Trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày năm 2024

Giải bài 4 trang 89 SGK Sinh học 8. Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ?

  • Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27. Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27. Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan bộ phận nào? Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào? Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?
  • Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?

    Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.

    1. Tìm hiểu chung về cấu tạo dạ dày

    Dạ dày là cơ quan nằm ở phần đầu ruột non, nằm giữa 2 bộ phận khác là thực quản và tá tràng. Đây chính là cơ quan lớn nhất trong ống tiêu hóa với vai trò là để chứa và nghiền nát thực phẩm. Dạ dày có hình dạng giống như một chiếc móc câu. Cụ thể ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có thể tạng béo lùn thì dạ dày sẽ nhìn giống như chiếc sừng bò. ngược lại những người thể lực cường tráng thì hình chữ J và người cao gầy sẽ sở hữu dạ dày hình chữ J. Hình dáng của dạ dày còn thay đổi dựa theo trạng thái nó có đang chứa thức ăn hay không. Dựa trên giải phẫu thì dạ dày con người sẽ có cấu tạo như sau:

    1.1. Cấu tạo dạ dày xét trên hình thể ngoài

    Dạ dày được chia theo 5 phần:
  • Tâm vị: có lỗ tâm vị và nằm gần thực quản, chiều rộng từ 3 - 4cm. Lỗ tâm vị sẽ nối thông dạ dày với thực quản, chỉ có nếp niêm mạch mà không có van đóng kín;
  • Thượng vị (đáy vị): là phần chỏm đầu của dạ dày, thường là nơi chứa khí;
  • Thân vị: chính là phần phình to nhất của dạ dày, chiếm nhiều diện tích, là không gian chính để co bóp thức ăn. Tại đây acid dịch vị sẽ được tiết ra để hỗ trợ cho quá trình phân hủy thức ăn;
  • Môn vị: gồm 2 phần là hang môn vị và ống môn vị. Trong đó hang môn vị có thể tiết ra gastrine, hình phễu còn ống môn vị thì tiếp nối với tá tràng, nằm ngay cạnh đốt sống thắt lưng phía bên phải;
  • Bờ cong nhỏ và bờ cong lớn.

    Trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày năm 2024
    Cấu tạo cơ bản của dạ dày

    1.2. Về cấu tạo của thành dạ dày

    Nếu tính từ ngoài vào trong thì cấu tạo dạ dày sẽ được phân thành 5 lớp như sau:
  • Lớp thanh mạc: là phúc mạc tạng giúp che phủ và bao bọc dạ dày;
  • Lớp tấm dưới thanh mạc;
  • Lớp cơ: gồm cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo xếp theo thứ tự từ ngoài vào trọng;
  • Lớp tấm dưới niêm mạc;
  • Lớp niêm mạc: là nơi chứa các tuyến quan trọng của dạ dày. Các tuyến này có chức năng tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ vitamin B12, bảo vệ dạ dày đồng thời chúng cũng đóng vai trò là các chất trung gian hóa học.

    2. Dạ dày có chức năng gì?

    Như đã đề cập trước đó, chức năng chính của dạ dày đó là:
  • Nghiền thức ăn được đưa từ miệng và thực quản xuống hệ tiêu hóa;
  • Sử dụng enzyme tiêu hóa để phân hủy thức ăn.

    Sau khi miệng hoàn tất việc nhai, căn xé và phân hủy một phần thức ăn nhờ enzyme có trong nước bọt, số thức ăn này sẽ tiếp tục được đưa qua thực quản để xuống dạ dày. Tại đây dạ dày sẽ thực hiện các hoạt động như nhào trộn và nghiền nát thức ăn. Sở dĩ dạ dày có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn là nhờ cơ quan này được cấu tạo từ các lớp cơ trơn, các bó cơ trong thành dạ dày được sắp xếp theo chiều hướng rất hợp lý giúp làm tăng hiệu quả co bóp thức ăn. Ngoài ra lớp niêm mạc của dạ dày còn được duy trì độ pH ở ngưỡng phù hợp, tạo điều kiện để các enzyme tiêu hóa hoạt động nên dễ dàng phân hủy thức ăn. Tiếp theo thức ăn sẽ được chuyển đến ruột non, tham gia vào quá trình hấp thu, tiêu hóa và đào thải. Sự cân bằng của độ pH trong dạ dày là rất quan trọng. Trung bình pH sẽ có nồng độ từ 2 - 2,5 với nhiệm vụ bảo vệ dạ dày và tiêu hóa thức ăn. Nếu độ pH quá thấp sẽ tạo cơ hội để các loại vi sinh vật từ thức gây bệnh cho cơ thể, ngoài ra còn dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

    3. Một số bệnh lý phổ biến ở dạ dày

    Với nhịp sống hiện đại thì tỷ lệ người dân mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa, trong đó điển hình là các vấn đề ở dạ dày đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Một số bệnh lý phổ biến liên quan đến dạ dày đó là:
  • Đau dạ dày: có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, thường xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá. Nếu không thay đổi lối sống này thì nguy cơ viêm loét, thậm chí là ung thư dạ dày là rất cao;
  • Trào ngược dạ dày thực quản: là khi dịch vị hoặc thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Acid dạ dày có thể làm tổn thương, viêm loét niêm mạc thực quản và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác;
  • Nhiễm khuẩn HP tại dạ dày: đây là một loại vi khuẩn thường khu trú trong dạ dày. Bình thường nó sẽ ít khi gây hại nhưng nếu phát triển với một số lượng lớn, HP có thể tấn công và khiến niêm mạc dạ dày gặp tổn thương từ nhẹ đến nặng;
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: khi niêm mạc dạ dày gặp tổn thương, vết loét sâu có thể gây thủng dạ dày và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng này thường là do thói quen sinh hoạt, do tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiễm vi khuẩn HP;
  • Những bệnh lý khác: xuất huyết dạ dày, viêm hang vị, ung thư dạ dày,...

    Nhìn chung khi mắc phải các bệnh lý về dạ dày, bệnh nhân nên chú ý và có biện pháp điều trị từ sớm để tránh bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đe dọa đến tính mạng về sau.

    Trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày năm 2024
    Tỷ lệ bệnh nhân mắc phải các bệnh về dạ dày khá cao

    4. Bảo vệ dạ dày bằng phương pháp nào?

    Để bảo vệ dạ dày và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người nên:
  • Duy trì tâm lý luôn ở trạng thái lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress vì những cảm xúc tiêu cực sẽ tác động không tốt tới sức khỏe thể chất;
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đủ chất và khoa học: tăng cường rau xanh, hạn chế những món chua, cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ có cồn,...;
  • Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng bữa, đủ bữa, không được nhịn đói, cắt khẩu phần bữa chính trong ngày. Ăn uống cần tập trung không nên vừa ăn vừa di chuyển,...;
  • Tập thể dục, ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức đề kháng;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề bệnh lý của cơ thể, bao gồm cả các bệnh lý về dạ dày.
    Trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày năm 2024
    Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa các bệnh về dạ dày Có thể thấy rằng dạ dày là một cơ quan có cấu tạo tuy không quá phức tạp nhưng lại đảm nhận chức năng vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng cảnh báo các bệnh về dạ dày thì hãy đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe của cơ quan này. Một địa chỉ thăm khám uy tín bạn có thể tham khảo đó là Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc thiết bị (cụ thể là hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại bao gồm máy nội soi tiêu hóa, máy cắt lớp vi tính 128 dãy, máy chụp cộng hưởng từ MRI,...), Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn CAP và ISO 15189:2012 sẽ giúp việc chẩn đoán trở nên nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Để được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.