Tiền 500 đồng sản xuất năm bao nhiêu?

Mỗi lần rút tiền, cây ATM trước cửa công ty tôi luôn nhả hai tờ 500 nghìn đồng. Lần nào cũng chính xác như vậy. Hiếm lắm mới thấy những tờ có mệnh giá dưới 500 nghìn đồng kèm theo.

Vậy mà chiếc ví của tôi nhìn rất dày cộm. Cuối tuần rồi tôi dọn dẹp lại ví, bỏ bớt xấp danh thiếp, hoá đơn ăn uống... Lẫn trong xấp đó là tờ 500 đồng.

Tôi nhớ lại, tờ tiền này được một cửa hàng thối lại hồi cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm ngoái. Vậy là tờ 500 đồng đã nằm yên trong ví của tôi suốt thời gian gần nửa năm.

>> 'Lì xì lấy lộc nhưng mừng 50 nghìn là keo kiệt'

Sở dĩ tôi ấn tượng như vậy là lúc đó thành phố vừa quay lại trạng thái bình thường mới. Sau một thời gian ở nhà vì giãn cách tôi mới có dịp được tiêu tiền.

Tôi nói với vợ: Cũng may là tờ 500 đồng nên mới ở yên trong ví được gần nửa năm. Nếu đó là tờ 500 đồng đi kèm ba con số không nữa thì chắc bây giờ đã chuyền tay qua hàng trăm lượt người nữa mất rồi.

Thật sự, bây giờ tôi ít khi tiêu đến tờ 500 đồng. Cô tạp hoá đầu ngõ nhà tôi từ lâu đã tăng lượng nước đá bán lẻ tối thiểu từ 1.000 đồng lên 2.000. Cô bảo bán 1.000 đồng đá chẳng bù được tiền bao nylon.

Nếu như vào tầm 20 năm trước, vật giá bán lẻ đều còn ở mức 500, 1.000 hoặc tôi sẽ chờ đủ từ bốn đến mười tờ 500 đồng để hợp thành một tệp 2.000 hoặc 5.000 để mua xôi, bánh mì. Còn bây giờ, chờ mãi cũng không gom đủ.

Bởi thế, nên trong câu chuyện người đổ xăng chờ thối 500 đồng có nhiều vấn đề đáng mổ xẻ, phân tích. Mặt đáng lưu ý nhất theo tôi đó là thái độ với tiền lẻ, cần một sự tôn trọng nhất định.

Những tờ 500, 1000 dù lẻ nhưng vẫn nằm trong hệ thống tiền tệ hợp pháp. Hơn nữa, theo một thông tin từ ngân hàng, chi phí để in ấn và phát hành những đồng tiền mệnh giá nhỏ cao gấp nhiều lần mệnh giá. Cụ thể, để in và phát hành một tờ 500 đồng, chi phí phải bỏ ra sẽ gấp 3 lần, tương đương với 1.500 đồng. Đây là thông tin được nêu ra năm 2013, tôi không rõ thời điểm này thì chi phí là bao nhiêu.

>> 'Xấu hổ vì mừng cưới 200 nghìn đồng'

Nhiều người bảo ngoài cái tội lẻ, những tờ 500, 1.000 đồng bây giờ hiếm và khó kiếm để thối cho khách. Bạn bè tôi buôn bán cũng thường niêm yết giá sao cho chẵn để chẳng phải thối lại tiền lẻ.

Đây quả thực là một điều đáng lưu tâm. Bởi ở những nước khác, những đồng tiền mệnh giá nhỏ vẫn được người dân sử dụng. Những đồng xu 1 cent (Mỹ), 1 tệ ( Trung Quốc còn có tiền hào, xu), 1 yên (Nhật) vẫn được lưu thông bình thường. Chẳng thấy họ phàn nàn hay chê những đồng này nhỏ lẻ cả.

Trong khi nhiều người quan tâm tài chính, đầu tư bitcoin, chứng khoán tiền bạc trăm triệu, bạc tỷ này nọ và chỉ trích giới trẻ tiêu xài phung phí, không suy tính nhưng lại thờ ơ với tiền lẻ. Đó là một nghịch lý trong tư duy mà nhiều người không nhận ra.

Không tích tiểu thì sao thành đại, không có cái nhỏ thì làm sao có lớn? Bây giờ tôi vẫn còn nghĩ, không biết khi nào mới có dịp tiêu tờ 500 đồng đang nằm trong ví.

Khi tiêu tiền, đã có lúc nào các bạn tò mò và thắc mắc về nguồn gốc, ý nghĩa và lịch sử ra đời của những tờ tiền mà chúng ta đang sử dụng chưa? Sự ra đời của những đồng tiền đã tạo ra những bước ngoặt lịch sử và có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại. Ngày hôm nay, ở bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem tiền mệnh giá 500 nghìn ra đời vào năm nào nhé!

1. Tiền mệnh giá 500 nghìn ra đời năm nào ?

Tiền 500 đồng sản xuất năm bao nhiêu?

(Hình ảnh tờ tiền mệnh giá 500 nghìn)

Tiền mệnh giá 500 nghìn được phát hành cùng lúc với tiền mệnh giá 50 nghìn vào ngày 17/12/2003, đây là hai loại tiền Polymer đầu tiên được phát hành trên thị trường. 

Hiện nay, tờ tiền mệnh giá 500 nghìn cũng là loại tiền mệnh giá cao nhất Việt Nam. Nó có màu xanh lơ tím thẫm, kích thước là 152x65mm, mặt trước in hình chủ tịch Hồ Chí Minh, mặt sau chính là nơi sinh của Người - Kim Liên, Nghệ An.  

2. Năm ra đời và các mốc thời gian phát hành tiền Polymer ở Việt Nam

Tiền Polymer là loại tiền chính thức được sử dụng tại Việt Nam hiện nay. Các loại tiền này trước đây được lưu hành song song với loại tiền giấy làm bằng cotton, nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ngừng in loại tiền giấy làm bằng cotton khác kể từ khi sản xuất loại tiền mới bằng vật liệu polymer này. Và từ ngày 17/12/2003 đến ngày 30/08/2006 Việt Nam đã lần lượt phát hành sáu loại tiền polymer.

Tiền 500 đồng sản xuất năm bao nhiêu?

(Hình ảnh những tờ tiền Polymer Việt Nam)

  • Đầu tiên, hai loại tiền mới polymer lần đầu được phát hành trên thị trường vào ngày 17 tháng 12 năm 2003 là loại tiền có mệnh giá 50 nghìn đồng và loại có mệnh giá lớn nhất từ trước cho tới lúc phát hành là loại tiền polymer mệnh giá 500 nghìn đồng. Trong số tiền được phát hành có hai mươi triệu tờ 50 nghìn đồng do một công ty của Úc in.

  • Tiếp theo đó, vào ngày 5 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 841 cho phép phát hành đồng tiền mới mang mệnh giá 100 nghìn đồng, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thông báo việc phát hành đồng tiền mới trước 10 đến 15 ngày trước khi đồng tiền đi vào lưu thông. 

  • Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy đã tuyên bố rằng kể từ 01 tháng 9 năm 2004 sẽ đưa vào lưu thông tiền mang mệnh giá 100 nghìn đồng mới, được in trên giấy polymer, nhằm mục đích nâng cao khả năng chống giả của đồng tiền. Song ông không cho biết số lượng tiền được phát hành.

  • Vào ngày 15 tháng 8 năm 2005 Ngân hàng nhà nước thông báo phát hành tiền polymer mang mệnh giá 10 nghìn đồng.

  • Ngày 3 tháng 5 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra công bố chính thức về việc đưa vào lưu thông loại tiền polymer mang mệnh giá 20 nghìn đồng, và sẽ được phát hành vào ngày 17 tháng 5 năm 2006. Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa tiền polymer loại mang mệnh giá 20 nghìn đồng vào lưu thông, tiền 20 nghìn đồng bằng giấy cotton vẫn có giá trị lưu hành.

Ở nước ta đồng tiền polymer được phát hành muộn nhất là tiền polymer mang mệnh giá 200 nghìn đồng, được phát hành ngày 30 tháng 8 năm 2006.

Trên đây là toàn bộ những nội dung bổ ích và thú vị của bài viết tiền mệnh giá 500 nghìn ra đời vào năm nào. Ở bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử ra đời của những đồng tiền Polymer - phương tiện thanh toán không thể thiếu. Tuy rằng tiền rất quan trọng và cần thiết, chúng ta cũng không nên bị đồng tiền chi phối và trở thành nô lệ của chúng.