Tỷ can là ai

Tỷ can là ai

Coi Đắc Kỷ Trụ Vương - Bảng Phong Thần thì có rất nhiều phân đoạn tuyệt vời (đối với từng người và từng thời điểm), nhưng hôm nay có tí khí chất "văn chương" ngồi viết lảm nhảm suy nghĩ về nhân vật Tỷ Can, và đặc biệt là khi ông moi tim hiến vua cứu Đắc Kỷ. Đây là dòng suy nghĩ miên man rất cá nhân cho vui thôi, vì cuối tuần không biết làm gì, rảnh rỗi sinh nông nổi ấy mà. Tỷ Can là một trung quân ái quốc, ai đã từng coi qua bất kỳ bộ phim hoặc truyện Phong Thần thì nhân vật này không thể không được đề cập bên cạnh những nhân vật khiết tiếng như Na Tra, Lý Tịnh, Khương Tử Nha, Đắc Kỷ, Trụ Vương... Ông ngoài trung cam nghĩa đảm, ông còn được trời ban cho trái tim Thất Khứu Linh Lung, tương truyền là có khả năng làm cho bách yêu trách xa, chính vì điều đó mà yêu hồ Đắc Kỷ không thể tấn công trực tiếp mà phải mượn tay vua Trụ moi tim ông. Khi ông thấy triều đình trở nên mục nát, ông xin vua cáo lão hồi hương, sống an nhàn thanh đạm những ngày cuối đời. Nhưng cũng vì có trái tim thần ban, cộng với tính khí không thể chịu nhường nhịn, khuất phục, mặc kệ cho bọn yêu ma tác quái, ông quay về triều đình và kết quả lãnh nhận cái kết quá bi đát - tự moi tim mà chết.
Cũng vì có trái tim thần ban, nên ông không thể chịu cảnh an nhàm mà quay lưng khi triều đình rối ren, nên ông phải chịu cảnh moi tim. Giá như ông chịu tiếp tục ẩn danh thì chắc đã không bi thương mà chết vậy rồi. Nhưng một người có tâm thì sao mà khoanh tay được phải không. Lúc ông trên đường về, hỏi bà bán cải, "cải vô tâm thì sống, người vô tâm thì sao" - bà bán cải nói: "chết" - ông lăn ra chết ngay. Giá như ông sống vào cái xã hội này, nơi mà đầy những người vô tâm vẫn nhan nhản sống, thậm chí sống khỏe re. Cái xã hội bây giờ, đôi khi người có tâm sẽ còn mau chết hơn là người vô tâm nữa. Sẽ có người nói tôi có được trái tim như ông, xài cho sướng rồi có chết như ông cũng được. "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt còn hơn le lói cả trăm năm" mà. Nhưng cũng có người sẽ nói, thôi thà tôi có một trái tim bình thường để có cuộc sống bình an, bình dị vẫn vui hơn. Lựa chọn này, có phải do Tỷ Can giành giựt mà có đâu. Theo truyện thì ông được thần ban, có nghĩa là ông không tự tìm nó, mà nó tự đến với ông. Có những thứ chúng ta không thể chọn được, vì nó đính với ta từ đâu đó trong cõi đời này, nhưng hãy sống như là ta đã chọn nó vậy.

Tỷ Can không chọn Thất Khứu Tâm, nhưng vì Thất Khứu Tâm mà chết. Ông làm hết khả năng của mình với cái mà ông có. Tận hết sức, và vận dụng hết khả năng "thần ban" để làm nên tên tuổi của ông. Chúng ta cũng vậy thôi, chúng ta có rất nhiều thứ mà được "thần ban tặng" mà chúng ta có vận hết khả năng chúng ta có đâu. Chúng ta than khổ khi nhìn thấy "Thất Khứu Tâm" của người khác nhưng mình lại không có. Nhưng liệu khi ta có, ta có tự phát hiện ra để từ đó làm nó phát sáng hơn, hay biến "Thất Khứu Tâm" thành "Bình Thường Tâm" thậm chí là "Vô Tâm". Chúng ta chỉ mãi tham cầu cái không có, rồi khi không có thì lại trở nên bi quan và đau khổ, nhưng giá như chúng ta tận dụng hết tất cả khả năng mà mình có được thì "Bình Thường Tâm" cũng sẽ trở thành "Thất Khứu Tâm"




Nếu có được trái tim như ông, nhưng lại chọn lối sống ẩn dật, tìm vui nơi điền nhiên, thì có nó cũng như không. Nên khi ông quay về triều, chống lại Hồ yêu, cũng là lúc ông ra đi mãi mãi. Chính vì ông là người có năng lực, nên ông phải chiến. Cũng như câu nói của Napoleon "Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của  những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.", cái chết của ông đã tạo thêm động lực rất lớn cho quần hùng Khương Thượng, quyết đánh bại Hồ yêu và hung quân bạo tàn. Nên cái chết của ông là sự sống mãi mãi. Làm sao có thể ẩn dật được với một người vừa có tâm, vừa có tài. Chỉ là hãy làm sao để họ không phải moi tim, không phải chết để tiếp tục đi cùng chúng ta. Mình cũng vậy, ai cũng vậy, tất cả chúng ta đều có "Thất Khứu Tâm" và có đầy đủ đức tài của Tỷ Can thừa tướng, hãy cố gắng sống hết khả năng của mình. Nhưng cái thời này không còn là cái thời của Phong Thần bảng, chết rồi không được lên làm Thần nữa đâu.Nên hãy vận dụng một cách khôn ngoan vậy, nếu gặp phải minh quân thì phò hết mình, nếu gặp hung quân thì bỏ đi mà cứu thân, chứ đừng như Tỷ Can moi tim. Và cũng đừng tự biến mình thành kẻ "Vô Tâm" - xã hội không bao giờ cần những người này cả.

Viên trân châu trên cát - bạn chọn cát hay chọn trân châu. Cát thì nhiều, trân châu thì ít nhưng nó lại tỏa sáng.


Page 2

Trang chủ Zend Framwork 2 High Performance Giới thiệu My CV Online

Trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, hình ảnh của Tỷ Can được giữ nguyên theo cổ sử. Tỷ Can vì không thể ra người tài, có một viên "Thất khiếu linh lung tâm", cũng chính là một trái tim có bảy cái lỗ quý hiếm, sau trung thần Tỷ Can nhân thẳng gián Trụ vương, mà đắc tội với Trụ vương cùng Đát Kỷ.

Tỷ Can liên tiếp ba ngày ba đêm không rời Trích Tinh lâu trong cung, trách mắng Đát Kỷ dâm loạn, ông mong muốn Trụ vương hối cải để làm người mới, lấy chấn triều cương, hơn nữa đã từng đốt động hồ ly tinh của Đát Kỷ, nên bị Đát Kỷ ghi hận cực sâu. Ông nói Trụ: Không tu hoc Tiên vương điển pháp, mà dùng lời của con đàn bà, đại họa không xa rồi!. Sau đó, Tỷ Can bị Trụ Vương dùng hình xẻo tim mà chết.

Tỷ Can được Khương Tử Nha bảo hộ, bảo vệ được lục phủ ngũ tạng, sau khi mổ tim vẫn cứ bất tử. Tuy nhiên, sau khi rời cung, Tỷ Can cần hỏi một người bán rau muống trên đường rằng: Người không tim thì có thể sống không?. Nếu người trả lời là có, thì Tỷ Can sẽ sống. Nếu ngược lại thì sẽ chết ngay lập tức. Kết quả trên đường Tỷ Can bỏ chạy, nghe một người nói Không tim tức chết, liền chết ngay. Do đó, ông được gọi là Tuyên cổ đệ nhất trung thần (亙古第一忠臣). Từ đây, hễ phải dùng bói toán mà cần trưng cầu dân ý, người ta gọi là "Tỷ Can chiêm bốc pháp" (比干占卜法).

Khi Khương Tử Nha phù Chu diệt Trụ thành công, ông phụng Nguyên Thủy Thiên Tôn phong thần, Tỷ Can được phong Văn Khúc tinh quân.

Qua những câu chuyện cổ: Thấy cách nhìn nhận vấn đề của người xưa và nay

Một truyện mà rất nhiều người đã từng đọc hay nghe hoặc xem phim là “Phong Thần diễn nghĩa” nói về Trụ Vương ham mê tửu sắc khiến nhân dân cực khổ và vua Văn Vương phạt Trụ, cùng với diễn biến đó là Khương Tử Kha được lệnh mang Phong Thần Bảng xuống nhân gian để phong thưởng cho những người có công.

Tỷ can là ai

Đát Kỷ được ví như con hồ ly 9 đuôi làm loạn vương triều họ Trụ

Trong đó có một đoạn tôi cảm thấy rất có ý nghĩa đó là chuyện về Trụ Vương nghe lời mê hoặc của Đát Kỷ lấy tim của chú ruột mình là Tỷ Can, Thừa tướng đương triều để sắc lấy thuốc cho Đát Kỷ. Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau, câu chuyện nguyên tác ở hồi 26 “Đát Kỷ bày mưu hại Tỷ Can” và kéo dài đến hồi 27:

Đát Kỷ  ở trong cung được Trụ Vương hết sức ưng sủng nên mở tiệc mời con cháu hồ ly của mình, bảo bọn chúng biến hóa giả làm thần tiên.

Tỷ can là ai

Tỷ Can biết là Đát Kỷ là do Hồ Ly Tinh biến hóa để mê hoặc vua Trụ nên ông đã tìm ra hang ổ con cháu hồ ly của Đát Kỷ đốt chết chúng, lột da và may áo lông tặng vua Trụ để dùng qua mùa đông.

Vì việc này Đát Kỷ rất tức giận, lập mưu giả bệnh nói cần trái tim bẩy lỗ của Tỷ Can mới có thể chữa hết. Vua Trụ triệu Tỷ Can vào cung, Tỷ Can biết là chuyện chẳng lành, nhưng nhớ tới bức thư của Khương Tử Nha cùng bùa chú để lại, nên đốt lá bùa lấy tro trộn với nước đem uống và vào cung.

Trước mặt Trụ Vương ông hết lòng khuyên giải, nhưng không được, cuối cùng phải rạch bụng móc tim đưa cho võ sĩ của Trụ Vương. Sau đó ông che vết thương, không nói một lời vội vàng cưỡi ngựa quay về nhà. Tỷ Can cưỡi ngựa được 6, 7 dặm thì gặp một người đàn bà xách giỏ miệng rao: “Ai mua rau vô tâm không?”. Tỉ Can lấy làm lạ hỏi:

“Rau vô tâm là giống gì?“

Người đàn bà ấy vòng tay đáp rằng:

“Tôi là đàn bà nghèo khó, đi bán rau vô tâm”.

“Nếu người ta vô tâm thì sao?”

Người đàn bà trả lời:

“Nếu trống ruột thì sống, người vô tâm thì chết tức thời“.

Thế là ông ngã xuống, chết tức thời. Trước đây, Khương Tử Nha đã dặn ông sau khi đốt bùa uống thì mổ bụng moi tim thì không chảy máu và phải làm thinh về phủ thì tính mạng còn.

Vì ông bị can nhiễu và động tâm bởi lời nói “người vô tâm thì chết” của người đàn bà nọ nên phép thuật không còn hữu hiệu. Cũng có ý rằng lòng tin của ông đã bị lung lay nên phép thuật không còn hữu hiệu.

Qua đó thấy người xưa rất coi trọng vào tín tâm của một người mà khả năng hay năng lực có thể được phát huy một cách chính xác và toàn vẹn hay không. Tỷ Can tuy là một trung quân, đại thần có tài đức, nhưng cuối cùng vì lòng tin bị lung lay mà dẫn đến mất mạng.

Tỷ can là ai

Khương Tử Nha ngồi câu cá bên hồ

Tỷ can là ai

Trong truyện mâu thuẫn giữa Khương Tử Nha và Thân Công Báo cũng để lại nhiều ý nghĩa. Thân Công Báo rất tật đố với Khương Tử Nha vì ông nghĩ mình phép thuật nhiều hơn, còn Khương Tử Nha thì kém tài. Tuy nhiên, có thể thấy Khương Tử Nha là một người có đạo đức và nhẫn nại, một người có đạo đức và tâm tính cao thì mới không thể bị dục vọng và lợi ích làm mê mờ ý chí.

Người xưa rất tin vào đạo đức của một người, cho rằng đạo đức mới là gốc rễ của tài năng, gốc có vững thì cành và lá mới chắc chắn. Người có Đức được Thần Tiên phù hộ và giúp đỡ. Ví như vị vua đức độ Văn Vương đã được Khương Tử Nha và rất nhiều kỳ nhân dị sĩ tự nguyện đến giúp đỡ.

Trụ Vương là người văn võ toàn tài, nhưng bất kính với chư Thần lại ham mê tửu sắc nên kết cục tan gia bại sản và chết trong lửa. Trong truyện này và hầu như những truyện thời xưa đều đề cập đến Thiên Thượng và các chư Thần, như truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng và Thủy Hử. Vì quan niệm hiện đại khi làm phim người ta cố tình bỏ qua các yếu tố này nhưng nếu xem nguyên tác các độc giả có thể nhận thấy.

Vì sao tín tâm vào Thần và những điều huyền diệu lại phổ biến ở xã hội xưa? Bởi vì chỉ khi tin vào Thần, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” thì người ta mới có sự kiềm chế bên trong. Người ta sợ phạm việc ác sẽ bị trời trừng phạt. Pháp luật cũng giữ một vai trò nhất định, nhưng sự kiềm chế trong tâm thì cần phải có đến đạo đức. Đạo đức được đặt định từ Thiên Thượng, là đạo lý bất di bất dịch nên nó chuẩn xác.

Tuy nhiên, ngày nay phim điện ảnh khi miêu tả lại lịch sử xưa thì đầy rẫy những cảnh bạo lực, giết chóc và tranh đấu. Phim chưa chắc miêu tả đúng về “lịch sử hay bối cảnh xưa” mà có thể đó là “quan niệm của người hiện đại về thời xưa” hay có thể đó là “phản ánh tính cách của con người hiện đại”.

Một đặc điểm là các bộ phim về Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử phần lớn là bỏ qua các yếu tố Thần Tiên trong nguyên tác.

Hãy xem một ký tự Trung Hoa truyền thống về chữ “Tuệ” (nghĩa là trí tuệ, cũng phiên âm khác là Huệ):

Tỷ can là ai

Nguồn: FB Shen Yun Performing Arts

Phần trên của chữ “Tuệ” là chữ tượng hình bàn tay cầm chổi quét, và phần dưới là chữ tâm, có nghĩa là khi người ta quét sạch tâm mình khỏi những tư tưởng xấu thì sẽ có trí tuệ thực sự.

Theo Chánh Kiến