Toàn văn chỉ thị 46 của bộ chính trị

Ngày 16/6/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”. Đồng chí Dương Văn An - Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị.

Toàn văn chỉ thị 46 của bộ chính trị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Trong 10 năm qua, Đảng bộ tỉnh đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW đạt kết quả tích cực. Tập trung triển khai thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên về sự nguy hại của những sản phẩm văn hóa xấu, tiêu cực, đi ngược lại đạo đức, văn hóa, con người Việt Nam; đã phát huy vai trò của từng gia đình, thôn xóm, khu dân cư trong việc bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vai trò của hệ thống chính trị trong việc chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội được phát huy. Hoạt động sáng tác văn học - nghệ thuật được triển khai phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân.

Thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa độc hại; xem đây là một trong những nội dung trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, địa phương, đơn vị. Xây dựng nền tảng đạo đức xã hội hình thành con người Bình Thuận có đạo đức, văn hóa, văn minh, tiến bộ; ngăn chặn sự tha hóa, suy thoái về đạo đức, suy thoái về lối sống của một bộ phận nhân dân hiện nay. Tập trung thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh”; phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa", "Thôn, khu phố văn hoá", "Cơ quan có nếp sống văn minh". Tăng cường đấu tranh phản bác những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch. Khuyến khích đoàn viên, hội viên, công nhân lao động xem, nghe, đọc các ấn phẩm văn hóa có tác dụng giáo dục; Tỉnh Đoàn Thanh niên phát động phong trào đọc sách trong đoàn viên, đội viên; phong trào “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”. Quan tâm đầu tư, xây dựng mới các thiết chế văn hóa, xây dựng phong trào văn hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.

Chỉ thị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh

Ngày cập nhật 15/12/2021

Ngày 06 tháng 12 năm 2021, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và chủ động hơn trong công tác phòng, chống tội phạm, góp phần xây dựng “xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Kết luận 13-KL/TW, ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (Kết luận 13); trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm. Thường xuyên quán triệt thực hiện các nội dung của Kết luận 13 gắn với các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm như: Kết luận 44-KL/TW, ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận 15-KL/TW, ngày 30/9/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị 31-CT/TU, ngày 07/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 05/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia… Gắn kết chặt chẽ giữa phòng, chống tội phạm với thực hiện mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid -19.

2. Cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tội phạm; huy động các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội.

Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền để xảy ra tình hình tội phạm phức tạp, kéo dài ở địa phương, đơn vị do mình phụ trách, quản lý; trách nhiệm liên đới đối với lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để người thân trong gia đình, cấp dưới vi phạm pháp luật theo Quy định 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

3. Tập trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, an dân; có giải pháp cụ thể ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; các vấn đề xã hội trong và sau dịch là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm (việc làm, thu nhập, dịch chuyển dân cư và người lao động…); các mâu thuẫn, xung đột xã hội, nhất là liên quan đến đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động; không để phát sinh vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.

Đặc biệt coi trọng phòng ngừa tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội nhằm giảm bền vững các loại tội phạm và tỷ lệ phạm tội lần đầu; lấy chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính; lấy cơ sở là địa bàn tập trung các biện pháp phòng, chống tội phạm; rà soát, tham mưu các giải pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, không để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là trong thực hiện chủ trương, chính sách đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh để trục lợi, vi phạm pháp luật. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân tham gia phòng, chống tội phạm. Thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” trong công tác phòng, chống tội phạm gắn với phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường phối hợp quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội hoặc tái phạm tội, như người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, số mới tha tù…

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm; xây dựng thế trận toàn dân, huy động sức mạnh của nhân dân trong phòng, chống tội phạm. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chú trọng ứng dụng các trang mạng xã hội (Zalo, facebook…), Huế-S trong công tác tuyên truyền, phản ánh khách quan, toàn diện công tác phòng, chống tội phạm. Kết hợp giữa tuyên truyền và đấu tranh mạnh mẽ, phản bác quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về công tác phòng, chống tội phạm.

Duy trì, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm hoạt động hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tự nguyện, tự giác tham gia. Tập trung xây dựng, nhân rộng phường “điển hình về trật tự đô thị”, xã điển hình về “phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, chuyển hóa địa bàn phức tạp về ma túy, trật tự xã hội; phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ gia đình đến cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, nhất là địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự xã hội.

5. Triển khai có hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội nhất là trong và sau dịch Covid-19, tạo môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh. Tích cực trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh; tội phạm ma túy; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng; tội phạm liên quan đến tín dụng đen, kinh doanh theo phương thức đa cấp, thương mại điện tử, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; tội phạm về môi trường; tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người… Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi phạm tội, nhất là tố cáo hành vi tham nhũng theo quy định.

Tập trung chỉ đạo đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt theo đúng quan điểm của Ban Bí thư tại Kết luận 05-KL/TW, ngày 03/6/2021: “Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử”. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.

6. Tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm. Chú trọng thực hiện có hiệu quả hợp tác phòng, chống ma túy với các tỉnh Salavan, Sê Kông của Lào, ngăn chặn từ sớm, từ xa nguồn cung ma túy, kiên quyết không để ma túy thẩm lậu qua tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh.

7. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân. Quan tâm bố trí nguồn lực, xây dựng lực lượng công an cơ sở vững mạnh, nhất là công an xã, thị trấn để kịp thời giải quyết từ đầu, từ sớm các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự nảy sinh tại cơ sở.

8. Đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp gắn với công tác cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin. Chú trọng kết nối, khai thác ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân với các cơ sở dữ liệu lớn, dữ liệu chuyên ngành, phục vụ công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và phòng, chống tội phạm, xem đây là giải pháp đột phá góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội, phát triển kinh tế, phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống tội phạm.

9. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, kiểm tra, giám sát phòng ngừa sai phạm tiêu cực; thường xuyên nắm bắt tư tưởng, dư luận liên quan cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.

Có chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách trong công tác phòng, chống tội phạm, luôn nỗ lực hành động vì mục đích chung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận 14-KL/TW, ngày 22/9/2021. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng theo quy định của Đảng, Nhà nước đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và nghiêm túc xử lý đối với các tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống tội phạm./.