Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 29, SGK.

2. Bài tập 2, trang 29, SGK.

3. Bài tập 3, trang 29, SGK.

4*. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó.

   Từ đêm hôm bị bắt đến nay, [...] không lúc nào anh thôi nghĩ đến vợ con, [...] Vợ anh. Người vợ trẻ tuổi ấy mới làm bạn với anh được ngót hai năm.

(Ngọc Hoàn)

5. Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt ? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì ?

   Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

(Trần Cư)

6. Đọc đoạn văn sau đây :

   Ra hai đứa trẻ ranh biết rằng tôi đã ra kề cửa tổ, nên chúng xiên lưỡi dao chắn lối sau lưng tôi. Thằng thì làm việc, thằng thì ngồi gõ cái ống bơ, mồm kêu thòm thòm, giả cách làm trống ngũ liên. Chúng làm như chúng đi bắt cướp. Bí quá, tôi đành liều, nhảy choàng ra ngay.

-  Anh em ơi ! Dế cụ ! Dế cụ !

-  Ha ! Ha ! Đại tướng dế! Bắt được dế đại tướng quân.

-  Nó to đến bằng bốn con ve sầu.

-  Dế cụ mà lị.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

   a)    Hãy tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên.

   b)    Hãy cho biết tác dụng của những câu đặc biệt đó.

7. Theo em, vì sao câu Bắt được dế đại tướng quân không phải là câu đặc biệt ?

Gợi ý làm bài

1.  Để giải được bài tập này, HS cần có kiến thức cả về câu đặc biệt lẫn câu rút gọn, đặc biệt là phải hiểu được sự khác nhau giữa chúng.

   Về hình thức, câu đặc biệt là loại câu không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, còn câu rút gọn được cấu tạo theo mô hình này, nhưng chủ ngữ, vị ngữ, hoặc đôi khi cả hai đã bị lược bỏ vì mục đích nhất định (xem Ghi nhớ, trang 15, SGK).

   Về mặt tác dụng, câu đặc biệt và câu rút gọn có những tác dụng riêng (xem Ghi nhớ, trang 29, SGK).

   Áp dụng những hiểu biết trên đây để phân tích các ví dụ đã cho, ta sẽ thấy, chẳng hạn trong đoạn a, không có câu đặc biệt mà chỉ có một số câu rút gọn (ví dụ : Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy, ...) ; ngược lại, ở đoạn b chỉ có câu đặc biệt mà không có câu rút gọn (ví dụ : Ba giây..., Lâu quá !).

2.  Về tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn, HS cần xem lại phần Ghi nhớ trong SGK.

3.  Bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của HS. Các em có thể mở đầu đoạn văn bằng một câu đặc biệt có tác dụng giới thiệu địa điểm hoặc thời gian của cảnh vật được miêu tả.

4*. Những gợi ý sau đây có thể giúp các em giải đúng bài tập này :

-  Trong đoạn trích đã cho, có một câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

-  Cần đối chiếu với bốn tác dụng của câu đặc biệt đã được giới thiệu ở SGK (xem Ghi nhớ, trang 29), để biết câu đặc biệt mà em tìm được có tác dụng gì.

5. Trong đoạn đã dẫn, có hai câu đặc biệt, được dùng để liệt kê các hiện tượng gắn với hành trình của chiếc xe.

a) Để tìm câu đặc biệt trong đoạn trích, HS cần ghi nhớ : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

b) Có thể lập bảng như ở trang 28, SGK để thấy được tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn, ví dụ :

6.  Câu đặc biệt và câu rút gọn nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau : Chúng đều không có đầy đủ hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ.

   Tuy nhiên, về bản chất chúng khác nhau : Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, còn câu rút gọn là câu được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ nhưng một thành phần đã được rút gọn. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được thành phần đã được rút gọn đó.

7.  Câu “Bắt được dế đại tướng quân” là câu đã được rút gọn thành phần chủ ngữ. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được chủ ngữ đã rút gọn ấy, chẳng hạn :

   “Chúng mình bắt được dế đại tướng quân.”

Sachbaitap.com

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
  • Câu đặc biệt thường được cấu tạo bởi những từ riêng lẻ hoặc cụm từ chính phụ mà không có kết cấu chủ - vị.

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì
  - Mưa!

                           - Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. 

                                                                                                                               (Nguyễn Trí Huân)

Tác dụng của câu đặc biệt [edit]

  • Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn: thường gặp trong văn miêu tả, kể chuyện. Câu đặc biệt được dùng để xác định thời gian, nơi chốn,... như là bối cảnh cho những sự việc được trình bày tiếp theo. Cách sử dụng câu đặc biệt như vậy có hiệu quả tu từ là đưa người đọc thẳng vào bối cảnh của sự việc, câu chuyện.

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì
"30 - 07 - 1950. Chân đèo Mã Phục" (Nam Cao)

  • Liệt kê; thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng: Kiểu câu này thường gặp trong văn miêu tả, kể chuyện.
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì
"Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay" (Nguyễn Công Hoan)
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì
 "Cháy nhà!"
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì
"Có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi." (Khánh Hoài)
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì
"Trong rừng hoa cỏ may ấy ngụ những xóm chuồn chuồn." (Tô Hoài)
  • Bộc lộ cảm xúc, trạng thái tâm lí: Người nói bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình đối với hiện thực, đối với một ý nghĩ vừa nảy ra hay phản ứng đối với câu nói của người khác. Trong trường hợp này, câu đặc biệt thường chứa các thán từ hoặc các từ đánh giá mang tính biểu cảm như: quá, lắm ...

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì
"Sao mà lâu thế!"

  • Gọi đáp: Người nói hướng đến người nghe, kêu gọi sự chú ý của người nghe. Trong trường hợp này, câu đặc biệt thường có:

        - Từ hô gọi: đại từ nhân xưng, tên riêng, tên chức vụ,...

        - Từ tình thái: ạ, ơi, nhỉ, này, à, hỡi, ới,...

Trong một số trường hợp, trật tự từ hô gọi và từ tình thái có thể thay đổi: ông ơi / ơi ông; hỡi anh em / anh em hỡi,...

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì
"Bác ơi!"

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn [edit]

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

Giống nhau

Có cấu tạo gồm một từ hoặc một cụm từ

Khác nhau

Câu rút gọn là câu đơn hai thành phần, được tạo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định được từ hoặc cụm từ của câu rút gọn giữ vai trò ngữ pháp làm thành phần nào, qua đó có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần.

Câu đặc biệt không được tạo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu. Không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó giữ vai trò ngữ pháp làm thành phần nào.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên tác dụng của câu đặc biệt đó là gì

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế