Trẻ con bao lâu biết đi

Bé biết đi là cột mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Vì vậy, các phụ huynh luôn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết đi?” “Cách nào để hỗ trợ bé tập đi tốt nhất?”. Bài viết sau, sẽ giúp ba mẹ giải đáp các vấn đề trên.

1. Dấu hiệu cho thấy trẻ sắp biết đi

Sau đây là một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ sắp biết đi để có thể hỗ trợ bé:

  • Bé hay vịn, bám vào mọi thứ: Bé thích bám vào bất cứ thứ gì trên cao để đứng dậy. Bé có thể bám vào bố mẹ, bàn ghế, giường… Đây là giai đoạn bé tập làm quen với việc đứng dậy chuẩn bị cho quá trình đi những bước đầu tiên.
  • Bé thích leo trèo, đặc biệt là cầu thang: Khi chuẩn bị biết đi, bé rất thích được leo trèo những nơi cao như các bậc thang. Hoạt động này giúp cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Các cơ của bé cũng khỏe mạnh hơn.
  • Thói quen sinh hoạt thay đổi: Bé dành khá nhiều thời gian và năng lượng để luyện tập các động tác như đứng, vịn, bám vào vật gì đó. Vì bé đang trãi qua quá giai đoạn luyện tập quá nhiều. Do đó, bé rất dễ bị cáu gắt, nhõng nhẽo, kén ăn, không chịu ngủ.
  • Bé từ đứng và đi men theo đồ vật: Đây là lúc bé đã tự đứng được và hướng người về một bên. Từ đó, bám vào một đồ vật và chập chững bước đi. Nếu bé có thể tự đứng thì chỉ cách một vài ngày hay một vài tuần là bé đã có thể tự đi được.
Trẻ con bao lâu biết đi
Trẻ 12 tháng tuổi sẽ học cách tập đi

2. Trẻ mấy tháng biết đi?

Cha mẹ cần quan tâm mốc phát triển của trẻ em nhất là mốc thời gian quan trọng khi bé tập đi:

  • Từ 12 – 18 tháng tuổi: Trong 12 tháng đầu tiên, bé cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển xương cơ khỏe mạnh. 9 tháng tuổi thường là lúc bé đã bắt đầu biết lẫy, tập bò, học ngồi. Đa số các bé từ 9 – 12 tháng sẽ bắt đầu có các dấu hiệu biết đi.Đến khi bé tròn 1 tuổi, các bé đã có thể chập chững những bước đầu tiên, nhưng còn chưa hoàn thiện. Một số bé khi đã đến thôi nôi nhưng vẫn chưa đi được thì ba mẹ đừng quá lo. Do bé còn đang tập bò, tập lật, tập đứng sẽ mất một vài tuần hoặc một vài tháng sau để bé biết đi.
  • Từ 19 – 24 tháng tuổi: Từ lúc bé chập chững bước đi đến năm 19 tháng tuổi, bé sẽ tập cách ngồi xổm và tự đứng lên. Đây là quá trình tập đi của bé để tay chân thêm linh hoạt và cứng cáp.
  • Từ 25 – 36 tháng tuổi: Đến năm 2 – 3 tuổi, bé đã có thể tự đi bộ dễ dàng và chơi các trò đuổi bắt, nhảy múa…Giai đoạn này bé rất thích sử dụng đôi chân để leo trèo, chạy giỡn. Ba mẹ cần chú ý sự an toàn cho bé.
Trẻ con bao lâu biết đi
Mốc thời gian quan trọng khi bé tập đi

3. Những điều nên làm để hỗ trợ bé tập đi

“Trẻ mấy tháng biết đi?” và “Cách nào để hỗ trợ bé tập đi?” là hai điều mà ba mẹ rất quan tâm. Khi nhận thấy bé có dấu hiệu sắp biết đi, ba mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách đặt đồ chơi ngoài tầm với của bé. Khi các món đồ chơi được đặt ở vị trí cao bé cố gắng rướn người hoặc tập bám, vịn vào đồ vật để đứng lên. Từ đó giúp bé tập làm quen với việc đứng và chuẩn bị cho quá trình tập đi.

Ngoài ra, ba mẹ còn có thể giữ bé ở tư thế đứng mỗi khi mặc quần áo. Điều này sẽ giúp rèn luyện cơ và xương cho bé chắc khỏe hơn. Khi bé đã có thể tự đứng dậy, phụ huynh có thể cùng bé chuyển động. Đặt chân bé lên chân mình rồi cùng bé bước đi. Hoặc ba mẹ đỡ bé từ phía sau rồi từ từ thả tay cho bé tự đi. Đồng thời kết hợp với động tác vỗ tay khen để khuyến khích khi bé đi được.

Trẻ con bao lâu biết đi
Hỗ trợ bé tập đi

Khi bé tập đi, ba mẹ nên đặt các món đồ chơi ở nhiều nơi dễ thấy trong nhà để kích thích bé tò mò mà bước đi. Luôn đảm bảo môi trường tập đi của bé sạch sẽ, thông thoáng, không có gờ sắc nhọn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên không nên cho bé tập đi bằng xe tập. Vì sẽ ảnh hưởng đến phần hông và thân. Đồng thời xe tập còn gây khó khăn khi bé di chuyển và dễ va vào những vật nguy hiểm.

4. Tình trạng bé chậm đi

Mỗi bé có chế độ dinh dưỡng và lịch trình sinh hoạt khác nhau. Nên quá trình biết đi của các bé cũng sẽ diễn ra khác nhau. Do đó, khi được hỏi “Trẻ mấy tháng biết đi?” thì sẽ không có câu trả lời chính xác cho từng bé. Nhưng nếu bé có các biểu hiện sau thì cho thấy bé đang trong tình trạng chậm đi:

  • Bé biết lẫy, biết bò, biết ngồi chậm hơn nhiều so với bình thường.
  • Bé 4 tháng tuổi nhưng không thể ngẩng đầu góc 45 độ.
  • Bé 6 tháng tuổi không thể với tay về phía trước lấy đồ vật.
  • Bé 12 tháng tuổi chưa tự ngồi, đứng một mình được.
  • Trẻ 18 tháng tuổi vẫn chưa biết đi.
  • Trẻ 2 tuổi vẫn chưa đi vững.
Trẻ con bao lâu biết đi
Quá trình biết đi của các bé cũng sẽ diễn ra khác nhau.

Với các thông tin trên, hy vọng đã cho ba mẹ lời giải đáp cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết đi?” và “Các cách hỗ trợ bé tập đi như thế nào?”. Bé học đi là cả một quá trình dài, ba mẹ không nên quá nóng vội hoặc lo lắng khi bé biết đi trễ hơn các bé khác. Phụ huynh nên ở bên hỗ trợ và tạo điều kiện thoải mái để bé dễ dàng tập đi. Quan sát nếu nhận thấy bé có dấu hiệu chậm đi nên cho bé đến bác sĩ để kiểm tra.

Trẻ con bao lâu biết đi

Út Em chào các mẹ. Phần lớn các bé bắt đầu những bước đi chập chững trong khoảng 9-12 tháng và biết đi khi được khoảng 14-15 tháng tuổi.

Các mẹ đừng lo lắng nếu trẻ chậm biết đi hơn bình thường một chút. Có những đứa trẻ hoàn toàn bình thường nhưng vẫn không biết đi cho dù đã được 16-17 tháng tuổi.

Trong năm đầu đời, trẻ nhỏ còn cần phát triển các cơ trên cơ thể một cách khỏe mạnh. Trẻ sẽ phải học ngồi, lật mình và tập bò trước khi di chuyển được về phía trước rồi đứng dậy khi được 9 tháng tuổi.

Trẻ con bao lâu biết đi

Từ giai đoạn đó, một vấn đề gặp phải là sự tự tin và cách giữ thăng bằng. Lúc nào đó, trẻ có thể đứng dựa vào chiếc ghế dài, trượt theo chiếc ghế và dần dần đổ vào vòng tay bố mẹ.

Sau này, bé sẽ không còn phải làm thế mà có thể chạy nhảy, không còn như lúc bé bỏng này nữa. Những bước đi đầu tiên của trẻ chính là yếu tố cơ bản đầu tiên chứng minh bé đang dần độc lập với bố mẹ hơn.

1. Cách trẻ tập đi như thế nào

Chân của trẻ sơ sinh gần như không đủ chắc để có thể giúp bé đi luôn được nhưng nếu có bố hay mẹ giữ 2 cánh tay của bé để bé đứng thẳng thì bé sẽ hơi rướn bàn chân về phía trước gần như bé đang đi nhưng còn rất khó khăn. Đó là hành động phản xạ và bé chỉ có thể làm được như thế khi đã được khoảng 2 tháng tuổi.

Đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bé có thể nhún lên xuống nếu các mẹ giữ thăng bằng cho bé đứng lên 2 đùi của mẹ. Việc nhún nhảy lên xuống trở thành sở thích của bé từ lâu khi bé mới được hơn 2 tháng vì cơ chân của bé đang dần phát triển, trong thời điểm đó bé đã kiểm soát được những hành động lật mình, ngồi và bò.

Được khoảng 9 tháng, bé có thể sẽ bắt đầu cố gắng nhướn người bám vào các đồ vật trong nhà để đứng lên (hãy đảm bảo mọi đồ vật trên đường di chuyển của bé đều đủ chắc chắn để giúp bé bám vào). Nếu ai đó ở bên cạnh giúp bé bằng cách đỡ bé đứng lên cạnh ghế sofa thì có thể bé sẽ bám chặt vào đó như một vật hỗ trợ.

Khi được 9 – 10 tháng, các bé sẽ bắt đầu biết cách gập gối và ngồi xuống sau khi đứng, người lớn cho rằng đó là việc đơn giản nhưng thực tế thì nó khó hơn những gì các mẹ nghĩ đó.

Sau khi kiểm soát được cách đứng, đến khi được 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu lần mò cách đi, di chuyển từ vị trí đồ vật này sang đồ vật khác mà có thể hỗ trợ bé tập đi. Thậm chí trẻ có thể đứng và đi mà không cần bám vào vật hỗ trợ.

Đến tuổi đó, trẻ còn có thể gập chân và ngồi xổm. Khi bé làm được điều đó, bé có thể nhặt được đồ chơi ở vị trí đứng hoặc bước một vài bước khi đã bám được vào một vị trí tập đi nào đó. Thậm chí bé có thể bước đi trong khi nắm tay ai đó trong nhà dù cho bé không chưa thể tự bước đi những bước đầu tiên trong khoảng thời gian ít nhất vài tuần. Phần lớn những bé thực hiện việc đó sẽ sớm biết kiễng chân lên và hướng bàn chân về phía trước.

Khi được 12 tháng, nhiều bé đã tự đi được nhưng chưa vững. Nếu bé nhà các mẹ vẫn còn ngập ngừng trong những bước đi thì có khả năng thời gian bé tự đi vững được sẽ lâu hơn.

2. Làm sao để giúp bé biết đi?

Khi bé học cách rướn người về phía vị trí có thể giúp bé đứng lên được thì có thể bé đang cần sự trợ giúp để tìm cách ngồi xuống. Nếu bé dừng lại, khóc gọi bạn thì đừng cố đỡ bé lên mà hãy để bé ngồi xuống. Các mẹ nên dạy bé cách gập đầu gối để ngồi xuống mà không bị ngã và hãy để bé thử tự làm.

Các mẹ có thể khích lệ bé tập đi bằng cách đứng hoặc quỳ gối đằng trước bé và dang 2 tay ra. Hoặc các mẹ có thể nắm 2 tay bé và để bé bước từng bước theo mình. Có thể để bé bám vào chiếc xe đẩy hoặc thứ đồ chơi nào có thể đẩy đi khi bé tập đi (các mẹ nên sử dụng những loại đồ chơi cho trẻ tập đi có độ chắc chắn và đế rộng để hỗ trợ bé tốt hơn).

Các mẹ cần đảm bảo những đồ vật xung quanh thật mềm và an toàn với bé để hỗ trợ bé phát triển kỹ năng mới này. Hãy theo dõi những hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn cho trẻ và không bao giờ được rời mắt khỏi bé nhé các mẹ.

3. Có nên sử dụng xe tập đi cho trẻ?

Theo viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), họ khuyến khích các mẹ không nên sử dụng xe tập đi cho trẻ. Bởi vì xe tập đi có thể dễ dàng giúp bé đi vòng tròn nhưng chúng lại cản trở sự phát triển thông thường của cơ đùi.

Ngoài ra nó cũng có thể khiến bé vô tình di chuyển đến những nơi nguy hiểm mà đáng lẽ trẻ không được phép tiếp xúc như những đồ vật có nhiệt độ cao hoặc chất độc hại.

4. Khi nào nên đi giày dép cho bé?

Các mẹ nên hạn chế việc cho bé đi giày đến khi bé có thể đi lại ra bên ngoài hoặc đi vào những vùng gồ ghề, bề mặt lạnh. Vì việc đi chân đất giúp các bé nâng cao khả năng kết hợp và giữ thăng bằng.

5. Nên làm gì nếu bé lâu biết đi?

Các mẹ không nên lo lắng quá nếu con mình lâu mà chưa biết đi so với bình thường. Tuy nhiên, trường hợp bé 12 tháng tuổi mà không thể đứng dù có sự hỗ trợ hoặc không thể đi lại khi được 18 tháng, đặc biệt đến tận 2 tuổi mà vẫn chưa đi vững thì hãy đưa bé đi khám nhé.

Lưu ý rằng mỗi bé có thời điểm phát triển kỹ năng khác nhau và thường những bé đẻ thiếu tháng có thể biết đi hoặc phát triển kỹ năng nào đó khác chậm hơn so với những em bé cùng trang lứa.

Trường hợp bé sinh thiếu tháng thì từng thời điểm phát triển kỹ năng của trẻ nên được tính từ ngày dự sinh, trường hợp như vậy theo các bác sĩ nhi khoa thì đó chỉ là việc điều chỉnh tuổi của bé.

(PS) - Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ con bao lâu biết đi

Sản Phẩm Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh: Rượu gừng nghệ hạ thổ (180K / lít) và túi muối thảo dược (170K / túi) của Út Em Shop có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

- Hotline mua hàng:
  • 0968.458.405
  • 0985.502.031
  • 0945.920.087

hoặc bạn click icon bên dưới để gửi Inbox Facebook:

Trẻ con bao lâu biết đi

xem fanpage:

Rượu Muối

Nếu không tiện gọi điện hoặc inbox Facebook bạn có thể đặt hàng qua form trực tuyến:

Đặt Mua Online

6. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau khi trẻ biết đi?

Sau những bước đi đầu tiên, bé sẽ trở nên độc lập hơn, thể hiện ở việc bé bắt đầu kiểm soát được những khu vực bằng phẳng trên đường đi của bé:

  • Đứng: Khi được 14 tháng, bé có thể tự mình đứng được. Trẻ cũng có thể gập chân ngồi xuống sau đó đứng lên lại và thậm chí bé còn có thể đi ngược được.
  • Đi vững: Đến khi được 15 tháng, các bé sẽ biết đi vững hơn. Bé sẽ thích kéo theo đồ chơi khi tập đi. Ở độ tuổi này, khi bé đi, 2 chân của bé thường dạng ra và 2 bàn chân cũng hướng cách xa nhau. Đó là sự bình thường và để giúp cho bé giữ thăng bằng tốt hơn.
  • Leo cầu thang: Khi được 16 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thích leo lên xuống cầu thang, dù vậy bạn không nên để trẻ leo cầu thang dù có sự giúp đỡ của bố mẹ cho đến sinh nhật năm tới của trẻ.
  • Leo trèo và tập đá: Trẻ có thể đã đi thành thạo khi được 18 tháng. Bé có thể thích leo trèo lên các đồ vật và có động lực leo lên các bậc cầu thang dù bé vẫn cần người khác giúp đỡ để bò xuống trong khoảng mấy tháng nữa. Bé cũng tập đá bóng dù không phải lúc nào cũng đá trúng và có thể bé còn thích nhảy nhót, đung đưa theo điệu nhạc.
  • Nhảy: Lúc bé được 25-26 tháng, bé thích đi nhiều hơn và nhón gót chân khi di chuyển giống như người lớn. Ngoài ra, trẻ còn có thể nhảy lên tương đối dễ dàng.
  • Sự năng động của bé: Đến thời điểm sinh nhật lần thứ ba của bé, bé có thể làm nhiều động tác cơ bản một cách thuần thục. Bé có thể leo lên xuống từng bậc cầu thang bằng 1 chân. Bé cũng không cần tập trung nhiều vào việc tập đi, đứng, chạy hoặc nhảy; mặc dù một số hành động của bé như nhón chân hoặc đứng bằng 1 chân vẫn cần bé phải cố gắng và nỗ lực tập trung hơn.

7. Những điều các mẹ cần tìm hiểu thêm

  • Tìm hiểu về chiều cao – cân nặng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé
  • Học cách tạo môi trường an toàn cho trẻ biết đi
  • Cả nhà cùng phán đoán xem liệu những giai đoạn phát triển của trẻ là khi nào?

(Dịch từ bài viết Baby milestone: Walking – website Babycenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Trẻ con bao lâu biết đi