Trong phản ứng hóa học chất oxi hóa là chất

Trong bài viết hôm nay, Toppy sẽ giúp các em hiểu một cách cụ thể nhất về phản ứng oxi hóa khử là gì cũng như giải các bài tập có trong bài phản ứng oxi hóa khử lớp 10. Mong rằng tài liệu này có thể giúp cho các em củng cố thêm kiến thức cũng như học tốt hơn môn học này.

Trong phản ứng hóa học chất oxi hóa là chất

Phản ứng oxi hóa khử là gì?

Phản ứng oxi hóa khử là gì? 

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học mà ở đó có sự chuyển electron giữa các chất tham gia vào phản ứng. Hiểu một cách đơn giản thì đây là phản ứng hóa học khiến cho một số nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

Tham gia vào phản ứng này gồm có:

  • Chất khử: là chất bị oxy hóa và nhường electron.
  • Chất oxy hóa: là chất có khả năng oxy hóa các chất khác.
  • Quá trình oxy hóa (sự oxy hóa) là quá trình nhường electron.
  • Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

Ví dụ:

Trong phản ứng hóa học chất oxi hóa là chất

Đối với phương trình trên: Fe0 → Fe2++ 2e

  • Nguyên tử sắt chính là chất khử. Quá trình làm tăng số oxi hóa của sắt sẽ được gọi là sự oxi hóa của nguyên tử sắt.
  • Số oxi hóa của đồng sẽ giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng cũng chính là chất oxi hóa. Kết quả của việc làm giảm số oxi hóa của ion đồng chính là sự khử ion đồng.
  • Ion đồng nhận thêm electron nên là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng sẽ được gọi là sự khử ion đồng.

Như vậy: Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat là phản ứng oxi hóa – khử bởi vì tồn tại đồng thời cả sự oxi hóa và sự khử. 

>>> Xem thêm bài viết: Nhóm halogen – Khám phá thông tin chi tiết nhất cùng Toppy

Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử lớp 10

Sau khi đã tìm hiểu phản ứng oxi hóa khử là gì cũng như nguyên lý hoạt động của phản ứng, chúng ta có các bước để lập phương trình của phản ứng oxi hóa khử như sau:

Bước 1: Xác định số oxi hóa của tùng nguyên tố. Như vậy bạn sẽ tìm được chất oxi hoá và chất khử của phương trình.

Bước 2: Tiến hành viết phương trình sau đó cân bằng.

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp của chất oxy hóa và chất khử sao cho tổng số electron cho đi sẽ bằng với tổng số electron nhận.

Bước 4: Cuối cùng là đặt hệ số của các chất oxy hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Từ đó chúng ta sẽ tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra xem đã có sự cân bằng giữa nguyên tử của các nguyên tố cũng như và cân bằng điện tích hai vế chưa. 

Các phản ứng oxi hóa khử

Các loại phản ứng oxi hóa khử là gì? Chúng được chia thành nhiều loại khác nhau đó là:

Phản ứng oxi hóa – khử thông thường: Tức là chất khử và chất oxi hóa sẽ tồn tại ở 2 phân tử chất khác nhau.

C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là phản ứng mà chất khử và chất oxi hóa sẽ thuộc cùng 1 phân tử nhưng ở 2 nguyên tử khác nhau. Thường gặp ở các phản ứng nhiệt phân.

AgNO3 → Ag + NO2 + O2

Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2

Phản ứng tự oxi hóa – khử: Trong phản ứng này, chất khử cũng đồng thời là chất oxi hóa.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O

4KClO3 → 3KClO4 + KCl

Trong phản ứng hóa học chất oxi hóa là chất

Phản ứng oxi hóa khử trong quá trình quang hợp

Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử là gì?

Phản ứng oxi hóa khử là quá trình quan trọng của thiên nhiên. Chúng tồn tại ở các dạng như: quá trình trao đổi chất, sự hô hấp của con người, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi.

Ngoài ra, phản ứng này cũng xảy ra ở sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, quá trình điện phân, phản ứng trong pin và trong acquy…

Quá trình sản xuất ví dụ như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học… cũng đều có sự xuất hiện của phản ứng oxi hóa khử.

Phản ứng oxi hóa khử bài tập

Bài 1 trang 113 SGK hóa 8

Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

  1. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
  2. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. 
  3. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử. 
  4. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa. 
  5. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Lời giải: 

  • Các câu đúng: B, C, E. 
  • Các câu sai: A, D vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa – khử. 

Bài 2 trang 113 SGK hóa 8

Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng? 

  1. a) Đốt than trong lò: C + O2→CO
  2. b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim: Fe2O3 + 3CO→2Fe + 3CO2
  3. c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2 
  4. d) sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O → 2Fe2O3. 

Lời giải:

Các phản ứng oxi hóa – khử là: a, b, d. 

  • Phản ứng a) Lợi: sinh ra nhiệt năng để sản xuất phục vụ đời sống. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường. 
  • Phản ứng b) Lợi: luyện quặng sắt thành gang điều chế sắt. Tác hại: sinh ra khí CO làm ô nhiễm môi trường. 
  • Phản ứng d) Tác hại: Làm sắt bị gỉ, làm hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt. 

Trong phản ứng hóa học chất oxi hóa là chất

Phản ứng oxi hóa khử là phần kiến thức quan trọng của lớp 10

Học hóa có rất nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa khám phá hết. Trong đó, những kiến thức về phản ứng oxi hóa khử vô cùng phong phú với tính ứng dụng rất cao. Để tìm hiểu rõ hơn về phản ứng oxi hóa khử là gì và các kiến thức liên quan khác, các em có thể truy cập vào địa chỉ: https://toppy.vn/.

>> Xem thêm các bải viết khác:

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Dấu hiệu nhận biết là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Phản ứng oxi hóa khử trong hữu cơ là phản ứng hóa học vừa xảy ra quá trình oxi hóa vừa xảy ra quá trình khử.

  • Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hóa.

  • Chất oxi hóa là chất nhận electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa còn được gọi là chất bị khử.

  • Sự khử một chất (quá trình khử) nghĩa là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hóa của chất đó.

  • Sự oxi hóa là quá trình oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hóa của chất đó.

Như vậy, sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình hoàn toàn ngược nhau nhưng cùng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng oxi hóa-khử.

Số oxi hóa trong nguyên tử của phản ứng oxi hóa khử

Một số quy tắc hóa học khi xác định số oxi hóa cụ thể như sau:

  • Số oxi hóa của đơn chất luôn bằng 0. VD: Số oxi hóa các đơn chất sau: Cu0; Cl20; S0,…

  • Đối với ion, số oxi hóa bằng số điện tích của ion. Quy tắc này đúng với cả ion tự do và ion trong các hợp chất. VD: ion Cl− có số oxi hóa là -1.

Số oxi hóa trong hợp chất của phản ứng oxi hóa khử

Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất bằng -2 (trừ trường hợp peoxit H2+1O2−1 và hợp chất với flo O+2F2−1 )

Số oxi hóa của hidro trong các hợp chất đa số bằng +1 ( trừ hợp chất hidrua Na+1H−1, Ca+2H2−1 )

Số oxi hóa của flo luôn là -1

Các kim loaị nhóm IA, IIA, IIIA luôn có số oxi hóa lần lượt là +1, +2 và +3

Tổng các số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử luôn bằng 0. VD : axit nitric HNO3 trong đó số oxi hóa của hidro là +1, vậy số oxi hóa của nhóm (NO−3) là -1.

Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Nguyên tắc chung: Với mục đích nhằm cân bằng p/ư oxi hóa khử chính là số điện tử cho của chất khử phải bằng số điện tử nhận của chất oxi hóa hay số oxi hóa tăng của chất khử phải bằng số oxi hóa giảm của chất oxi hóa. Dưới đây là một số cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử phổ biến, cụ thể như sau:

Phương pháp nguyên tử nguyên tố

Nội dung: Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

Ví dụ cụ thể: Cân bằng phản ứng hóa học:  P + O2 –> P2O5

Ta viết như sau: P + O –> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

2P + 5O –> P2O5

Tuy nhiên phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

Vì thế: 4P + 5O2 –> 2P2O5

Phương pháp hóa trị tác dụng

Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH. Khi áp dụng phương pháp này, ta cần tiến hành các bước sau:

  • Xác định hóa trị tác dụng
  • Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta sẽ được các hệ số.

Phương pháp dùng hệ số phân số

Với phương pháp dùng hệ số phân số, các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

Phương pháp “chẵn – lẻ”

Nguyên tắc: Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất

Nguyên tắc phương pháp: Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.

Phương pháp cân bằng electron

Với phương pháp này, ta sẽ cân bằng qua ba bước như sau:

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.

b. Lập thăng bằng electron.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Phương pháp cân bằng đại số

Với phương pháp này sẽ dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học, ta coi hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.

Người đăng: hoy Time: 2020-09-21 16:12:31