Trái nghĩa với bình minh là gì

Nhắc tới bình minh bạn nghĩ ngay tới sự khởi đầutươi mới, sáng bừng sức sống từ những tia nắng ban mai. Ngược lại, hoàng hôn gợi chúng ta sự lụi tàn,nhớ tới nỗi buồn man mác xen chút lãng mạn. Chính bởi sự khác biệt trong chuyển độngnày khiến ta lầm tưởng rằng đây là hai hiện tượng chẳng liên quan gì tới nhau. Nhưng xét ở một góc độ thì nắng ban mai hay chiều tà cũng chỉ là hai hình thức của ánh sángmà ra. Hóa ra lại chung nguồn gốc nhỉ. Hôm nay cùng Đậm tổng hợp một số thông tin hay ho về hai thời khắc đặc biệt trong ngày này nhé!

1. Bình minh và hoàng hôn khác nhau như thế nào?

Bình minh hay rạng đôngxảy ra trước khi Mặt Trời mọc. Nó được ghi nhận với sự hiện diện của các tia sáng yếu ớt từ Mặt Trời, trong khi Mặt Trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời.

Bạn đang xem: Bình minh là gì

Hoàng hôn: Hoàng hôn hay còn gọi là chiều tà, nhá nhem, chạng vạng, nhá nhem tối, tối nhọ mặt người… là các cụm từ để chỉ một khoảng thời gian kể từ ngay sau khi Mặt Trời lặn cho tới khi trời tối hẳn (buổi tối). Nó là khái niệm gắn liền với vị trí biểu kiến của Mặt Trời ở phía dưới đường chân trời.

2. Ô nhiễm không khí khiến cho màu của Hoàng Hôn và Bình Minh rực rỡ hơn.

Hiện tượng thường thấy tại thành phố hoặc các khu vực sản xuất. Cảnh thì đẹp thật đấy. Nhưng đó cũng chính là hình ảnh phản ánh việc con người gây ảnh hưởng đến môi trường thế nào. Khói bụi trong không khí càng nhiều, màu hồng, tím, đỏ và cam sẽ càng rực rỡ.

Lỗi lầm cũng có một vẻ đẹp rất riêng.

3. Hoàng hôn và bình minh trên đảo và sa mạc sẽ sống động hơn đất liền

Do ô nhiễm không khí ở hai khu vực này thấp. Ánh sáng mặt trời không bị tán xạ nhiều, vì vậy hiển thị sống động và rõ ràng hơn.

4. Sau cơn mưa trời lại rực rỡ

Mưa bão làm bầu trời sạch sẽ và cuốn đi rất nhiều chất gây ô nhiễm không khí. Do đó, hoàng hôn hay bình minh sau cơn mưa lúc nào cũng tràn đầy sức sống và sống động hơn. Không khí sau mưa cũng rất trong lành và thoáng đãng.

Bắt đầuvào mùa mưa rồi, để ý tận hưởng nha.

5. Thời gian ông Mặt trời lên xuống thay đổi trong suốt cả năm.

Xem thêm: On-Premise Là Gì ? Sự Khác Nhau Giữa On Premise Và Cloud Là Gì

Thời điểm chính xác mặt trời mọc và lặn sẽ thay đổi theo mùa. Ngoài ra để tạo niềm vui cho công việc nên mỗi ngày “ổng” sẽ đi theo các con đường khác nhau trên bầu trời. Đó là lý do vì sao chúng ta có thời gian hoàng hôn và mặt trời mọc khác nhau mỗi ngày.

6. Ánh sáng mặt trời có phải ánh vàng như chúng ta thường thấy?

Mặt trời trong những bức ảnh được chụp trên Trạm Vũ Trụ luôn có màu trắng. Nhưng từ trái đất chúng ta lại thấy màu vàng, vậy chẳng lẽ do các phi hành gia đã dùng filter quá mức?

Không phải đâu, ánh sáng mặt trời khi xuống trái đất sẽ bị phân tán và chia thành nhiều màu sắc như cam, đỏ và vàng. Vì vậy, bình minh sẽ bắt đầu từ màu trắng và xanh lam sau đó chuyển thành sắc thái vàng đẹp vi diệu như bạn thấy thường ngày.

7. Nơi nào đón bình minh đầu tiên trên đất liền tại Việt Nam

Muốn “săn” những tia nắng bình minh trên biển đầu tiên từ đất liền bạn hãy đến Mũi điện (Mũi đại lãnh). Nơi này thuộc địa phận huyện Đông Hòa, cách TP Tuy Hòa khoảng 35 km về phía đông nam. Là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra Biển Đông, mang vẻ đẹp hùng vĩ, Mũi Điện được xem là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam

8 Mũi phía đông đón bình minh đầu tiên trên thế giới.

Một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên trái đất là mũi đất ở New Zealand trên Quận Gisborne thuốc Đảo phía Bắc. Nơi đây chứng kiến ánh nắng bình minh đầu tiên mỗi ngày. Ngoài ra bạn còn có thể ngắm những tia nắng ban mai đầu tiên tại: Núi Hikurangi - môt trong những ngọn núi lửa (không lửa) cao nhất trên Đảo phía Bắc.

9. Mặt trời đỏ vào buổi sáng là 1 báo hiệu xấu

Hoàng hôn màu đỏ cho thấy không khí trong lành và thời tiết ở phía Tây sẽ dễ chịu vào buổi sáng. Còn mặt trời mọc đỏ rực báo hiệu điều kiện thời tiết tốt đã qua đi và một cơn bão có thể đang đến ở phía đông.

10. Mặt trời cũng bị “bay màu” khi lặn

Khi mặt trời bắt đầu lặn, nó bắt đầu mất đi màu xanh lam. Các bước sóng bắt đầu thay đổi thành các sắc thái xanh lục và vàng và cuối cùng là cam và đỏ. Đây là lý do tại sao, vào cuối buổi hoàng hôn, mặt trời trông giống như một quả cầu lửa rực rỡ.

11. Tia chớp lục kì ảo

Mặt trời có thể chuyển về màu xanh lục khi hoàng hôn? Đúng rồi bạn không nghe nhầm đâu. Đó là hiện tượng tia chớp lục. Đây là hiện tượng quang học xảy ra ngay sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh. Chúng ta sẽ thấy một điểm màu xanh lá cây xuất hiện khoảng 1 hoặc 2 giây ngay trên đỉnh của mặt trời, hoặc có thể như một tia sáng màu xanh lá cây phóng lên từ điểm Mặt Trời lặn.

Tia chớp lục là hiện tượng quang học tự nhiên nhưng vì ánh sáng màu xanh ma mị của nó khiến nhiều người nhầm lẫn với các UFO bí ẩn.

Trái nghĩa với bình minh là gì

Tạm hết rồi nha, cảm ơn các bạn đã đọc tới đây, nếu bạn thấy thiếu điều gì đừng ngần ngại nhắn Đậm nghen. Mong các bạn hiểu hơn và bầu trời có sẵn đó từ xưa đến giờ.Hẹn gặp lại các bạn ởtập 2 nha!

Rạng đông hay bình minh (Hán-Việt: phất/phá hiểu, lê minh) hay hừng đông xảy ra trước khi Mặt Trời mọc, là thời điểm lúc bắt đầu chạng vạng buổi sáng.[1] Bình minh ghi nhận sự hiện diện của các tia sáng gián tiếp yếu ớt từ Mặt Trời được tán xạ lên bầu khí quyển của Trái Đất, khi đĩa Mặt Trời vẫn còn nằm ở dưới đường chân trời. Không nên nhầm lẫn rạng đông với thời điểm Mặt Trời mọc, là thời điểm khi rìa phía trên của Mặt Trời xuất hiện ở phía trên đường chân trời.

Trái nghĩa với bình minh là gì

Bình minh cuối mùa hè tại hoang mạc Mojave, California

Trái nghĩa với bình minh là gì

Rạng đông thiên văn trên đảo Bình Châu, Hồng Kông.

Trái nghĩa với bình minh là gì

Rạng đông dân dụng tại Florida.

Rạng đông thiên văn bắt đầu khi Mặt Trời ở vị trí 18 độ phía dưới đường chân trời vào buổi sáng. Chạng vạng thiên văn là khoảng thời gian ngay sau đó, cho đến khi Mặt Trời lên vị trí 12 độ phía dưới đường chân trời.[2] Đây là lúc bầu trời không còn hoàn toàn tối, ở thời điểm này một phần nhỏ của ánh sáng Mặt Trời đã chiếu lên bầu trời và các ngôi sao bắt đầu nhạt dần. Rạng đông thiên văn (astronomical dawn) đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn chạng vạng thiên văn buổi sáng, kéo dài tới khi rạng đông hàng hải.[3]

Rạng đông hàng hải

Chạng vạng hàng hải bắt đầu khi có đủ lượng ánh sáng từ Mặt Trời, khi đó các thủy thủ có thể phân biệt được đường chân trời trên biển, nhưng bầu trời vẫn còn quá tối cho các hoạt động ngoài trời. Chính xác thì nó bắt đầu khi Mặt Trời ở vị trí 12 độ dưới đường chân trời vào buổi sáng sớm. Bầu trời đã đủ sáng để phân biệt rõ ràng với mặt đất và mặt nước. Rạng đông hàng hải (nautical dawn) đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn chạng vạng hàng hải, kéo dài tới khi rạng đông dân dụng.[2]

Rạng đông dân dụng

Chạng vạng dân dụng bắt đầu khi có đủ ánh sáng để phân biệt hầu hết các vật thể và một số hoạt động ngoài trời có thể bắt đầu mà không cần ánh sáng nhân tạo. Chính xác thì nó xảy ra từ thời điểm rạng đông dân dụng (civil dawn), khi mà Mặt Trời ở vị trí 6 độ phía dưới đường chân trời vào buổi sáng sớm.[2]

Nếu bầu trời trong xanh và có thêm một vài đám mây hay mù, có thể xuất hiện các mảng màu sắc đỏ đồng, màu vàng và cam. Một vài ngôi sao và hành tinh sáng nhất, chẳng hạn như Kim tinh và Mộc tinh vẫn có thể được trông thấy bằng mắt thường lúc rạng đông dân dụng. Thời điểm này đánh dấu sự bắt đầu của chạng vạng dân dụng, kéo dài tới lúc Mặt Trời mọc.[3]

 

Rạng đông dân dụng, hàng hải và thiên văn, khi được định nghĩa là thời điểm bắt đầu chạng vạng tương ứng.[4]

Độ dài thời gian diễn ra chạng vạng rạng đông phụ thuộc theo vĩ độ của người quan sát cũng như theo mùa. Trong khu vực xích đạo, chạng vạng chỉ kéo dài trong khoảng 70 phút; trong khi tại các khu vực vùng cực, chạng vạng có thể kéo dài vài giờ.

Xích đạo

Thời gian diễn ra chạng vạng là ngắn nhất tại vùng xích đạo, nơi tại các điểm phân Mặt Trời mọc ở phía Đông (và lặn ở phía Tây) theo một phương vuông góc với đường chân trời. Mỗi pha của chạng vạng (dân dụng, hàng hải và thiên văn) chỉ kéo dài 24 phút. Đối với mọi nơi trên Trái Đất, thời gian chạng vạng là ngắn nhất ở các điểm phân và dài nhất ở các điểm chí.

Vùng cực

 

Rạng đông ở Trạm quan trắc La Silla, Chile[5]

Ban ngày trở nên dài hơn khi càng gần với ngày hạ chí, trong khi ban đêm trở nên dài hơn khi càng gần với ngày đông chí. Điều này có ảnh hưởng tới thời điểm và thời lượng của rạng đông và hoàng hôn. Hiện tượng này rõ ràng nhất ở các vùng gần cực Bắc, nơi mà Mặt Trời mọc vào điểm xuân phân và chỉ lặn vào điểm thu phân, chạng vạng kéo dài rất lâu, khoảng một vài tuần.

Các vòng cực (ở vĩ độ 66°34 Bắc hay Nam) được xác định là các vĩ độ thấp nhất mà Mặt Trời không lặn ở ngày hạ chí. Vì thế, bán kính góc của vòng cực bằng góc giữa mặt phẳng xích đạo của Trái Đất và mặt phẳng hoàng đạo. Thời gian mà Mặt Trời không lặn trở nên dài hơn khi càng gần các cực.

Gần ngày hạ chí, các vĩ độ cao hơn 54°34′, bầu trời đêm không tối hơn chạng vạng hàng hải; ở các vĩ độ cao hơn 60°34, đêm hè không tối hơn chạng vạng thiên văn. "Đêm trắng" càng dài hơn ở các vĩ độ cao hơn.

  • Tôm chạng vạng, cá rạng đông.

  1. ^ “The different types of twilight”. timeanddate.com.
  2. ^ a b c Cục Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ. “Astronomical Terms”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ a b https://www.timeanddate.com/astronomy/dawn.html
  4. ^ Van Flandern, T.; K. Pulkkinen (1980). “Low precision formulae for planetary positions”. Astrophysical Journal Supplement Series. 31 (3): 391. Bibcode:1979ApJS...41..391V. doi:10.1086/190623.
  5. ^ “New Dawn at La Silla”. ESO Picture of the Week. European Southern Observatory. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.

  • Mặt Trời mọc
  • Buổi sáng
  • Mặt Trời lặn
  • Hoàng hôn
  • Chạng vạng
  • Biểu tính toán thời gian rạng đông cho khắp thế giới có thể tìm thấy tại www.gaisma.com/en/

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bình_minh&oldid=67908057”