Thư từ giao dịch thương mại là gì

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.

Thư từ giao dịch thương mại là gì

Gdańsk, Ba Lan.

Thư từ giao dịch thương mại là gì

Intérêts des nations de l'Europe, dévélopés relativement au commerce, 1766

Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng (barter), trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm.

Vì thế tiền được hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Nếu như trước kia tiền thường được liên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị ví dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát.

Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực. "Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ."

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thương_mại&oldid=67136769”

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm hoạt động thương mại
  • + Theo nghĩa rộng
  • + Theo nghĩa hẹp
  • 2. Đặc điểm của hoạt động thương mại
  • 3. Điều kiện của hoạt động thương mại là gì ?

1. Khái niệm hoạt động thương mại

+ Theo nghĩa rộng

Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi“ (K2 Đ4 Luật Doanh nghiệp 2005). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2005 Luật Kinh doanh bất động sản , Luật Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác.

+ Theo nghĩa hẹp

Theo Luật thương mại , “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“ (K1 Đ3 Luật thương mại).

Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.

Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

>> Xem thêm: Hoạt động thương mại là gì ? Khái niệm về hoạt động thương mại

– Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (K8 Đ3 Luật thương mại)

Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3 Luật thương mại)

Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.

Hoạt động thương mại là hoạt động do thương nhân thực hiện nhằm mục đích sinh lợi.

Hoạt động thương mại theo nghĩa rộng được hiểu là hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng nhiều luật khác nhau như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản, Luật chứng khoán…

Theo nghĩa hẹp: Khoản 1 điều 3 Luật thương mại quy định “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Theo đó, có hai lĩnh vực chủ yếu là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

+ Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận

+ Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Theo quy định của Luật thương mại năm 1997, hoạt động thương nhân được thực hiện là thông qua các hành vi thương mại và chỉ gói gọn trong 14 hành vi thương mại (Xf. Hành vi thương mại). Đến khi Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 được ban hành thì hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ bao gồm những hành vi mua bán hàng hoá và dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hoá (14 hành vi) mà còn bao gồm nhiều hành vi khác như đầu tư, xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khai thác, vận chuyển... Tuy nhiên, ngày 14.6.2005, tại kì họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật thương mại mới, thay thế Luật thương mại năm 1997. Theo đó, hoạt động thương mại không chỉ đơn thuần việc thực hiện 14 hành vi thương mại của thương nhân như quy định của Luật thương mại năm 1997 mà hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hướng dẫn khác nhằm mục đích sinh lợi.

>> Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế

2. Đặc điểm của hoạt động thương mại

– Chủ thể: Các thương nhân, trong hoạt động thương mại sẽ có ít nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp.

Theo quy định tại điều 6 Luật thương mại năm 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

– Mục đích của hoạt động thương mại là lợi nhuận.

– Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Bên cạnh đó, có các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại.

Căn cứ theo khái niệm về “hoạt động thương mại” được quy định tại khoản 1 Điêù 3 Luật Thương mại năm 2005, có thể xác định “hoạt động thương mại” có những đặc điểm chính sau đây:

Một là, trong các chủ thể tham gia trong hoạt động thương mại thì có ít nhất một trong các bên được xác định là thương nhân.

Thương nhân, là khái niệm dùng để chỉ những chủ thể thực hiện hoạt động thương mại gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân họat động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong đó, tổ chức kinh tế được hiểu là những tổ chức mà được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận, thường được thể hiện thông các hình thái như doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…

Việc khẳng định một trong các bên thực hiện hoạt động thương mại là thương nhân là bởi, thương nhân là chủ thể được quyền hoạt động thương mại dưới tất cả những hình thức, phương thức mà pháp luật không cấm, trên các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quy định tại Điều 1, và Điều 2 Luật thương mại năm 2005 có quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng thì có xác định là áp dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại khác mà không được xác định là thương nhân. Ngoài ra, trong quy định của Luật thương mại năm 2005 quy đinh về một trong các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại cũng xác định về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại. Do vậy, có thể khẳng định một bên trong hoạt động thương mại được xác định là thương nhân.

Bên còn lại trong hoạt động thương mại có thể được xác định là thương nhân, nhưng cũng có thể được xác định không phải là thương nhân như cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh được điều chỉnh bởi Nghị định 39/2007/NĐ-CP, ví dụ như người buôn bán vặt, buôn bán quà vặt, buôn chuyến…

>> Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại?

Hai là, mục đích của các bên khi thực hiện hoạt động thương mại đều là nhằm mục đích lợi nhuận.

Cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác, các chủ thể thực hiện hoạt động thương mại dù dưới hình thức nào, là mua bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, thậm chí thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức hoạt động khuyến mại, quảng cáo thì đều nhằm mục đích tạo ra điều kiện cũng như khả năng trao đổi hàng hoá, giao lưu thương mại, đảm bảo việc tạo ra một nguồn thu nhập, một khoản tiền lợi nhuận từ những hoạt động này.

Ba là, hoạt động thương mại được thể hiện dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau, nhưng được xác định chủ yếu thông qua hai nhóm hoạt động: Mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

Bốn là, Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại được phép thực hiện kinh doanh tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật.

Năm là, phạm vi thực hiện hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn được thực hiện ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong phạm vi khu vực và thế giới, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh tế. Thông qua đó khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Như vậy, hoạt động thương mại là một trong những phạm trù đặc thù của quan hệ kinh doanh thương mại, là cơ sở để phát triển nền kinh tế nội tại cũ của quốc gia cũng như sự giao thương, củng cố vị thế quốc gia trên thương trường quốc tế. Đồng thời, qua việc thực hiện các hoạt động thương mại còn cho thấy vai trò của thương nhân, nhà đầu tư, cũng như các cá nhân, tổ chức khác có trong việc đóng góp xây dựng và phát triển nền kinh tế.

3. Điều kiện của hoạt động thương mại là gì ?

Một hoạt động được gọi là hoạt động thương mại khi thoả mãn những điều kiện sau:

Hoạt động do thương nhân thực hiện; hoạt động phải trong khuôn khổ hướng dẫn của thương nhân, hoạt động được thực hiện phải có mục đích là nhằm sinh lời.

>> Xem thêm: Hoạt động thương mại điện tử là gì ? Đặc điểm, phân loại hoạt động thương mại điện tử

Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 hoạt động thương mại gồm: hoạt động mua tên hàng hoá; hoạt động cung ứng dịch vụ; hoạt động xúc tiến thương mại (hoạt động khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại); các hướng dẫn trung gian thương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lí thương mại), một số hướng dẫn thương mại cụ thể khác (gia công thương mại; đấu giá hàng hoá; đấu thầu hàng hoá, dịch vụ; dịch vụ logistics - nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá; quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hoá; dịch vụ giám định hàng hoá và kết quả cung ứng dịch vụ: cho thuê hàng hoá; nhượng quyền thương mại).

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực thương mại, hoạt động thương mại vui lòng liên hệ: Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)