Thông tin cơ bản để đánh giá ban đầu năm 2024

Việc đánh giá doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn. Vậy đánh giá doanh nghiệp như thế nào là đúng? Dưới đây là 2 cách đánh giá doanh nghiệp đối với nội tại doanh nghiệp và đối với doanh nghiệp bên ngoài mà các nhà quản lý cần biết.

Thông tin cơ bản để đánh giá ban đầu năm 2024

2 cách đánh giá doanh nghiệp gồm nội tại doanh nghiệp và doanh nghiệp bên ngoài

1. Mục đích của việc đánh giá doanh nghiệp

Đánh giá doanh nghiệp là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Giá trị và sức khoẻ của một doanh nghiệp sẽ thể hiện rõ ở các báo cáo đánh giá chủ quan và khách quan.

Mục đích của việc đánh giá một doanh nghiệp là nhằm xác định những giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp đó. Từ những đánh giá đó mà bản thân đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp đối với doanh nghiệp.

Cụ thể:

  • Đối với nội tại doanh nghiệp:
    • Căn cứ chính để định giá doanh nghiệp và giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, nhượng quyền kinh doanh, liên doanh, liên kết… một cách phù hợp.
    • Biết được giá trị và tình hình cụ thể hiện tại của doanh nghiệp mình để có phương pháp quản trị phù hợp và đúng đắn.
  • Đối với việc đánh giá một doanh nghiệp khác: Đánh giá tình hình sức khỏe, năng lực, định giá doanh nghiệp khác phục vụ cho việc:
    • Đánh giá đối tác -> tìm kiếm đối tác tiềm năng; đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp, đầu tư, cho vay để ra quyết định hợp tác, đầu tư đúng đắn.
    • Đánh giá nhà cung cấp -> tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng; đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng có thể gặp phải để có phương án dự phòng.
    • Đánh giá đối thủ cạnh tranh -> hiểu hơn về điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp đối thủ để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thông tin cơ bản để đánh giá ban đầu năm 2024

Mục đích của việc đánh giá một doanh nghiệp là nhằm xác định những giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp đó

2. 2 cách đánh giá doanh nghiệp

Việc đánh giá một doanh nghiệp sẽ theo 2 hướng là đánh giá nội tại doanh nghiệp bạn và đánh giá các doanh nghiệp bên ngoài có ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp bạn.

2.1. Cách đánh giá trong nội tại doanh nghiệp

Khi nhìn vào bên trong một doanh nghiệp, ta sẽ nhìn vào quy mô vốn, doanh thu, khả năng tăng trưởng lợi nhuận hàng năm và lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đối với quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì giá trị sẽ càng cao, có thể có sản phẩm dịch vụ phát triển tốt hơn và dễ dàng tiếp cận vốn hơn.
  • Khả năng sinh lời: Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có giá trị hơn những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ.
  • Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và thị trường: Tốc độ tăng trưởng của công ty bạn cần đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường. Doanh nghiệp bạn nắm bắt được xu hướng của thị trường càng nhanh thì sẽ càng có lợi thế cạnh tranh.
  • Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp: Lợi thế cạnh tranh bền vững giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng và duy trì lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh hoặc hàng nhái trong tương lai.
  • Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai: Thể hiện khả năng phát triển và mang lại lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triển, mở rộng ngành hàng kinh doanh trong tương lai cũng như tiềm năng phát triển của ngành cao thì giá trị doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Thông tin cơ bản để đánh giá ban đầu năm 2024

Cách đánh giá doanh nghiệp nội tại dựa trên quy mô, khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp
  • 4 cách đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp
  • 5 điều cần biết khi đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

2.2. Cách đánh giá doanh nghiệp bên ngoài với báo cáo của CRIF D&B Việt Nam

Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là điều thiết yếu. Trong khi việc đánh giá nội tại doanh nghiệp đã có các báo cáo nội bộ thì bước đầu tiên trong cách đánh giá một doanh nghiệp bất kỳ thì bạn cần có các thông tin giá trị về doanh nghiệp đó.

CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh với các báo cáo hữu tích. Báo cáo của chung tôi cung cấp các thông tin giá trị về một doanh nghiệp, hỗ trợ bạn ra các quyết định kinh doanh đúng đắn nhất.

Thông tin cơ bản để đánh giá ban đầu năm 2024

Giải pháp quản lý rủi ro của CRIF D&B Việt Nam

Cách đánh giá doanh nghiệp bên ngoài với các báo cáo của CRIF D&B Việt Nam là thông qua các thông tin được cung cấp, đánh giá doanh nghiệp đó trên nhiều khía cạnh như tài chính (năng lực, khả năng thanh toán, thanh khoản, trả nợ...), văn hóa, lịch sử, rủi ro...

2 báo cáo quan trọng của chúng tôi là BIR và SIR:

  • BIR: Báo cáo thông tin doanh nghiệp, chuyên cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về một doanh nghiệp được yêu cầu giúp hỗ trợ ra quyết định tín dụng, kinh doanh hiệu quả. Các thông tin BIR cung cấp gồm có:
    • Đánh giá toàn diện rủi ro các mối quan hệ quốc tế mới và hiện có.
    • Xác minh sự tồn tại, quy mô và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Đánh giá lý lịch chủ sở hữu, các nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp.
    • Xem xét báo cáo tài chính, đánh giá tình hình tài chính và xu hướng khả năng thanh toán.
    • Xếp hạng D&B (gồm thông tin về điểm mạnh về tài chính và hệ số rủi ro) dựa trên mô hình thống kê nâng cao, giúp phân tích, phân loại doanh nghiệp dựa trên rủi ro của họ.
  • SIR: Báo cáo thông tin nhà cung cấp, đánh giá các nhà cung cấp một cách hệ thống thông qua sử dụng các phân tích nâng cao, biến dữ liệu thành thông tin hữu ích, giúp đưa ra quyết định cho doanh nghiệp một cách thông minh, chính xác. SIR gồm có:
    • BIR.
    • Chỉ số đánh giá nhà cung cấp SEI.

Ngoài việc đánh giá nhà cung cấp với SIR, giải pháp quản lý cung ứng của chúng tôi còn có quy trình tuân thủ của nhà cung cấp, giúp doanh nghiệp bạn quản trị rủi ro chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.

Thông tin cơ bản để đánh giá ban đầu năm 2024

CRIF D&B Việt Nam chuyên cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh

Hy vọng với 2 cách đánh giá doanh nghiệp được chia sẻ trên đây, các nhà quản lý, chủ đầu tư đã biết đánh giá doanh nghiệp như thế nào cho chính xác. Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau: