Từ gần nghĩa là gì

Từ đồng nghĩa Tư liệu Ngữ Văn 7

TỪ ĐỒNG NGHĨA

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ cùng nằm trong một trường nghĩa và ý nghĩa giống nhau hoặc rất gần nhau. Ví dụ :

tàu hỏa xe lửa xe hỏa

xinh đẹp

ăn xơi

Từ đồng nghĩa có thể chia thành hai loại chính :

1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn, cùng chỉ một sự vật, hiện tượng, cùng biểu thị một khái niệm, nói chung có thể thay thế cho nhau. Ví dụ : trái quả ; vùng trời không phận; có mang- có thai- có chửa.

2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Loại này gồm có hai nhóm nhỏ :

a) Từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau. Ví dụ : chết hi sinh từ trần tạ thế trăm tuổi khuất núi qua đời- mất- thiệt mạng bỏ xác toi mạng

b) Từ gần nghĩa. Tức là những từ về cơ bản là đồng nghĩa nhưng có một vài nét nghĩa nào đó khác nhau. Ví dụ :

mang, khiêng, vác đều có nghĩa là hoạt động di chuyển một vật gì đó nhưng mang thì không có nét nghĩa bộ phận cơ thể thực hiện hoạt động ; khiêng là hoạt động di chuyển có sự cộng tác của nhiều người dùng tay nâng vật lên; vác là hoạt động di chuyển bằng cách để vật lên vai.

Hiện tượng đồng nghĩa không phải xảy ra đối với tất cả ý nghĩa của một từ, có thể, với nghĩa này thì có từ đồng nghĩa này, với nghĩa khác thì lại có từ đồng nghĩa khác. Ví du : Lành với nghĩa không làm những điều ác cho người khác đồng nghĩa với hiền, hiền hậu, lương thiện, từ thiện,, với nghĩa nguyên vẹn, không bị phá vỡ thì đồng nghĩa với nguyên vẹn, lành lặn; với nghĩa đã khỏi bệnh, khỏi vết thương thì đồng nghĩa với khỏi, bình phục,

(Đinh Trọng Lạc Lê Xuân Thại, Sổ tay Tiếng Việt PTTH,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994)

Phân loại các từ đồng nghĩa

Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái tức là những ý nghĩa thuộc hệ thống ngữ nghĩa của từ vựng có thể phân chia các từ đồng nghĩa thành:

1. Từ đồng nghĩa tuyệt đối

Đó là những từ đồng nghĩa nhất về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái, chỉ khác ở phạm vi sử dụng (địa phương hay toàn quốc, trong các tiếng xã hội hay trong ngôn ngữ toàn dân,), về kết cấu cú pháp,

Ví dụ :

máy bay phi cơ, tàu bay xe lửa xe hoả, tàu hoả, tàu lửa vùng trời không phận dòng biển hải lưu chó biển hải cẩu súng máy liên thanh lợn heo vừng mè xa ngái thấy chộ

có mang, có thai, có chửa

bỏ mạng, bỏ xác, mất mạng

ối, vô khối, vô thiên, vô thiên lủng

phương diện mặt

sử dụng dùng

ngôn ngữ tiếng (nói)

miễn là với điều kiện là

2. Từ đồng nghĩa sắc thái

Đây là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ khác nhau nhiều hay ít ngay trong các thành phần ý của chúng. Tất cả các từ đồng nghĩa dẫn trong các ví dụ minh hoạ cho sự phân hoá các trường thành các nhóm đồng nghĩa đều nằm trong hiện tượng này. Chúng có thể khác nhau về sắc thái biểu thái.

Dưới đây là những ví dụ về các từ có sắc thái biểu thái khác nhau. Trong mỗi nhóm, các từ được sắp xếp theo trật tự từ trái qua phải, cố gắng phản ánh các mức độ biểu thái tích cực (thân mật, tôn trọng, quý mến) đến tiêu cực (khách sáo, khinh thường, căm ghét) qua các từ trung hoà về biểu thái.

hi sinh, từ trần, tạ thế, trăm tuổi, khuất núi, về với tổ tiên, qua đời mất, đi, nhắm mắt, tắt nghỉ, tắt thở, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng, toi xác, mất mạng, ngoẻo, ăn đất, ngủ với giun,

trình, bẩm,, trình bày, bày tỏ, phát biểu, nói, mở miệng, khua lưỡi, múa lưỡi, múa miệng, múa mép, ba hoa thiên đế, ba hoa, tán,

lập luận, lí luận, lí lẽ, lời lẽ, luận điệu, giọng điệu, giọng lưỡi, miệng lưỡi, mồm mép,

thấp kém, tồi, tồi tệ, xấu, đê hèn, hèn hạ; ti tiện, bỉ ổi, thối tha,

dự kiến, dự đinh, ý định, kế hoạch, mưu, mưu mô, mưu đồ, mưu toan, âm mưu, tim đen,

kiên cường, ngoan cường, ngoan cố, liều mạng,

trinh sát, tình báo, quân báo, gián điệp, mật vụ, đặc vụ, thấm báo, chỉ điểm, mật thám,

điều tra, theo dõi, dò, dò xét, đánh hơi,

3. Đồng nghĩa biểu niệm

Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa nào đó. Như đã nói, các từ đồng nghĩa biểu niệm thường khác nhau về ý nghĩa biểu vật.

Một vấn đề rất lớn là làm thế nào để phân biệt được những sự đối lập về nghĩa trong các từ đồng nghĩa này. Nếu đã dưa vào các trường nghĩa để xác định các hiện tượng đồng nghĩa thì có thể đưa ra được những gợi ý bước đầu như sau :

a) Để phân biệt được các từ đồng nghĩa biểu niệm, trước hết phải đặt cho đúng các từ vào các trường (hoặc trường nhỏ, hoặc nhóm nghĩa trong trường nhỏ) thích đáng. Các cấu trúc biểu niệm chung cho trường hay cho nhóm nghĩa là những gợi ý giúp ta thấy được sự khác nhau căn bản giữa hai từ.

Ví dụ : Với các cấu trúc biểu niệm tính chất của trí tuệ, tính chất của vẻ bề ngoài biểu hiện tính chất, trạng thái tâm lí, chúng ta có thể thấy ngay được sư khác nhau giữa sáng suối và sáng sủa. Sáng suốt là từ thuộc trường thứ nhất (con người sáng suốt, đường lối sáng suốt), sáng sủa là từ ở trường thứ hai và thứ ba : căn phòng sáng sủa, gương mặt sáng sủa (còn trường hợp câu văn sáng sủa là một ẩn dụ từ nghĩa sáng sủa hoặc trường thứ hai).

Cũng nhờ các trường mà có khi chúng ta tránh được lầm lẫn, cho là từ đồng nghĩa những trường hợp thực sự không đồng nghĩa. Chậm chạp và muộn, muộn màng mới thoạt nhìn thì có vẻ là đồng nghĩa. Thực ra, chậm chạp là một từ láy với hình vị gốc chậm. Hình vị này có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất chỉ tương quan so với một thời hạn đã định. Nghĩa thứ hai chỉ đặc tính của hoạt động tiến hành trong một thời gian lớn hơn thời gian bình thường. Với nghĩa thứ nhất chậm tương đương với muộn, muộn màng. Với nghĩa thứ hai, chúng không đồng nghĩa nữa.

Từ chậm chạp do phép láy, đã hạn chế ý nghĩa của chậm, chỉ mang ý nghĩa thứ hai của chậm, chứ không mang ý nghĩa thứ nhất. Do đó chậm chạp không đồng nghĩa với muộn, muộn màng mà đồng nghĩa với thong thả từ từ, đủng đỉnh

b) Sau khi đã đặt được các từ vào trong trường, cần xác định cấu trúc biểu niệm chung cho chúng.

Dựa vào cấu trúc biểu niệm chung, tiếp tục nhận ra những nét nghĩa riêng.

Những nét nghĩa riêng có thể là sự có mặt hay vắng mặt một nét nghĩa cụ thể nào đó.

Ví dụ : mang, khiêng, vác khác nhau ở chỗ, trong từ mang không có nét nghĩa hạn chế bộ phận cơ thể thực hiện hoạt động. Trái lại, khiêng cũng là mang nhưng với sự cộng tác của người khác, với hai tay đặt vào vật và nhấc nó khỏi mặt đất. Còn vác là mang bằng cách đặt lên vai và vật thường nặng.

Những nét nghĩa riêng có thể là sự đối lập giữa nét bao trùm (nét chỉ loại lớn) và các nét cụ thể.

Như cho khác tặng, ban, phát, cấp, biếu, ở chỗ cho là khái quát còn các từ kia chỉ những cách cho cụ thể khác nhau. Cũng như vậy, ngắn thì chung, còn cũn cơn, cộc, tun ngủn là những dạng khác nhau, là những biểu hiện ở những sự vật khác nhau của tính chất ngắn.

Những nét nghĩa riêng có thể là kết quả của sự phân hoá một nét nghĩa chung.

Ví dụ : Các từ sau đây có chung nét nghĩa mức độ, song mỗi từ biểu thị một mức nhất định : rộng, bao la, bát ngát, mênh mông, Các từ sau đây có chung nét nghĩa cường độ, song mỗi từ chỉ những cường độ mạnh, yếu khác nhau : chạy, lao, lồng, tế..;rung, lay, lắc;làn, luồng; cơn, trận

Có khi tính khách quan hay tính chủ quan cũng tạo nên những nét riêng cho các từ đồng nghĩa.

Lạnh và rét cùng chỉ tính chất khi sự vật ở nhiệt độ dưới mức chịu đựng bình thường của con người. Nhưng, lanh như là tính khách quan : nước lạnh, mảnh sắt: mảnh đồng, lạnh, còn rét là cảm thụ chủ quan của con người. Cho nên không nói nước rét, mảnh sắt, mảnh đồng, rét, Những từ sau đây cũng có sự đối lập tương tự :

lạnh rét, lanh lẽo, lạnh lùng, giả buốt,

vắng vắng vẻ, vắng teo, vắng ngắt, hiu quạnh, hiu hắt, cô liêu,

c) Ý nghĩa của các kiểu cấu tạo từ cũng có thể giúp phân biệt các sắc thái ý nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa.

Trước hết, đối với các từ đồng nghĩa phức, cần chú ý đến ý nghĩa của các hình vị. Có những từ đồng nghĩa khác nhau ở hình vị cấu tạo và ý nghĩa của hình vị cấu tạo có góp phần phân biệt ý nghĩa của từ này với ý nghĩa của từ kia.

Ví dụ : ba từ gian xảo, gian hiểm; gian ngoan khác nhau ở hình vị xảo, hiểm, ngoan. Ý nghĩa của chúng khác nhau như sau :

Gian xảo : gian và khôn khéo, có nhiều mánh khoé che giấu, lừa bịp sự gian của mình.

Gian hiểm : gian và ác, có những mưu mẹo tinh vi, kín đáo chẳng những để kiếm lợi cho mình mà còn để hại người.

Gian ngoan : gian và bướng bỉnh, ngoan cố, khăng khăng không chịu nhận tội dù tội lỗi của mình ai cũng biết.

Tiếp đó là ý nghĩa của từng kiểu, ví dụ ý nghĩa phi cá thể hoá của các kiểu láy gốc danh từ kèm theo thái độ sẽ là chỗ dựa chung để chúng ta phân biệt các cặp đồng nghĩa :

người người ngợm/ngựa ngựa nghẽo / máu máu me /da- da dẻ,

(Theo Đỗ Hữu Châu, Từ vưng ngữ nghĩa tiếng Việt,

NXB ĐHQG, Hà Nội, 1996)

Gợi dẫn

Những từ đồng nghĩa thường được hiểu đơn giản là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần gũi nhau. Tuy nhiên, những trích dẫn trên đây lại cho thấy sự giống nhau hay gần gũi nhau về nghĩa của các từ đồng nghĩa là rất đa dạng : có đồng nghĩa về biểu vật, có đồng nghĩa về biểu niệm, có đồng nghĩa sắc thái,

Ở một mức độ khái quát, có thể phân biệt hai loại từ đồng nghĩa là đồng nghĩa hoàn toàn (hay đồng nghĩa tuyệt đối) và đồng nghĩa không hoàn toàn.

Những từ đồng nghĩa sẽ cùng nhau tạo thành nhóm đồng nghĩa, cần lưu ý là một từ đa nghĩa có thể tham gia đồng thời vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau

Tải về file word >>tại đây

>> Xem thêm:

  • Cảm nghĩ trong đềm thanh tĩnh Đọc hiểu văn bản Tư liệu Ngữ Văn 7