Trách nhiệm cung cấp thông tin của ngân hàng

Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế.

Từ ngày 5 tháng 12 năm 2020 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực. Theo đó nhiều tổ chức, cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế khi có yêu cầu như Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó các ngân hàng thương mại được quy định có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng khi cơ quan quản lý thuế yêu cầu.

Cụ thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong việc thực hiện thu nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước:

a) Nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện thu nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước

a.1) Thực hiện các quy định về thu tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 56 Luật Quản lý thuế và Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

a.2) Theo yêu cầu của người nộp thuế và khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, ngân hàng thương mại lập hoặc hướng dẫn người nộp thuế lập chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước, trong đó xác định rõ thông tin về người nộp thuế, ngày nộp thuế, số tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ.

a.3) Thực hiện chuyển đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ trong ngày giao dịch. Trường hợp không thể hoàn tất thủ tục trong ngày giao dịch, ngân hàng thương mại thực hiện chuyển trước 10 giờ ngày giao dịch tiếp theo.

a.4) Đối với số tiền thuế và khoản thu ngân sách nhà nước chậm nộp hoặc nộp không đầy đủ vào ngân sách nhà nước do lỗi của ngân hàng thương mại thì ngân hàng thương mại phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

a.5) Ngân hàng thương mại thực hiện thông báo, tra soát đến các đơn vị liên quan để xử lý đối với các trường hợp sai sót theo quy định và không được hoàn trả số tiền thuế đã nộp cho người nộp thuế nếu đã truyền thông tin cho Kho bạc Nhà nước. Riêng ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thực hiện đối chiếu với Kho bạc Nhà nước về chứng từ nộp tiền vào ngân sách.

b) Đối với ngân hàng thương mại đã tham gia kết nối với Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế ngoài các nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

b.1) Hướng dẫn người nộp thuế kê khai các thông tin nộp thuế trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước. Truyền đầy đủ thông tin trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước đã cấp cho người nộp thuế, cho cơ quan quản lý thuế thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.

b.2) Truy vấn thông tin theo mã định danh khoản thu tại Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế để ghi trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Không được hủy lệnh chuyển tiền khi thông tin nộp thuế đã được chuyển đến Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.

b.3) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng chuẩn thông điệp dữ liệu trao đổi thông tin theo đúng định dạng các thông điệp cơ quan quản lý thuế ban hành. Bảo mật và chỉ sử dụng thông tin thu nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế, người khai hải quan do cơ quan quản lý thuế cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế để thực hiện thu ngân sách nhà nước.

c) Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:

a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

b) Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo điểm a khoản này được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử.

c) Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

d) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.

VÌ SAO CHỌN CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA.

1. UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.

2. CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.

3. TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.

4. KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động từ năm 2009, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế. 

5. CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.

6. YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.

7. CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

  • Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
  • Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
  • Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
  • Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
  • Công ty CP Licogi13- CMC.
  • Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
  • Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
  • Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
  • Công ty chứng khoán Vinashin.
  • Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
  • Constrexim Holding.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
  • Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
  • Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
  • Công ty VnTrip OTA (Du lịch lữ hành).
  • & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.

06:40' - 28/02/2022

BNEWS Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin cho chủ tài khoản về giao dịch và số dư trên tài khoản của chủ tài khoản theo thỏa thuận với chủ tài khoản.

Vừa qua ông N.C (TPHCM) nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên Ngân hàng Shinhan Chi nhánh Tân Bình.

Qua trao đổi, người này yêu cầu ông C đến địa chỉ nhà để gặp mặt đưa thư và trao đổi về 2 khoản vay và số tiền dư nợ thẻ tín dụng.

Hiện ông C chưa được thông báo qua email chính thức của ngân hàng về quy trình xử lý nợ của phía ngân hàng.

Nếu đúng là nhân viên của ngân hàng, ông C đề nghị phía ngân hàng xác nhận việc nhân viên yêu cầu gặp mặt khách hàng tại địa chỉ nhà riêng để trao đổi là quy định của ngân hàng và được cho phép.Ông C từ chối việc gặp mặt trực tiếp vì lý do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Về phần khoản vay và nợ thẻ tín dụng, ông C vẫn cố gắng thanh toán 1 khoản trong thời gian ông chưa tìm được việc làm và không có thu nhập.

Ông C đề nghị ngân hàng bảo mật thông tin khách hàng và không cung cấp thông tin cho đối tượng thu hồi nợ với tính chất đe dọa khách hàng.

Trong trường hợp phía ngân hàng kết hợp với các đối tượng, tổ chức thu hồi nợ trái với quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, thu nhập cá nhân của ông và người thân, ông C đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu phía ngân hàng giải quyết và bồi thường việc ngân hàng cung cấp thông tin cá nhân khách hàng cho bên thứ ba.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

- Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:Cung cấp thông tin (Điều 13):"1. Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin cho chủ tài khoản về giao dịch và số dư trên tài khoản của chủ tài khoản theo thỏa thuận với chủ tài khoản.

2. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và được Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được trao đổi thông tin với nhau về hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài".Bảo mật thông tin (Điều 14):"1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.2. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.3. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng".Phải có thỏa thuận bằng văn bản về việc phát hành, sử dụng thẻ- Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định:Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) với chủ thẻ về việc phát hành và sử dụng thẻ (Khoản 24 Điều 3).Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ và trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ (Khoản 1 Điều 13).Xử lý trong trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ:"1. Khi mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho TCPHT.2. Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, TCPHT phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. Thời hạn TCPHT hoàn thành việc xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ không quá 5 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do tổ chức thẻ quốc tế cấp kể từ ngày nhận được thông báo của chủ thẻ.3. Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, TCPHT và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật" (Điều 19).- Căn cứ quy định pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến đối với kiến nghị của công dân N.C về cung cấp thông tin cá nhân khách hàng liên quan đến khoản vay thẻ tín dụng như sau:Ngân hàng Shinhan Chi nhánh Tân Bình (Shinhanbank) với tư cách là TCPHT thực hiện việc phát hành, thanh toán thẻ phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.Trường hợp TCPHT, chủ thẻ và các bên liên quan không thỏa thuận được và/hoặc không đồng ý với quá trình xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.Ông N.C với tư cách là chủ thẻ sử dụng thẻ ngân hàng của Shinhanbank cần rà soát lại các điều khoản quy định tại Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng giữa chủ thẻ và Shinhanbank, trong đó bao gồm các quy định về nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ và trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại theo các hình thức trong các trường hợp theo thỏa thuận và phù hợp quy định pháp luật.

Trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên và tình huống phát sinh thực tế, ông N.C có thể thực hiện khiếu nại, tra soát đến Shinhanbank (nếu cần) để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp xảy ra thiệt hại (nếu có)./.