Trình bày khái niệm pháp luật Kỷ luật cho ví dụ minh họa

Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?

Trình bày khái niệm pháp luật Kỷ luật cho ví dụ minh họa

1 – Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu trong lúc làm bài tập cá nhân tuần mặc dù Đề cương môn học không cho phép.

2 – Các loại vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau:

a – Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật

Vi phạm pháp luật được chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…

b – Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể, khách thể

Vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:

– Vi phạm hình sự (tội phạm)

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Ví dụ: Hành vi giết người là một tội phạm.

– Vi phạm hành chính:

Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

Ví dụ: Người tham gia giao thông bằng xe máy chạy quá tốc độ cho phép là đã vi phạm hành chính.

– Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.

Ví dụ: Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn hợp đồng mà không trả nhà lại cho chủ.

– Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ đuợc đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi đề thi không cho phép.

Ngoài bốn loại trên còn có thể có các loại vi phạm sau:

– Vi phạm Hiến pháp là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp chủ yếu là các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước.

Ví dụ: Một cơ quan nhà nước ban hành một văn bản quy phạm pháp luật có quy định trái với Hiến pháp.

– Vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia: Quốc gia sẽ bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết quốc tế mà quốc gia đã tự nguyện cam kết.

Trình bày khái niệm pháp luật Kỷ luật cho ví dụ minh họa

- Pháp luật là quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Ví dụ: Cấm buôn bán ma túy, động vật quý hiếm…

Trình bày khái niệm pháp luật Kỷ luật cho ví dụ minh họa

Buôn bán ma túy là vi phạm pháp luật.

- Kỉ luật là những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn. Ví dụ: Nội quy, quy chế của nhà trường, lớp học.

Trình bày khái niệm pháp luật Kỷ luật cho ví dụ minh họa

Sử dụng phao (tài liệu) trong giờ thi là phi phạm kỉ luật.

@[email protected]@[email protected]

2. Ý nghĩa

Trình bày khái niệm pháp luật Kỷ luật cho ví dụ minh họa

   - Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

   - Pháp luật và kỉ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và xã hội phát triển.

3. Cách rèn luyện

Thường xuyên, tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng, nhà nước.

Trình bày khái niệm pháp luật Kỷ luật cho ví dụ minh họa

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

1. Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động phải tuân thủ kỷ luật lao động. Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Theo đó, có thể hiểu vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó.

Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động như sau:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Ví dụ về vi phạm kỷ luật: Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty. Vì thế, đây là vi phạm kỷ luật.

Lưu ý:

- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Trình bày khái niệm pháp luật Kỷ luật cho ví dụ minh họa
Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ về vi phạm kỷ luật (Ảnh minh họa)

2. Các trường hợp không được xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động quy định, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

- Đang bị tạm giữ, tạm giam.

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...

- Lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
 

3. Thời hiệu, hình thức xử lý kỷ luật

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động là:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Về thời hiệu, Điều 123 Bộ luật Lao động quy định:

- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu là 12 tháng.

- Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật người lao động như trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Trên đây là thông tin về vi phạm kỷ luật là gì và ví dụ về vi phạm kỷ luật. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> 4 trường hợp người lao động phải bồi thường cho công ty