sai, sẽ bị lớp phạt. -Hs tham gia chơi. -Tổng kết trò chơi. -Dặn hs ghi chép vào số tay những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. -Sưu tầm những bài ca dao. tục bgữ, thơ ca về chủ đề quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. -Nhận xét tiết học. -Dặn hs chuẩn bị bài sau: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 2). -2 hs trả lời. -Một số hs kể. -1 hs nhắc lại. -Lớp nghe. -Phát biểu, lớp nx bổ sung. -Nghe. -1 hs đọc. -Các nhóm đôi thảo luận, xem tranh, đặt tên tranh. -Một số nhóm nêu kq. -Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. -Một vài hs trả lời, lớp nghe và nx. -Nghe. -1 hs đọc. -1 hs đọc yêu cầu. -Nghe. -4 hs đọc nối tiếp 4 ý kiến. -Hs làm bài. -Hs bày tỏ ý kiến bằng thẻ đỏ (tán thành), thẻ xanh (không tán thành) và giải thích lí do. -Trả lời, lớp nx. -Nghe. -Báo cáo số câu đúng. -Hs lắng nghe. -Tham gia chơi. -Nghe.