Tôn giáo cổ xưa nhất của ấn độ là gì

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của Ấn Độ là?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Đạo Bà La Môn , Ấn Độ giáo - Hin - đu giáo là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của Ấn Độ là?

A. Kinh Vê – đa

B. Kinh Dịch

C. Kinh Phật

D. Cả 3 đều sai

Trả lời:

Đáp án đúng A. Kinh Vê - đa.

Bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của Ấn độ là Kinh Vê - đa.

Giải thích:

Bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của Ấn Độ là Kinh Vê – đa, Kinh Vê - đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin - đu – một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay, gắn liền với đạo Hin - đu, nền văn học Hin - đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v…

Kiến thức tham khảo về Đạo Bà La Môn , Ấn Độ giáo-Hin-đu giáo

1. Đạo Bà - La - Môn (Ấn Độ giáo, đạo Hindu)

- Vệ - Đà giáo (Vedism)

- Bà - La - Môn giáo (Brahmanism)

- Ấn Độ giáo (Hinduism)

- Bà - La - Môn là tiếng phiên âm từ tiếng Phạn: Brahma.

- Đạo Bà - La - Môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca.

- Đạo Bà - La - Môn bắt nguồn từ Vệ - Đà giáo (cũng phiên âm là Phệ - Đà giáo) ở Ấn Độ, một tôn giáo cổ nhất của loài người.

- Đạo Bà - La - Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì biến thành Ấn Độ giáo.

- Những công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á  như: Konarac, Kharujaho, Mahabalipuram, Angkor Watt, Loro Jong Grang, Tháp Chàm ở Việt Nam và nhiều tác phẩm triết học lớn của Ấn Độ như Ramayana, Mahabharata, đều ra đời trên nền tảng của Đạo Bà - La - Môn.

2. Hindu là đạo gì?

- Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

3. Đạo Hindu thờ ai?

- Đạo Hindu ở Ấn Độ tôn thờ chủ yếu 4 vị thần Brama, Siva, Visnu và Inđra đây là tôn giao bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn đó là những lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi, cùng với Phật giáo, Ấn Độ giáo (hay Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển.

Tôn giáo cổ xưa nhất của ấn độ là gì

4. Những điều cấm kỵ của đạo hindu

- Không đưa hoặc nhận đồ bằng tay trái

+ Ở Ấn Độ, tay trái được coi là… không sạch sẽ vì nó thường chỉ được sử dụng để thực hiện những việc như: làm sạch sau khi đi vệ sinh, cởi và đi giày dép, làm sạch chân,… Đặc biệt là ở những nơi tôn giáo, nhận prasad (một loại thực phẩm của Ấn Độ giáo) hoặc đưa bằng tay trái là không thể chấp nhận. Điều này được coi là bất lịch sự.

- Tránh xa thịt bò

+ Đối với quốc gia Nam Á này, bò là con vật linh thiêng và có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống và tâm linh. Mọi hoạt động giết mổ, ăn thịt bò đều không được khuyến khích, thậm chí là bị cấm theo luật Hindu.

- Không đi giày vào đền thờ

+ Ở Ấn Độ, mọi người thường tháo giày trước khi vào các điểm tôn giáo. Ngoài ra, nếu có ai đó mời bạn tới nhà của họ, bạn hãy nhớ cởi giày trước khi vào, trừ khi chủ nhà nói rõ rằng bạn không cần phải bỏ.

- Không nói về chính trị hoặc xúc phạm tôn giáo

+ Bạn tuyệt đối không nên nói hoặc chỉ trích chính trị Ấn Độ, hoặc xúc phạm bất kỳ nhóm tôn giáo và sắc tộc cụ thể nào.

5. Sự phân chia giai cấp xã hội

- Đạo Bà - La - Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sinh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.

*  Giai cấp trên hết là các Tăng lữ Bà - La - Môn

- Họ tự cho rằng họ được sinh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh.

* Giai cấp thứ nhì là Sát - Đế - Lỵ

- Họ được sinh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.

* Giai cấp thứ ba là Phệ - Xá

- Họ được sinh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.

*  Giai cấp thứ tư là Thủ - Đà - La

- Họ được sinh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ

* Giai cấp thứ năm là Chiên - Đà - La

- Đây là giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như: Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …

- Giai cấp Tăng lữ Bà - La - Môn dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra Luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa 2 giai cấp khác nhau.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 10 hay nhất